Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình khuyên bạn nên tự làm lấy. Chẳng nhẽ bạn đợi người khác làm xong rồi chép vào bài mình sao? Đấy cũng là copy mà.
TL:
- Mình có 4 nick:Bn vào câu hỏi tương tự,tìm câu trả lời của MIN TÂN.Đó là nick thứ 2 của mình,thư UPU là của mình viết.Không cóp mạng đâu!
T.i.c.k đúng nếu thấy mình đúng nhé!
Mục tiêu:100SP
Thật đấy,không tin nhắn với nick MIN TÂN sẽ rõ!
Tham khảo nếu muốn!
Thư gửi những người lớn!
Mọi người có biết, hiện nay tại một khu vực hẻo lánh thuộc Nam Cực gọi là Pine Island Bay, cách Mũi Sừng - cực Nam của Mỹ Latin 2.500 dặm, hai khối băng hà đang nắm giữ số phận của nhân loại.
Trải dài hơn 150 dặm trên một vùng đồng bằng quanh năm băng giá, khối băng hà Pine Island và Thwaites dày 2 dặm đã và đang dịch chuyển dần về phía biển Amundsen thuộc Nam Băng Dương trong nhiều thiên niên kỷ qua.
Được mệnh danh là "khối băng ngày tận thế", Pine Island và Thwaites tan chảy nhanh nhất Nam Cực. Nếu cứ thế này, một ngày nào đó, nước sẽ xóa sạch dấu vết của con người trên Trái Đất. Bởi lẽ, lúc ấy, mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng lên hơn 3,35m - đủ sức nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển trên Trái Đất.
Càng gần trung tâm Nam Cực, đáy đại dương càng trở nên sâu hơn, và cứ mỗi tảng băng tách ra sẽ tạo nên các vách băng ngày càng cao. Khi không còn chịu nổi sức nặng của chính mình, các vách băng sẽ sụp đổ hàng loạt và không điều gì ngăn được quá trình hủy diệt này.
Băng chỉ cứng có giới hạn, nó sẽ sụp đổ khi các vách băng đạt đến một độ cao nhất định. Chúng ta cần biết điều này xảy ra nhanh hay chậm. Đến lúc đó, khắp thể giới, thủy triều sẽ dâng càng lúc càng cao, dần dần nuốt chửng các khu vực bờ biển, nhấn chìm các thành phố và tạo ra đội quân người tị nạn khí hậu lên đến hàng trăm triệu...
Tất cả những điều đó có thể xảy ra chỉ trong 20 đến 50 năm tới - quá nhanh để nhân loại kịp thích nghi. "Hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ tới có thể quy mô hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây 5-10 năm".
Nếu lượng khí thải carbon tiếp tục theo chiều hướng tăng, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ dâng 3,35m.
Theo các chuyên gia của National Geographic, nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vì biến đổi khí hậu, toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương ngày nay sẽ biến mất. Những quả đồi ở San Francisco, Mỹ trở thành cụm đảo và Thung lũng Trung tâm trở thành một vịnh khổng lồ.
Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay ở phía nam trở thành hai vịnh nhỏ của Đại Tây Dương. Thành phố Buenos Aires, vùng duyên hải của Uruguay và phần lớn Paraguay đều chìm dưới nước biển.
Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, phần lớn diện tích của châu Phi sẽ trở thành nơi con người không thể sinh sống. Hai thành phố Alexandria, Cairo của Ai Cập ngập trong nước biển Địa Trung Hải.
Ở châu Âu, thủ đô London, Anh sẽ biến mất. Biển Adriatic chiếm lại Venice, Italy. Những con đê biển nổi tiếng của Hà Lan cũng phải chịu khuất phục trước nước biển dâng.
Ở châu Á, 600 triệu người Trung Quốc và khoảng 160 triệu người Bangladesh sẽ mất nơi sinh sống vì nước biển dâng. Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam cũng có thể bị chìm trong biển nước.
Australia sẽ có biển mới trong đất liền nhưng mất phần lớn dải duyên hải hẹp, nơi 80% dân số nước này đang sinh sống. Tầng băng ở Đông Nam Cực chứa 80% băng trên Trái Đất sẽ tan chảy sau thời kỳ ấm lên lâu dài. Băng ở Tây Nam Cực nằm phần lớn trên lớp đá nền dưới biển sẽ bị nước biển ấm làm tan chảy trong thời kỳ ấm lên đầu tiên.
Khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất và trên các đỉnh núi tan chảy, nước biển sẽ dâng lên khoảng 65 m, tạo ra đường bờ biển mới cho các lục địa và biển trong đất liền. Một số nhà khoa học còn dự đoán sẽ mất trên 5.000 năm để toàn bộ trên 20,8 tỷ tỷ lít băng của Trái Đất tan chảy.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … Cuối cùng, sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, …
Nếu bạn đã quen với câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh – Thủy Tinh” chiến đấu mấy mươi năm ròng mà phần thắng thuộc về Sơn Tinh, thì ở năm 3000 mọi thứ sẽ thay đổi. Sơn Tinh là kẻ bại trận, núi non không hóa phép để tăng thêm được nữa, từng ngọn núi cao phải cúi đầu chịu thua dưới làn nước Đại Hồng Thủy hùng mạnh của Thủy Tinh. Và rồi thế giới sẽ xuất hiện một kỷ băng hà toàn bộ, nước sẽ đóng băng trái đất trong vòng 100 năm, và rồi bầu khí quyển biến mất, tầng ozon không còn, … bức xạ mặt trời làm tan chảy và hủy diệt mọi thứ.
Bạn thấy không? viễn cảnh Trái Đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh chóng truyền thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới.
Cho người ta thấy được mỗi nguy hại tiềm tàng khi môi trường bị hủy hoại, sự sống bị đe dọa khi môi trường bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xây dựng môi trường xanh, môi trường sạch, môi trường mạnh khỏe thì tất cả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc ngay tức khắc.
Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường. Tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … Tôi mong rằng mỗi chúng ta hãy truyền cảm hứng cho nhau tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật. Để lịch sử của trái đất 3000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi – Trái đất trở thành hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất!
Ký tên
Thiên Ân
Hoàng Thanh
Tham khảo:
Thư gửi những người lớn!
Chỉ cần một thao tác nhỏ trên Google chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện nay trên thế giới vẫn còn có hơn 900 triệu người sống ở mức nghèo. Cứ 9 người thì có 1 người không có đủ thức ăn. Mục tiêu của con người trên Trái Đất chúng ta đặt ra là đến năm 2030 sẽ xóa đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.
Thế nhưng, tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở 2 khu vực ở châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh.... Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Trước đó, Ngân hàng thế giới (WB) công bố lạc quan rằng, tỷ lệ nghèo cùng cực trên thế giới có thể sẽ lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 10% trong những năm tới, so với tỷ lệ này là 29% vào năm 1999.
Dù vậy, với tỷ lệ 10% người nghèo đói hiện nay, tức tương đương khoảng 702 triệu người, vẫn là con số không nhỏ và là thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống nghèo đói, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển kinh tế.
Cuộc chiến chống đói nghèo càng trở nên cam go hơn khi những đợt khủng hoảng kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu. Chính những điều đó đang đẩy không ít người vừa thoát nghèo trở lại cảnh bần cùng, khổ sở hơn bao giờ hết.
Có thể thấy bước vào thiên niên kỷ mới, mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ yếu của thời đại, nguy cơ chiến tranh thế giới tạm thời bị đẩy lùi nhưng thế giới vẫn luôn biến động không ngừng, tiếng súng có thể nổ bất kỳ lúc và lúc đó máu cũng có thể chảy ở bất cứ nơi nào.
Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, nội chiến, xung đột tôn giáo, dân tộc vẫn xảy ra ở các điểm nóng khắp hành tinh.
Dù ở những vùng nghèo đói nhất của thế giới, con người vẫn đang mải mê thanh toán lẫn nhau bằng súng đạn vì những lợi ích khác nhau đã đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh cùng khổ.
Trẻ em không được tiếp cận với giáo dục, y tế và thậm chí là cả quần áo tươm tất với họ còn là niềm mơ ước. Ở những nơi ấy cũng chẳng khó để bắt gặp những cụ già với đôi mắt vô hồn, quần áo rách rưới, chân tay run rẩy đi xin ăn từng bữa.
Vậy mà, chi phí quân sự hàng năm của một số nước đã lên mức trên một nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 2,7% GDP toàn cầu (trung bình 180 USD/đầu người).
Châu Phi, châu lục nghèo nhất thế giới, lại sở hữu nhiều vũ khí thông thường nhất: 800 triệu dân châu lục này đang sở hữu trên 500 triệu khẩu súng. Chỉ tính riêng khu vực Tây Phi đã chiếm hữu 10 triệu vũ khí hạng nhẹ, kim ngạch buôn bán vũ khí ở khu vực này hàng năm lên đến 7 tỉ USD.
Theo một tính toán của các nhà khoa học và kinh tế, nếu thế giới chỉ tiết kiệm 1% chi phí dành cho quân sự thì sẽ giải quyết được hoàn toàn nạn mù chữ toàn cầu và nạn đói nghèo.
Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn có các chương trình cứu đói cho nạn nhân ở nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ khó khăn. Liên Hợp Quốc cũng có nhiều hoạt động, ký kết, thỏa thuận với các quốc gia để cùng nhau bắt tay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, chúng ta cần có thêm các chương trình tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn nữa; với những chiến dịch hỗ trợ thực sự hữu ích tăng cường khả năng hỗ trợ tự xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương, quốc gia.
Tôi hy vọng rằng, đói nghèo cùng cực sẽ chấm dứt. Tỉ lệ đói nghèo sẽ giảm dần không chỉ ở đất nước tôi mà còn ở nhiều quốc gia khu vực kém phát triển khác trên thế giới; tiến tới một thế giới bình đẳng hơn, các quyền con người được đảm bảo hơn, mỗi cá nhân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và chúng ta sẽ có một thế giới không có người nghèo!
Thân ái và chào tạm biệt!
Thư gửi những người lớn!
Có thể thấy, ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì chính sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy công nghiệp không có hệ thống lọc khí đang gây ra vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng. Vì thế, ô nhiễm không khí đang là vấn đề đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, có nhiều thành phố trên thế giới đang ở mức ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng.
Con người có lẽ cũng không lạ lẫm gì với thông tin, thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch.
Bụi mịn bao phủ thành phố Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra chủ yếu bởi khí thải từ phương tiện giao thông, ước tính có tới 8,5 triệu phương tiện đang hoạt động tại đây.
Mới đây Viện Nguồn lực năng lượng New Delhi và Viện Tác động y tế (Mỹ) cùng công bố nghiên cứu cho thấy mỗi năm có 3.000 người chết ở New Delhi vì ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó, trong một thông báo mới đây của giới chức Trung Quốc, Bắc Kinh đang được đặt trong mức độ báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thậm chí có thể coi là một cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí quy mô lớn.
Vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mức độ khói bụi tại Trung Quốc đã cao hơn gấp 50 lần so với mức khuyến cáo an toàn của tổ chức. Một con số chắc chắn sẽ khiến nhiều người còn giật mình hơn về mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc, đó là 4.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm tại Trung Quốc.
Điều đó có thể thấy, ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, trong đó trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất về sức khỏe do những tác động của ô nhiễm không khí.
Nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường không khí thì hậu quả của nó có lẽ cũng khủng khiếp chẳng kém gì đại dịch HIV-AIDS hay nhiều bệnh dịch khác.
Khoảng một tuần trước thôi, thủ đô Hà Nội của đất nước Việt Nam xinh đẹp lại phải chứng kiến cảnh người dân luôn nơm nớp lo sợ về tình trạng không khí nhất là tình trạng bụi mịn đang ở cấp độ báo động. Người dân càng hoang mang hơn khi không khí mà họ đang hít thở mỗi ngày được ví với “khí quyển ngày tận thế” trong phóng sự của hãng thông tấn Singapore Channel News Asia.
Từ hiện trạng sinh hoạt, giao thông của người dân cho tới những nghiên cứu, phân tích của giới chuyên gia đều thể hiện một Hà Nội “thiếu vắng bầu trời trong xanh”, Hà Nội của khói bụi, ô nhiễm đang tăng lên nhanh chóng.
Nếu sống ở Hà Nội, có lẽ các bạn cũng sẽ chẳng khó để bắt gặp hình ảnh người dân ra đường vào ban ngày ai ai cũng đeo khẩu trang và trang bị “áo giáp” từ đầu tới chân để tránh khói bụi. Bước chân ra đường mà không có “áo giáp” thì khi trở về nhà quần áo cũng lấm lem, mặt mũi có thể sờ thấy bụi.
Nhiều chuyên gia cho rằng 70% lượng không khí bị ô nhiễm ở Hà Nội là do phương tiện giao thông. Điều đó cũng có lý bởi ước tính hiện nay thủ đô Hà Nội hiện có 5.3 triệu xe máy và 560.000 ô tô. Con số này dự tính sẽ tăng 11% mỗi năm đối với xe máy và 17% đối với ô tô.
Nếu với tốc độ như vậy thì tính tới năm 2020, sẽ có gần 1 triệu ô tô và 7 triệu xe máy chen chúc nhau trên đường phố Hà Nội. Sự tăng mạnh về số lượng phương tiện giao thông cá nhân được lí giải bởi sự khan hiếm của loại hình giao thông công cộng, người dân không có thói quen đi bộ, một bộ phận có tâm lí mua xe để thể hiện đẳng cấp. Tắc đường ở mức độ báo động càng làm mức độ ô nhiễm môi trường trở nên khó kiểm soát.
Tôi mong rằng những người lớn hãy chung tay để có thể góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường để hướng tới một thế giới xanh không còn sự ô nhiễm.
Kính gửi bác Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam
Thưa bác,
Những ngày này (từ sau Tết Nguyên đán Canh tý 2020), cháu và em cháu được nghỉ học ở nhà. Tuy rằng còn nhỏ tuổi, nhưng qua những cuộc trò chuyện của bố mẹ và các bản tin phát trên truyền hình, chúng cháu biết được rằng, Việt Nam và thế giới đang phải chống chọi với một đại dịch khủng khiếp - có tên Covid-19.
Ở nhà cháu, mẹ mua rất nhiều cồn, cồn khô, tỏi, hành, xà bông diệt khuẩn và đặc biệt nhiều khẩu trang y tế. Mẹ bảo, giá mua giờ rất đắt, nhưng vẫn phải trữ trong nhà, để dành phòng cho sắp tới bọn cháu trở lại trường.
Hôm qua, qua FB của mẹ, cháu được mẹ đọc cho nghe bài viết của một bác sĩ viện Tai Mũi Hong. Bác sĩ kể rằng ở bệnh viện bây giờ họ phải dùng khẩu trang vải thay khẩu trang y tế, và tình trạng thiếu thốn là đã rõ ràng.
Cũng hôm qua, cháu đọc báo, được biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo phải cung cấp đủ dụng cụ phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế tham gia chống dịch Covid-19. WHO cũng cho biết thêm, tình trạng thiếu PPE đang khiến các bác sĩ, y tá và các nhân viên tuyến đầu khác rơi vào tình trạng nguy hiểm khi chăm sóc bệnh nhân Covid-19.
Thưa bác Bộ trưởng,
Trong 2 ngày đến trường trước khi nghỉ vì dịch, cháu được cô giáo cho biết, dịch bệnh này lây từ người sang người rất dễ qua tiếp xúc gần và giọt bắn. Những người có nguy cơ lây cao là người tiếp xúc và các bác sĩ.
Những hình ảnh mỗi ngày phát trên truyền hình đủ để một đứa trẻ nhỏ tuổi như cháu hiểu rằng, hiện nay tình hình dịch vẫn đang căng thẳng. Chính các bác sĩ là những chiến sĩ ở tuyến đầu. Họ bảo vệ an toàn cho mọi người, chữa bệnh cho những người đã nhiễm, là lực lượng tiên phong phòng chống dịch bệnh lây lan.
Các bác sĩ, nhiều người sống luôn tại bệnh viện, nỗ lực chữa bệnh, dập dịch.
Thế mà, WHO lại bảo rằng, họ đang trong tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ, như khẩu trang y tế.
Bác Nhạ kính mến,
Cả nước ta có tới mấy chục triệu học sinh. Bọn cháu luôn được chăm lo, bảo vệ tốt nhất từ bố mẹ, nhà trường, xã hội.
Trong những ngày chúng cháu nghỉ học, bố mẹ và thầy cô vẫn đến trường mỗi tuần 1,2 lần để vệ sinh lớp học.
Nếu chúng cháu theo bố mẹ ra ngoài, chúng cháu luôn được nhường cho vị trí thoáng rộng, tốt nhất, be bịt kỹ nhất.
Nếu sắp tới chúng cháu đi học, cháu cũng tin trường lớp đã sẵn sàng. Hơn nữa, môi trường học tập của chúng cháu là môi trường khép kín, rất ít nguy cơ có nhiều người ra vào để có cơ hội truyền nhiễm bệnh...
Vậy nên, cháu nghĩ, với cương vị một Bộ trưởng Bộ Giáo dục, bác có thể ra lời kêu gọi các phụ huynh, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng khẩu trang hợp lý, tiết kiệm, hoặc không dùng khẩu trang y tế nếu không thật sự cần thiết.
Cháu mong muốn có lời kêu gọi, đóng góp khẩu trang y tế cho các bác sĩ có thiết bị phòng hộ. Các gia đình hãy tăng cường dùng khẩu trang vải, khẩu trang sợi vải diệt khuẩn. Nếu còn tích trữ trong nhà, hãy sẵn lòng dành tặng khẩu trang y tế cho những người đang cần nhất.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, nên cháu nghĩ, chăm lo và tạo điều kiện tốt nhất cho người giữ gìn sức khỏe cho mình - các bác sĩ, là một việc làm chính đáng.
Vì sao cháu viết thư cho bác, chứ không phải Bộ trưởng Bộ Y tế, vì cháu biết, tác động của bác tới lực lượng giáo viên, học sinh sẽ giúp truyền tải thông điệp tới mọi gia đình, nhanh nhất, bao phủ nhất và hiệu quả nhất.
Về phần mình, nếu sắp tới được trở lại trường, cháu sẽ đeo khẩu trang vải. Cháu sẽ tiết kiệm tối đa việc dùng khẩu trang y tế để mẹ không phải tìm cách mua giá đắt, để các bác sĩ không bị thiếu đồ dùng do thị trường cháy hàng.
Cháu chào bác. Chúc bác thật nhiều sức khỏe!
Ký tên