K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

Chú bé Hồng trong Trong lòng mẹ chính là nhà văn Nguyên Hồng thuở thiếu thời, phải chịu nhiều cay đắng trong cảnh nghèo khổ và mồ côi. Tập hồi kí Những ngày thơ ấu của ông rất xuất sắc. Đoạn văn trích trên đây, dù chỉ phác qua một cảnh nhỏ, cũng cho ta thây nỗi lồng đau khổ của bé Hồng trong những ngày xa mẹ, sống nhờ và niềm sung sướng tột độ trong giây phút gặp lại mẹ – người mẹ yêu quý, đáng thương nhất của mình, bây lâu chờ mong, khao khát.

Bé Hồng thương yêu mẹ sâu sắc. Mặc dù gần một năm trời sông bơ vơ đói rách giữa thái độ ghẻ lạnh và nhất là những lời lẽ cay nghiệt của người cô nói xấu mẹ mình, lòng yêu thương mẹ của Hồng không vì thế mà suy giảm. Ngược lại, bé càng thông cảm với mẹ hơn. Hồng đã rất sớm nhận ra cái bâ’t công của cổ tục làm khổ nhục mẹ mình và xót xa mẹ đến “cổ họng nghẹn ứ” muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kỳ nát vụn mới thôi” cái cổ tục ấy nếu như nó cụ thể như hòn đá, cục thủy tinh. Lòng thương yêu, kính trọng mẹ đã giúp Hồng trước sau nhận rõ ác ý của người cô cay nghiệt vẫn thấy mẹ mình phải được che chở phải được sống đàng hoàng giữa cuộc đời. Trong lòng chú bé, nguyên vẹn người mẹ rất đáng yêu, rất đẹp với “gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn… tươi đẹp như thuở cồn sung túc”. Trong sâu thẳm cảm giác vẫn nguyên sự ấm áp “mơn man khắp da thịt”, “hơi quần áo… hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường”, sau bây lâu xa vắng, giờ lại được ngồi gọn trong lồng mẹ. Giây phút thiêng liêng đến xúc động!

Chính vì rất yêu thương mẹ và trong lòng bao giờ cũng chỉ thây cổ mẹ là gần gũi, thương xót mình nhất, nên bé Hồng luôn cảm thấy buồn tủi trong cảnh sống nhờ. Trước thái độ miệt thị của người cô, Hồng “im lặng, cúi đầu xuống đất, lồng thắt lại, khóe mắt cay cay”, có lúc “nước mắt tôi đã ròng ròng…” khi người cô cứ

xiết mãi nỗi đau ấy. Ngay cả lúc bất ngờ gặp mẹ, nỗi mừng của Hồng cũng chất chứa cái tủi, khiến chú “òa lên khóc, rồi cứ thế nức nở” trong lòng mẹ.
Một chuỗi ngày nén yêu thương, tủi hờn cũng là chuỗi ngày Hồng khao khát muốn gặp mẹ. Nỗi khao khát ây thể hiện rõ trong bước chạy “ríu cả chân lại” của chú bé. Nỗi khao khát ấy khiến chú bé hình dung đến sự tuyệt vọng ghê gớm của người đi giữa sa mạc gặp ảo ảnh dòng nước, nếu bị nhận lầm dáng mẹ. Cảm giác ấm áp sung sướng tuyệt vời “đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt” khi được trong lòng mẹ, cho ta thây nỗi khao khát ấy cụ thể, xúc động biết chừng nào.

Phải như bé Hồng trong phút lăn vào lòng mẹ, “được bàn tay mẹ vuốt ve và gãi rôm ở sống lưng cho”, mới cảm thấy hết một nỗi “êm dịu vô cùng” mà chỉ mẹ mới có thể cho ta.

Chúng ta, ít người rơi vào cảnh đời cay đắng ấy, vì có mẹ chăm sóc, che chở, âu yếm. Em cũng may mắn như thế. Chính vì thế mà em cảm thương nỗi đau của thuở nhỏ Nguyên Hồng, nỗi đau của thân phận sông bơ vơ đầy tủi nhục, thèm khát tình thương. Qua tâm trạng của chú bé Hồng, em hiểu hơn những bạn , nhỏ vì chiến tranh, vì thiên tai phải mất cha mẹ, họ khổ đau biết chừng nào. Dù xã hội, bà con có cưu mang, nuôi ăn học nhưng làm sao lấp nổi nỗi cô đơn, buồn tủi trong lòng những đứa con xa mẹ, mất mẹ. Nỗi đau ấy đeo đẳng con người suốt một đời. Và cũng suốt một đời, tìm đâu thấy bàn tay quen thuộc vuốt ve âu yếm, lời ngọt ngào, trách mắng mến yêu, ruột thịt chỉ có ở mẹ. Hình ảnh và tâm sự của bé Hồng đã xúc động lòng em, khiến em thấy đầy đủ mọi niềm vui của mình được sông có mẹ là rất quý báu.

20 tháng 10 2021

Đoạn 1

      "Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?

Đoạn 2

      Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi, nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu, cậu phải sống với bà cô cay nhiệt, luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình, cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết, cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương, được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,.... như bao đứa trẻ khác. Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi, vào hôm giỗ đầu thầy cậu, mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ, dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc. 

Đoạn 3

      Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả nguyên hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình yêu thương mẹ của cậu bé hồng. Sinh ra trong một gia đình mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống vốn đã thiếu thốn tình cảm của người cha lại thêm vắng bóng mẹ, hồng phải sống nhờ vào bà cô giàu có nhưng cay nghiệt. Mặc dù bà cô bên cạnh luôn ngày ngày tìm cách chia rẽ mẹ và hồng cậu không mảy may đến những lời nói đó mà còn thấy nhớ mẹ, thương mẹ vô cùng. Và càng ngày nỗi niềm khát khao được sống trong tình yêu của mẹ, sự chăm sóc dịu dàng và nâng niu của mẹ. Và rồi, chính sự khát khao của hồng đã giúp cậu gặp lại mẹ vào một buổi chiều tan học. Bằng những trực giác hết sức tinh tế và nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nồng nàn đã ăn sâu vào tiềm thức, cậu dã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ của mình. Cậu đã khóc, tiếng khóc ấy chứa đựng niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp mẹ và cả nỗi tủi thân bởi quá lâu không được gặp mẹ. Trong giây phút ấy, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và ko mảy may suy nghĩ gì. Và cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.

Đoạn 4

      Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.

Đoạn 5

       Văn bản Trong lòng mẹ, tác giả khắc họa thành công nhân vật chú bé Hồng. Bé Hồng để lại cho bao người đọc niềm xót xa, thương cảm trước số phận tủi cực, tuổi thơ cay đắng, gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc bởi tình yêu thương vô bờ bến mà cậu bé dành cho mẹ. Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ: bố mất trong vòng nghiện ngập,mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Cậu phải ở với bà cô cay nghiệt, ghẻ lạnh. Bà ta luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu mình những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình. Trong cuộc nói chuyện với bà cô, nỗi đau đớn, tủi cực của bé Hồng không thể nào kể xiết. Lúc thì lòng "thắt lại", khóe mắt "cay cay", lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng" rớt xuống hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ". Những hình ảnh đó thể hiện sự đau đớn, tủi hận, xót xa, căm giận của em. Là một cậu bé thông minh,Hồng sớm nhận ra ý nghĩ cay độc, rắp tâm tanh bẩn của bà cô. Mặc dù rất nhớ mẹ, rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối. Hồng cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng. Cậu căm tức những thành kiến:"Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiền cho đến khi nào kì nát vụn mới thôi". Lời văn như sôi sục, tuôn trào, đặc tả tâm trạng phẫn uất, căm giận cao độ của cậu bé Hồng. Hình ảnh so sánh cảm giác bé Hồng nếu không được gặp mẹ giống như người bộ hành sắp gục ngã giữa sa mạc nhìn thấy dòng nước mát nhưng đó chỉ là ảo giác, nhấn mạnh cảm giác khi tuyệt vọng khi không được gặp mẹ, tình yêu mẹ cháy bỏng của chú bé Hồng. Gặp mẹ, cậu bé sung sướng đến tột cùng, dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phú trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trường từ vựng diễn tả tâm trạng: in đậm.

Qua đoạn trích, tác giả đã diễn tả tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng  với người mẹ bất hạnh khiến người đọc cảm động sâu sắc. Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn. Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi". Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt. Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

Tác phẩm chiếc lá cuối cùng của nhà văn O hen-ri đã làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ. Những nhân vật trong câu chuyện đều là những họa sĩ với tình yêu nghệ thuật lớn lao và sống trong một khu phố nghèo. Trong đó, thân thiết hơn cả là Giôn xi, Xiu vì họ cùng sống với nhau. Khi Giôn xi bị bệnh, Giôn xi tuyệt vọng, buồn chán và không hi vọng vào cuộc sống này. Nhưng Giôn xi đã vượt qua bạo bệnh nhờ: đức hi sinh của cụ Bơ men, sự chăm sóc của Xiu, thuốc thang và hơn cả là nhờ chiếc lá cuối  cùng đã kiên cường sau cơn mưa bão. Ở truyện ,ta bắt gặp cụ Bơ men (họa sĩ già cả đời ấp ủ giấc mơ nghệ thuật) trong đêm mưa bão đã vẽ kiệt tác là chiếc lá kia rồi lìa đời. Cụ chết đi nhưng cứu sống tâm hồn trẻ là Giôn xi, cái chết của người họa sĩ khẳng định được sự cao cả của nghệ thuật vị nhân sinh và cho ta thấy tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo. 

Tác phẩm chiếc lá cuối cùng của nhà văn O hen-ri đã làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ.Cảm động hơn, Chiếc lá cuối cùng còn là bài ca ca ngợi tấm lòng nhân đạo cao cả của bác Bơ-men. Bác là một họa sĩ già đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng chưa thành đạt trên con đường nghệ thuật. Bác vẫn chưa hề nghe thấy chuyện như vậy… Và cuối cùng bác đã tìm ra viên thần dược lấy lại niềm tin yêu cuộc sống cho Giôn-xi: Bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng. Đây là bức tranh đặc biệt nhất trong các bức tranh được vẽ trên thế giới. Nó được vẽ trong đêm đen, giữa mưa tuyết và giá lạnh, dưới ánh sáng một cái đèn bão.