Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép tu từ chủ yếu trong đoạn văn là phép nhân hoá (mưa, mặt đất, cây) đã làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn đã gợi lên được một triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn.”. (Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả một mùa hoa thơm trái ngọt)
b)Tính liên kết của đoạn văn:
*Liên kết về nội dung:
-Các câu trong đoạn văn cùng phục vụ chủ đề đoạn văn là: Mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (liên kết chủ đề)
-Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. (liên kết lôgíc)
*Liên kết hình thức:
-Phép lặp: Mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
-Phép đồng nghĩa, liên tưởng:
+Mưa, hạt mưa, giọt mưa
+Mặt đất, đất trời
+Cây cỏ, cây nhánh lá, mầm non, hoa thơm, trái ngọt
-Phép thế: cây cỏ - chúng
-Phép nối: Và
1.
* Đoạn trích sử dụng PTBĐ: Miêu tả.
* BPTT được sử dụng:
- So sánh: mưa xuân như nhảy nhót
- Nhân hóa: Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới, Mặt đất kiệt sức, âu yếm hạt mưa, cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Vỏ cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
2. Tác dụng:
- Việc sử dụng phép nhân hóa, so sánh khiến cho sự vật được miêu tả trở nên sinh động, khiến cách diễn đạt được uyển chuyển hơn. Hơn nữa, các sự vật vốn vô tri cũng được gán cho những tính cách và suy nghĩ, cách sống của con người nhằm gửi gắm thông điệp: thế giới cây và thế giới người nên sống ân nghĩa, thủy chung, biết đền đáp.
3. Nội dung đoạn trích: Thông qua việc miêu tả làn mưa xuân đem đến sự sống tươi mới cho vạn vật, đoạn trích còn gửi gắm bài học về lối sống ân nghĩa thủy chung. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Em tham khảo nhé:
Nguồn: Hoidap247
Tôi - một hạt mưa nhỏ bé được chuyển hóa từ hơi nước dưới trần gian. Tôi chính là nguồn cung cấp nước cho con người, cho con vật, cho muôn loài trên Trái Đất này.
Vào mùa xuân, bản thân tôi được trải nghiệm những lần rơi lả tả xuống thế gian. Sự xôn xao, phơi phới mà tôi đem lại đã khiến cho mọi người được mát mẻ hơn vào đầu năm mới. Mỗi lần tôi rơi, tôi cứ thu mình lại nhỏ bé mà vô cùng mềm mại rơi rớt thật dịu dàng vào những kẽ lá, làn da của mọi vật. Tôi cùng mọi người là lá, nắng và gió tung tay nhảy nhót với nhau. Mặt đất buồn rầu sau những tia nắng oi ả cũng bắt đầu thức dậy để đón lấy tôi với sự trong lành mát mẻ. Mọi thứ lại bắt đầu dịu mềm hơn, khỏe khoắn và như được tiếp thêm sức sống. Cây cối lại cần mẫn hấp thụ không khí, tôi như người bạn của vạn vật
Tôi đã trao cả đời mình bằng những cơn mưa mang đầy sức sống cho cả mùa hoa thơm trái ngọt.
các biện pháp tu từ:
Nhân hoá:mưa mùa xuân xôn xao .=>đã làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn đã gợi lên được một triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn.”.
Từ láy: xôn xao, phơi phới .
=> diễn tả mưa như có hồn, đem sức sống mãnh liệt như con người .
So sánh: như nhảy nhót.
=>diễn tả sự tinh nghịch, nhanh nhảu mưa mùa xuân.
Nhân hoá + ẩn dụ: cây trả nghĩa cho mưa.
=>gợi ra đạo lý, nhắc nhở ta phải biết đền ơn đáp nghĩa, gợi ra đạo lý uống nước nhớ nguồ
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu văn sau : " mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy , âu yếm đón những hạt mưa xuân ấm áp , trong lành. đất trời lại dịu mềm , lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ."
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu văn trên là:
+ Nhân hóa: ấu yếm, cần mẫm.
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nhấn mạnh, khẳng dịnh sự âu yếm, chăm sóc của mưa đối với mặt đất, thiên nhiên.
Chúc bạn học tốt!
- Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
- Biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang, hoa xoan nhớ nhung.
- So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích:
- Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
- Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
- Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
- Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
cau 1: Câu hỏi của Hoàng thị hà - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến
cau 2 :
Làm rõ nội dung đoạn thơ
=> Đoạn thơ thể hiện tình cảm lo lắng cho dân,cho nước và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
2. Làm rõ nội dung đoạn thơ qua 3 tác phẩm:
a. Tâm trạng lo lắng trăn trở cho vận mệnh đất nước, cho cuộc sống của người dân
- Nhiều đêm không ngủ để suy nghĩ việc nước:
"Lặng yên bên bếp lửaVẻ mặt Bác trầm ngâm""Bác vẫn ngồi đinh ninhChòm râu im phăng phắc"
=> Các từ láy gợi lên hình ảnh Bác trong đêm khuya ngồi một mình đang lặng lẽ tập trung cao độ để suy nghĩ về việc nước.
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
=> Nghệ thuật so sánh khắc hoạ hình ảnh Bác nhiều đêm trằn trọc không ngủ vì vận mệnh của nước nhà.
"Giữa dòng bàn bạc việc quân"
=> Hình ảnh thơ vừa đẹp, lãng mạn khắc hoạ hình ảnh Bác vừa mang tâm hồn thi sĩ, vừa mang cốt cách chiến sĩ. Giữa bức tranh nên thơ đầy ắp ánh trăng Bác và các cán bộ đang bàn việc nước. Câu thơ toát lên một phong thái ung dung lạc quan của Bác.
- Lo lắng cho cuộc sống của người dân:
"Bác thương đoàn dân công..........................................Làm sao cho khỏi ướt."
"Người cha mái tóc bạc......................................Bác nhón chân nhẹ nhàng."
=> Hình ảnh Bác hiện lên lo lắng cho từng giấc ngủ của đoàn dân công, đi dém chăn cho từng chiến sĩ... Những câu thơ mang tính hiện thực gợi lên hình ảnh Bác cao cả với tấm lòng yêu thương mênh mông, gần gũi như người cha.
b. Tình yêu thiên nhiên tha thiết:
Tình yêu trăng:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Hai câu thơ như một bức tranh quả đúng thật là "thi trung hữu hoạ". ánh trăng lồng vào lá cổ thụ tạo nên những mảng tối đậm nhạt, đen, trắng ... gợi nên cảnh chập chùng nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Nghệ thuật điệp từ tạo nên một bức tranh hoà hợp, quấn quýt, ấm áp.
=> Với những chi tiết, hình ảnh chọn lọc, đặc biệt việc sử dụng ba từ "xuân" trong một câu thơ tác giả đã cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên đầy sắc xuân lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh sáng... Dù bận trăm công ngàn việc song lúc nào Bác vẫn dành cho trăng một tình cảm đậm sâu tha thiết. Các câu thơ giúp ta hiểu thêm những rung động nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp và tâm hồn thanh cao trong sáng của Bác.
Câu 1 :
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn:
+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ:
Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.
So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích:
+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
* Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam
Hình như từng kẻ đá khô cũng cựa mình vì một lá cỏ non vừa xòe nở, hình như mỗi giọt khí trời cũng rung động không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay