Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động tiêu cực đến tự nhiên và cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không khí.
Môi trường hình thành một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc sống của con người bởi vì đó là nơi chúng ta tìm thấy những điều thiết yếu của cuộc sống, ví dụ, không khí, nước và thực phẩm. Do công nghiệp hóa và hiện đại hóa toàn cầu, đã có ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của động vật, thực vật và con người. Các tác động nguy hiểm bao gồm các bệnh đã xuất hiện do ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường về cơ bản là sự ô nhiễm của thiên nhiên môi trường trong cả hệ thống vật lý và sinh học, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của môi trường.
Ô nhiễm môi trường đã trở thành một mối quan tâm lớn để cứu hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần điều chỉnh các biện pháp khác nhau để giảm ô nhiễm môi trường. Một số trong số đó bao gồm trồng cây, giảm sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, xử lý chất thải đúng cách… Trách nhiệm của mỗi cá nhân là bảo vệ môi trường của chúng ta khỏi bị ô nhiễm.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi người cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn tác hại của ô nhiễm môi trường, chúng ta cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải. Có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được Trái đất, bảo vệ được chính cuộc sống cũng như sự phát triển của con người và tự nhiên.
Bài văn tham khảo
Hôm nay, nhân ngày chủ nhật, khu phố phát động phong trào “làm sạch đường phố”.
Mới sáng sớm nhà nào nhà ấy đã a trước cổng nhà mình để làm vệ sinh. Em và mẹ được ông tổ trưởng tổ dân phố phân công một đoạn đường, em quét rất cẩn thận, moi từng cọng rác ở hai bên đường. Quét đến đâu em thu gom rác lại rồi lấy mo hót rác đổ vào sọt. Chả mấy chốc con đường đã trở nên sạch sẽ. Ông tổ trưởng đi kiểm tra lại một lần. Ông dừng trước cửa nhà em và khen em ngoan, chăm chỉ lao động.
Em rất vui vì đã làm được việc tốt.
Bạn thử search mạng xem.
Rồi lấy 1 nửa bài này,1 nữa bài kia.Sao nhiều ý vào là được mà,
bạn cố gắng viết bám sát với giàn ý và viết cho từng đoạn 1 thật liên kết với nhau nha
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đời sống và sức khỏa của con người và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa 1 cách rất là nghiêm trọng do chính bàn tay con người vì vậy chúng ta cần phải hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính bản thân mình.
mở bài đó bạn cố lên nha.
Sự sống của con người gắn bó rất chặt chẽ với thiên nhiên và phụ thuộc rất nhiều vào môi trường.Nếu môi trường sống được bảo vệ,giữ gìn thì sự sống của con người được bảo đảm.Còn ngược lại,nếu môi trường sống bị tàn phá thì đới sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn.Bảo vệ môi trường,nâng cao chất lượng cuộc sống đã trở thành vấn đề cấp thiết,được toàn nhân loại hết sức quan tâm.
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Kết luận chung:•- Môi trường giúp cân bằng sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người.•- Môi trường – tài nguyên thiên nhiên giúp con người, đất nước phát triển bền vững.•- Từ đó khẳng định vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội.•Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp ,đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. Bảo vệ tốt môi trường và tài nguyên thiên nhiên giúp con người tạo ra cuộc sống tốt đẹp, phát triển bền vững lâu dài.•Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển của con người, của mỗi Quốc gia, của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái. Trong sinh hoạt đời sốngvà phát triển kinh tế - xã hội không được làm ô nhiễm môi trường, thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; chăm sóc, bảo vệ các loài động vật quý hiếm cần bảo tồn. Có các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xâu do con người và thiên nhiên gây ra.
bạn tham khảo
Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học – kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xảnh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động . Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Brazil vào năm 1992 đã đưa ra lời kêu gọi toàn Thế giới cùng nhau bảo vệ Trái đất – hành tinh của chúng ta, xây dưng môi trường xanh – sạch – đẹp . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
" Mỗi người cần chung tay bảo vệ môi trường " bởi vì nó là một người bạn ko thể thiếu của chúng ta ,thiên nhiên cho chúng ta nhiều tài nguyên cho ta vật chất để tồn tại . vậy mà ngày nay lại có những con người sẵn sàng phá hủy môi trường vì lợi ích riêng của mình, họ có thể phá hủy hàng ngàn hecta rừng chỉ để lấy gỗ , có thể săn bắn các loại thú một cách dã man ,... nhưng ngoài những cá thể xấu còn có những cá thể tốt . những con người yêu thiên nhiên đó có thể xây dựng những hội bảo vệ thiên nhiên , họ đi tuyên truyền khắp nơi về vấn đề môi trường đang bị phá hoại , họ vận động mọi người nhặt rác bảo vệ môi trường , xây dựng những khu bảo tồn thiên nhiên ,.. vì vậy nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang dần dần biến mất . bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người . mỗi chúng ta hãy bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính chúng ta .
tham khảo:
-ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Câu nói đã cho thấy tầm quan trọng của lòng biết ơn trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để khuyên nhủ con người.
Khi được thưởng thức một loại quả nào đó chúng ta nhớ đến người trồng cây. Suy rộng ra, trong cuộc sống, khi con người được hưởng bất cứ thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.
Những hành động thể hiện lòng biết ơn không chỉ khiến cho người nhận cảm thấy hạnh phúc vì thành quả của mình được trân trọng. Mà hành động đó còn thể hiện người đó có nhân cách tốt đẹp. Họ sẽ nhận được tình cảm yêu mến đến từ những người xung quanh. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hành động thể hiện sự biết ơn. Những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Nhiều bạn trẻ sau khi đi du học trở về quê hưởng để phát triển sự nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tích cực sáng tạo trong sản xuất, đưa sản phẩm của Việt Nam vào thị trường quốc tế được đón nhận. Đặc biệt là kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước - thứ mà ông cha chúng ta đã phải đánh đổi cả xương máu để giành được… Có đôi khi, lòng biết ơn thể hiện ở cả những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, chăm chỉ học tập tốt, sống giản dị tiết kiệm, trân trọng bữa cơm mà chúng ta được ăn hàng ngày… cũng thể hiện được sự biết ơn. Dù là hành động lớn lao hay vĩ đại cũng đều thể hiện được thái độ biết ơn của người thực hiện.
Nhờ có lòng biết ơn mà chúng ta biết trân trọng cuộc sống hơn. Từ đó, mỗi người sẽ trở nên sống tích cực hơn, cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những con người lại sống vô ơn, bội bạc. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Đó chính là sự vô ơn đối với những người đã cho các bạn cuộc sống này. Bởi vậy, chúng ta cần tránh xa lối sống này.
Quả là, lòng biết ơn đã đem lại cho con người nhiều điều tốt đẹp. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - một lời khuyên đúng đắn về bài học lòng biết ơn.
-uống nước nhớ nguồn:
Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn .
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là Uống nước nhớ nguồn . Tác giả dân gian sử dụng hình ảnh hết sức cụ thể, dễ hiểu uống nước , nguồn để khuyên chúng ta khi uống một ly nước phải nhớ đến nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra. Nhưng một nó không chỉ có nghĩa đen mà trong hình ảnh đó còn ẩn chứa tính biểu tượng, đa nghĩa, đây mới chính là cái đích mà các tác giả dân gian hướng đến. Uống nước tức là ta được hưởng thụ một thành quả nào đó của thế hệ đi trước để lại; Nguồn là những gì người đi trước, ông cha ta đã tạo ra thành quả đó. Như vậy, cả câu tục ngữ nhằm hướng đến một chân lí, một lời khuyên đối với thế hệ sau: khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn như đại dương, hay nhỏ bé như hạt cát thì chúng ta cũng phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.
Quảng cáo
Chúng ta đều biết rằng mọi thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có, không phải phép tiên biến ra mà đó là công sức của tất cả thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Để có một hạt cơm thơm ngon là biết bao giọt mồ hôi của bác nông dân rơi trên cánh đồng: Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần . Để có độc lập tự do như ngày hôm nay là biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng hi sinh, đổ máu để giành độc lập cho dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của họ và có những hành động thiết thực báo đáp công ơn đó. Đồng thời, đây cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ từ bao đời nay và thể hiện trong rất nhiều câu tục ngữ khác: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba
Quảng cáo
Truyền thống tốt đẹp này đã được các thế hệ lưu giữ và phát huy hàng ngàn đời nay. Trong nhà chúng ta chắc hẳn gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà đã gây dựng nên gia đình, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Ngày mồng mười tháng ba hàng năm cả nước lại hướng về đền Hùng dâng lên hoa thơm, quả ngọt để tưởng nhớ công ơn của các vị Vua Hùng đã có công gây dựng đất nước. Không chỉ ghi nhớ công ơn với những người đã mất, chúng ta còn có những hành động thiết thực báo đáp công ơn của những vị anh hùng, những người đã giúp dân tộc, đất nước. Những ngôi nhà tình nghĩa khang trang, đẹp đẽ được dựng lên để báo đáp công ơn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, các phong trào đền ơn đáp nghĩa hàng năm với những gia đình, những người có công với Tổ quốc.
Bên cạnh những người luôn có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống này lại có những kẻ vô ơn, không biết ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước, của những người đã giúp đỡ mình. Những kẻ như vậy sẽ bị xã hội tẩy chay, ghét bỏ, sống cô lập. Là một học sinh chúng ta cần phải nêu cao truyền thống tốt đẹp này của dân tộc, biết ơn trước hết là với cha mẹ - người đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn trưởng thành bằng cách học tập tốt, nghe lời cha mẹ.
Truyền thống uống nước nhớ nguồn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, phản ánh con người Việt Nam là những người ân tình, thủy chung, luôn biết ghi nhớ công ơn và báo đáp với thế hệ đi trước. Truyền thống này cần được giữa gìn và phát huy hơn nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay để không bị vòng xoáy cuộc sống xô bồ làm cho phai nhạt những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.
-bảo vệ môi trường:
Cuộc sống của con người chúng ta hiện nay đang ngày càng được cải thiện và nâng cao cùng với sự phát triển của xã hội, tuy nhiên, chúng ta mới chỉ quan tâm đến sự phát triển mà chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ môi trường đối với cuộc sống. Môi trường sống là nơi con người sinh ra, tồn tại và phát triển, gắn liền với tất cả các hoạt động sống của con người, môi trường có tốt thì cuộc sống của con người mới được đảm bảo, vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Môi trường theo định nghĩa khoa học là "Một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó". Theo cách hiểu nôm na, môi trường là không gian sống của con người và sinh vật; môi trường sống của con người là toàn bộ những không gian tự nhiên, nhân tạo xung quanh chúng ta cung cấp các yếu tố tối thiểu phục vụ cuộc sống. Mọi sự thay đổi của môi trường đều ảnh hưởng trực tiếp đến con người và mọi tác động của con người cũng ảnh hưởng ngược trở lại môi trường. Môi trường mang lại cho chúng ta bầu không khí để thở và duy trì sự sống, mang lại không gian sinh sống và làm việc cho các hoạt động sống, sản xuất.
Môi trường tạo ra những nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu cho sinh hoạt và sản xuất của con người, bên cạnh đó lại là nơi chứa đựng và đồng hóa mọi chất thải từ hoạt động của con người. Tuy nhiên, cũng chính vì phục vụ cho con người quá nhiều mà con người lại không bảo vệ nên môi trường ngày càng suy thoái và ô nhiễm. Khi môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, bầu không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, đất nhiễm hóa chất, tất cả đều không thể phục vụ cuộc sống. Bên cạnh đó, khi môi trường suy thoái đi sẽ mất đi nguồn nguyên liệu cho sản xuất, nền kinh tế khó phát triển. Nguy hại hơn đó là khi môi trường đã không còn khả năng chứa đựng và đồng hóa chất chải của con người, nghĩa là con người đã thải ra môi trường quá mức, vượt quá giới hạn của môi trường, sẽ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái.
Nhận thức rõ ràng được tác hại của việc ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc phải bảo vệ môi trường, con người chúng ta hãy ý thức gìn giữ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý, xử lý chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường, nghiêm cấm các hoạt động làm ô nhiễm môi trường. Môi trường chính là mái nhà chung của con người, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ ngôi nhà của chúng ta, nếu không bảo vệ chúng ta sẽ tự hủy hoại đi ngôi nhà của mình và rồi sẽ không còn nhà để ở, để tồn tại và sinh sống.
Như vậy, môi trường thực sự rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, không chỉ mang tính ảnh hưởng, môi trường là nhân tố quyết định đến sự sống còn của loài người. Chất lượng môi trường sẽ phản ánh chất lượng cuộc sống và tương lai của con người, vì vậy hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học – kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xảnh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động . Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Brazil vào năm 1992 đã đưa ra lời kêu gọi toàn Thế giới cùng nhau bảo vệ Trái đất – hành tinh của chúng ta, xây dưng môi trường xanh – sạch – đẹp . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ...
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.
Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Điều này đã để lại hậu quả gì?
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
HOK TỐT nèk