K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2017

Điều khiến em tự hào nhất đó chính là ngôi trường mình đang theo học, thời gian trôi qua thật nhanh, mới ngày nào em mới bỡ ngỡ theo lưng mẹ bước đến trường đi học, thì nay em đã trở thành học sinh cuối cấp của một trường cấp hai. Ngôi trường mà em theo học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ, nói về ngôi trường của mình, em luôn dành cho nó tình cảm yêu thương chân thành nhất, bởi ở đây em không chỉ được các thầy cô giáo dạy cho những kiến thức vô cùng bổ ích không chỉ trong sách vở mà đó còn là những kiến thức ngoài đời sống. Hơn tất cả, ở ngôi trường này, em có những người bạn thân thiết, những người mà em có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của mình.

Mái trường của em rất đặc biệt, vì nó mang tên của một vị danh tướng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là một vị danh tướng tài giỏi, một vị vua anh minh, nhân đức Quang Trung Nguyễn Huệ. Để có thể nói rõ hơn về vị danh tướng này, em sẽ nói qua về những chiến công và hoàn cảnh lịch sử đặc biệt để Quang Trung Nguyễn Huệ trở thành vị anh hùng dân tộc. Vào những năm của thế kỉ mười tám, đất nước ta lâm vào tình cảnh vô cùng rối ren, vua chúa bạc nhược ăn chơi sa hoa bạo ngược, người dân lầm than khổ đau. Quân Thanh ở Trung Hoa tràn sang với âm mưu thôn tính, xâm lược đất nước ta càng làm cho tình hình xã hội biến động đến cực điểm. Trong hoàn cảnh đó người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ đã xuất hiện như một vị anh hùng của thời đại.

Nguyễn Huệ đã lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh bại hai mươi chín vạn quân Thanh, mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc, mang lại nền hòa bình, độc lập cho nhân dân Việt Nam. Không chỉ là một vị tướng tài ba mà sau khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ còn thể hiện mình là một vị vua tài đức, hợp lòng dân. Nói như vậy để các bạn có thể thấy được ý nghĩa của một ngôi trường mang tên của một danh nhân. Bởi đó không chỉ là tên gọi cho một địa danh trường học mà còn là cả một niềm tự hào của thầy trò trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ chúng em.

Trường học của em rất rộng và được tu sửa hết sức khang trang để phục vụ mục đích học tập của chúng em. Và năm 2015 vừa qua trường em đã đạt danh hiệu trường học chuẩn quốc gia, mang lại niềm tự hào vô cùng lớn cho thầy và trò trường Nguyễn Huệ chúng em. Trường em bao gồm bốn dãy nhà lớn, mỗi dãy gồm bốn tầng và phục vụ cho bốn khối học là lớp sáu, lớp bảy, lớp tám, và lớp chín. Theo sự phân công của nhà trường thì học sinh lớp sáu sẽ học ở dãy nhà A1, học sinh khối bảy sẽ học ở nhà A2, học sinh khối tám học ở dãy nhà A3 và học sinh cuối cấp bọn em sẽ học ở dãy nhà A4.

Dãy nhà A4 mà chúng em học chính là dãy nhà được xây dựng sớm nhất của trường, vì vậy mà so với những dãy nhà khác thì dãy A4 có vẻ cũ hơn rất nhiều. Nhưng chúng em không thấy buồn vì điều đó, mà ngược lại chúng em rất vui vì được học ở dãy nhà truyền thống nhất của trường. Dãy nhà A4 trải qua bao thế hệ học sinh đã trở nên phong trần hơn, những bức tường đã bắt đầu những đám rêu xanh, đặc biệt mỗi kì nghỉ hè thì những đám rêu này lại càng lớn hơn. Để sửa sang lại diện mạo của trường thì nhà trường đã tổ chức tu sửa, sơn ve lại các bức tường để chúng mới hơn, đẹp hơn.

Giới thiệu ngôi trường mà em đang học

Trường em có một khoảng sân trường rất rộng, trên đó có rất nhiều cây cổ thụ lâu năm, cao vút tỏa bóng mát cho trường, đó là những hàng cây cổ thụ cao lớn, đó cũng chính là nơi học sinh chúng em thường xuyên nô đùa, chạy nhảy mỗi giờ ra chơi. Để làm cho khuôn viên của trường đẹp hơn, thoáng mát hơn thì nhà trường đã xây dựng những bồn hoa lớn chạy dọc từ cổng trường vào đến sân trường, trên đó có trồng những loại cây như cau cảnh, cây cọ và xung quanh thì được trồng rất nhiều hoa mười giờ. Đó là những loại cây rất dễ thích nghi, dễ nuôi, dễ sống nên bồn hoa của trường em vô cùng đẹp bởi sắc xanh của tán lá, sắc đỏ của hoa mười giờ.

Sân trường của trường em cũng được lát bê tông sáng bóng, trên đó có kẻ những đường vôi cho chúng em chơi các trò thể thao như cầu lông, đá cầu. Và khoảng chính giữa của sân chính là những đường thẳng kẻ dọc, đó chính là vị trí của mỗi lớp trong trường khi trường tập trung học sinh. Vì trường em rất đông học sinh nên phân loại như vậy sẽ giúp chúng em nhanh chóng tập trung đúng vị trí của mình hơn. Phía bên phải của sân trường chính là nhà hiệu bộ, nơi làm việc, họp giao ban của các thầy cô giáo.

Em rất tự hào về ngôi trường mà mình đàn theo học, bởi đó không chỉ là một ngôi trường có truyền thống trong giáo dục mà đó còn là ngôi nhà thứ hai mà em cảm thấy yên tâm khi theo học. Em có thầy cô luôn quan tâm giảng dạy cho chúng em những điều hay lẽ đẹp, có những người bạn thân thiết. Vì vậy mà sau này nếu phải rời xa mái trường em sẽ rất buồn và nhớ thương

19 tháng 11 2018

1,Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.

2,Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây ! 

20 tháng 11 2018

trả lời bài 2.chúng ta được sống khỏe mạnh nhờ vào thiên nhiên.thiên nhiên cho ta không khí để thở,thiên nhiên ban tặng cho ta những giọt nước chảy tóc tách để uống.thiên nhiên ban tặng cho ta những ngọn núi cao và đẹp hùng vĩ.thiên nhiên không chỉ tồn tại và ban tặng sức sống cho loài người mà còn cho cả loài vật.những tiếng chim hót líu lo chào mừng một thiên nhiên cao đẹp.những đồng cỏ rừng núi trải dài một màu xanh vô tận của thiên nhiên.kết bài tự nghĩ nha bạn

1 tháng 12 2021

Tham Khảo:

Sách là người bạn đồng hành quen thuộc với con người. Trong suốt sự học cả đời của mỗi người, sách chính là trợ thủ đắc lực nhất. Một trong những cuốn sách đến với chúng ta đầu tiên khi còn đi học là sách giáo khoa. Nói về sách giáo khoa, bạn biết gì về sách Ngữ văn 8 tập 1 mà chúng mình vẫn học?

Sách Ngữ Văn 8 – Tập 1 là một trong bộ sách giáo khoa đưa vào giảng dạy chính cho môn Ngữ Văn lớp 8 trong học kỳ một. Nhà xuất bản Giáo dục phát hành sách dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo. Sách được tái bản nhiều lần qua các năm để thay đổi phù hợp hơn với chương trình học. Sách ra đời có nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn công phu. Đó là kết quả nghiên cứu mệt mài của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong chuyên ngành và sự góp sức của các thầy cô dạn dày kinh nghiệm trên cả nước. Nổi bật trong số đó phải kể đến Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn)...Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục đảm nhận.

Sách gồm 176 trang, được in theo khổ giấy 17 x 24 cm, độ dày gáy 0.5cm. Bên trong sách được in với loại giấy nâu xậm không phản quang rất thân thiện, dễ nhìn. Bên trong sách bao gồm nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa. Các tranh ảnh đều in trắng đen, chủ yếu là các hình vẽ minh họa. Bao bọc lấy cả cuốn sách là bìa. Bìa trước nổi bật dòng chữ Ngữ Văn 8, tập 1 được tô màu xanh dương trên nền bìa hồng phấn. Với kích tước các chữ cái và màu sắc hài hòa, bìa sách dễ gây ấn tượng, phug hợp với tuổi khám phá mộng mơ của lứa tuổi học trò. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh đầy sinh động. Đầu trang bìa là dòng chữ: Bộ giáo dục và Đào tạo. Bên phả phía cuối bìa là Logo Nhà xuất bản Giáo dục.

Bìa sau của sách có nền trắng đơn giản. Phía trên cùng lần lượt in hình Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế, biểu tượng cho tinh thần cao quý của dân tộc và chất lượng sách. Phía dưới in tên các loại sách thuộc các môn học trong chương trình lớp 8 bằng màu đen: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),…, Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8…). Góc phải dưới cùng dán tem đảm bảo và giá bán. Góc trái là mã vạch sản phẩm. Cả cuốn sách trang tri đơn giản mà rất sinh động.

Sách Ngữ Văn 8 tập 1 là quyển sách nối tiếp từ lớp 6, lớp 7 với hệ thống 17 bài, tương ứng với 17 tuần học. Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ cung cấp tri thức phong phú, hoàn thiện. Về nội dung, sách có cấu tạo 3 phần gồm Văn bản, Tiếng Việt và làm văn. Ngoài ra còn có phần giới thiệu và phần lí luận văn học.

Phần cơ bản nhât là phần Văn bản, là hệ thống các văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, văn bản văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng. Văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 được lựa chọn các tác phẩm “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng), “Lão Hạc” (trích “Lão Hạc”– Nam Cao), “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu), “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Chu Trinh), “Muốn làm thằng cuội” (Tản Đà), “Hai chữ nước nhà” (Trần Tuấn khải). Văn học giai đoạn này ra đời giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 nên đó là những câu chuyện về đời sống của nhân dân Việt Nam, khát khao sống và chiến đấu. Mỗi tác phẩm lại có một giá trị riêng, nhưng tổng kết lại nó đều bồi đắp thêm tình yêu thương con người, tình yêu cuộc sống, tinh thần yêu nước cho mỗi học sinh.

Phần văn bản văn học nước ngoài là các tác phẩm xuất sắc của các nhà văn nổi tiếng thế giới, của nền văn học nhân loại như: “Cô bé bán diêm” ( Andecxen), “Đánh nhau với cối xay gió” ( trích Đôn-ki-hô-tê) – Xecvantec, “Chiếc lá cuối cùng” (Trích) – O.Henri, “Hai cây phong” (trích “Người thầy đầu tiên”) – Ai-ma-tốp. Đó là những câu chuyện được lựa chọn từ những tác phẩm văn học đồ sộ thế giới mang những màu sắc khác nhau của cuộc sống. Qua nhân vật và câu chuyện của nhân vật, mỗi tác phẩm sẽ gửi gắm một thông điệp riêng, đem đến bài học nhân sinh sâu sắc. Học sinh thấu hiểu, cảm thông và biết trân trọng giá trị con người hơn. Từ đó nghe thấy tiếng nói chung của con người trên khắp thế giới về đấu tranh và bảo vệ quyền sống.

Phần văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gần gũi, nóng bỏng trong cuộc sống hiện nay như môi trường, tệ nạn xã hội, dân số. Bao gồm: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số. Các văn bản được đưa vào sách với mục đích nâng cao nhận thức cho học sinh về các vấn đề đang xảy ra xung quanh, định hướng hành động thực tiễn cho các em.

Nội sung tiếp theo là phần Tiếng Việt. Cấu trúc phần này gồm: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ – Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Nói tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,… Những bài học nối tiếp từ lớp 7 có vai trò nâng cao khả năng về ngôn từ, ngữ pháp cho học sinh để vận dụng vào viết văn là giao tiếp hàng ngày. Đồng thời giúp các em hiểu thêm sự giàu đẹp của tiếng Việt và bồi đắp thêm tình yêu tiếng nói dân tộc.

Ở phần làm văn, học sinh được rèn luyện, củng cố một số kĩ năng tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 nâng cao hơn lớp 7 trên nhiều phương diện. Các phương thức biểu đạt được học trước trở thành tiền đề cho phương thức biểu đạt thuyết minh – kỹ năng quan trọng của phần làm văn lớp 8. Thuyết minh không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong các lĩnh vực đời sống. Chính vì thế, nó giúp học sinh hình thành và rèn luyện phương pháp thuyết minh một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống theo tri thức khoa học chính xác và khách quan. Bên cạnh đó, phần làm văn còn nâng cao kỹ năng kể chuyện, nghị luận về các tác phẩm văn học. Các em sẽ có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc tốt hơn qua những câu văn. Từ đó hình thành nền tảng ngôn ngữ và lý luận sắc bén Đây cho các bài văn nghị luận văn học khi lên lớp 9.

Sách Ngữ văn lớp 8 có vai trò, tác dụng lớn trong quá trình học tập môn ngữ văn của học sinh. Sách giúp học sinh tiếp cận với những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ để thấy được giá trị của nghệ thuật. Học văn, tình cảm được bồi đắp, tâm hồn bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn làm dịu đi những áp lực căng thẳng của cuộc sống. Đặc biệt, sách có ý nghĩa giáo dục to lớn, rèn luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. Bồi đắp thêm những tình cảm, đức tính tốt đẹp như yêu thương và cảm thông với con người. Từ đó biết trân trọng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống của mình hơn.

“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ”. Sách Ngữ văn 8 tập 1 cũng là một ngọn đèn soi sáng trí tuệ chúng ta. Hãy bảo quản, giữ gìn sách khi sử dụng để có được hành trang cho chặng đường tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức.

21 tháng 12 2020

Ai giúp mk với đi

21 tháng 12 2020

Tôi yêu Hải Phòng, yêu phố Cảng của tôi.Yêu những con phố đông người qua lại mà vẫn không khói bụi mịt mù. Yêu những hàng phượng vĩ đến độ lại cháy đỏ rực một góc trời (hình ảnh biểu tượng của thành phố mà người con nào xa xứ cũng phải nao lòng khi nhìn thấy một cánh phượng rơi). Yêu những buổi tối lên đèn, nhìn chuỗi đèn - nào là đèn cao áp, đèn neon, đèn xe... đua nhau tỏa sáng trên mỗi con phố. Yêu đến những gánh hàng rong nhìn thấy công an không te tái chạy mà nở nụ cười:"Chú mua gì?".Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.

Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.

15 tháng 1 2019

Trong cuộc đời của mỗi học sinh ai cũng có một niềm tự hào của riêng mình. Những ngôi trường đã nằm trong kí ức mỗi học sinh luôn là cái tên không thể nào quên được trong cuộc đời. Bởi vì nó đã đưa chúng ta đến với một cuộc sống đầy đủ. Ngôi trường em đang theo học cũng vậy, cũng thổi vào tâm hồn chúng em nhiệt huyết của cuộc sống và ngôi trường ấy mang tên “Trường THCS Yên Bình”.

          Trường được xây dựng trên một khu đất cao rộng và thoáng đãng thuộc địa phận xã Yên Bình – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Chỉ nói đến cái tên thôi đã hàm chứa cả một sự yên bình trong ấy. Trường được nâng cấp, xây dựng  trên nền trường liên cấp một- cấp hai, nhưng ngày nay trường cấp một và cấp hai đã được tách riêng. Ngôi trường em đang theo học được xây dựng từ năm 1965. Ngôi trường đã trải qua hơn 50 năm lịch sử, trải qua bao thăng trầm, bào mòn của thời gian. Đây là nơi lưu giữ bao kỉ niệm tuổi học trò của biết bao thế hệ học sinh đã đi qua.Trước đây, trường được xây dựng với những phòng học đơn sơ, mộc mạc, còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất nhưng giờ đây cùng với sự phát triển của xã hội và quan tâm của địa phương, ngôi trường được xây dựng khang trang hơn, các phòng học, bàn ghế, trang thiết bị, dụng cụ học tập…của các em học sinh cũng được đầu tư đầy đủ để phục vụ cho việc dạy và học của thầy trò chúng em.

          Ngôi trường em đang theo học nằm ngay sát mặt đường tỉnh lộ, được xây dựng theo hướng Đông – Nam nhìn ra phía trước là cánh đồng lúa xanh mướt, rộng rãi làm cho không khí trở nên thoáng đãng, trong lành, mát mẻ. Cổng trường được xây dựng cao rộng, đẹp đẽ với những cánh cổng sắt vững trãi, bức tường vàng tười nổi bật lên tấm biển màu xanh mang tên “Trường THCS Yên Bình”. Cái tên trường thể hiện tình cảm dạt dào của các thầy cô dành cho các em học sinh nơi đây. Phía trên cánh cổng là những cánh cờ tung bay trong gió đón chào các bạn học sinh mỗi buổi sáng đến trường. Trường được bao bọc, che chở bởi những bức tường gạch cao, vững chắc. Khi bước chân vào cổng trường, ai ai cũng ngỡ ngàng trước khung cảnh sư phạm khang trang, sạch sẽ của trường. Trường được bố trí và sắp xếp phòng học theo kiểu chữ U với ba dãy nhà cao tầng. Đi vào cổng trường, phía trên nhất là sân khấu được lát gạch men tráng đỏ cao hẳn so với sân trường với ba bậc tam cấp, rộng thoáng để phục vụ cho các em học sinh trong những buổi sinh hoạt tập thể. Các dãy nhà được khoác trên mình bởi những bộ áo màu vàng, nổi bật lên hàng cửa sổ màu xanh như vật trang trí cho ngôi nhà. Trước những lớp học là những bồn hoa, cây cảnh xanh tốt quanh năm được chính bàn tay nhỏ bé của các em học sinh chăm sóc, tưới tắm.

          Mỗi sớm mai, ai nấy bước vào trường cũng cảm thấy một cảm giác phấn khởi với muôn vàn loài hoa khoe sắc. Góc sân trường là khu vườn sinh vật với các loài cây, là một trong những đồ dùng trực quan phục vụ cho các tiết học thực hành của chúng em. Dưới sân trường được bê tông hóa sạch sẽ, rợp bóng mát bởi những hàng cây xà cừ cổ thụ. Thân cây to vững trãi, khoảng hai đến ba người ôm mới xuể. Những tán lá to, tỏa bóng che nắng cho chúng em vui chơi. Đặc biệt đến mùa hè, những cây phượng trên sân trường rực rỡ, tiếng ve râm ran càng làm cho khung cảnh sân trường rộn rã hơn. Ai đã từng đến ngôi trường “Trung học cơ sở Yên Bình” của chúng em cũng đều khát khao mong muốn học ở ngôi trường này dù chỉ một lần.

25 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

Hoàng hậu của các loài hoa là hoa hồng. Vì sao hoa hồng được gọi là hoa của các loài hoa ? Cánh hoa khép kín, tròn nụ trong lớp đài hoa xanh tươi. Ôi ! Sương mai và nắng sớm réo gọi nàng hồng hé cười chúm chím lộ sắc hoa đỏ nhung trong cánh đài xanh biếc đã bắt đầu hung nhè nhẹ. Sương chiều lãng đãng lạnh, âu yếm nụ hồng để về sáng nụ hoa hé dần từng lớp cánh mịn như nhung, đỏ thẫm. Hương hoa hồng ngan ngát, thoảng mát như sương thu sớm, nồng dịu như mùi hương nhu pha mật ngọt. Cái ngọt như mật ong của hương hoa gọi ong bướm đến, để nàng hồng kiêu hãnh khoe hết cánh, lộ lấm tấm nhụy vàng. Hoa hồng nghiêng mình đón nắng, hiến dâng cho đời sắc đẹp lộng lẫy của mình, hòa trong gió mùi thơm vô cùng quyến rũ.

18 tháng 12 2018

Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông – mất ngày 6 tháng 7 năm 2014. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:

Dế Mèn phiêu lưu kí (1941)
O chuột (1942)
Nhà nghèo (1944)
Truyện Tây Bắc (1953)
Miền Tây (1967)
Cát bụi chân ai (1992)
Ba người khác (2006)

18 tháng 12 2018

lên google mà xem

CÂU 1: Đặt câu ghép tăng tiến ? Đặt câu ghép tương phản ? Đặt câu ghép đồng thời ?CÂU 2: Đặt 1 câu có sử dụng thành ngữ nói wá ? Đặt 1 câu có trợ từ nói về môi trường ?CÂU 3: Viết đoạn văn ngắn thuyết minh về lợi ích của cái phích nước trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép, chỉ ra công dụng vủa dấu ngoặc kép mà em đã sử dụng ?CÂU 4: Viết đoạn...
Đọc tiếp

CÂU 1: Đặt câu ghép tăng tiến ?

Đặt câu ghép tương phản ?

Đặt câu ghép đồng thời ?

CÂU 2: Đặt 1 câu có sử dụng thành ngữ nói wá ?

Đặt 1 câu có trợ từ nói về môi trường ?

CÂU 3: Viết đoạn văn ngắn thuyết minh về lợi ích của cái phích nước trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép, chỉ ra công dụng vủa dấu ngoặc kép mà em đã sử dụng ?

CÂU 4: Viết đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu trong đó sử dụng câu ghép nêu các biện pháp giảm thiểu rác thải bao ni lông ?

CÂU 5: Viết đoạn văn về lợi ích của chiếc xe đạp trong đó có sử dụng dấu 2 chấm, nêu công dụng của dấu 2 chấm em đã dùng ?

CÂU 6: Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về lợi ích của cây xanh trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép, chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép đó ?

P/s: trả lời nhanh dùm nha sáng mai mình ktra rùi " Thanks" trước

3
22 tháng 12 2016

lắm thế

 

22 tháng 12 2016

trả lời câu mô cx đc