">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2022

tham khảo

Tây Ninh được biết đến là một vùng đất thuộc miền Nam nước ta với những nét bản sắc văn hóa vô cùng khác biệt. Một trong số những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở miền đất văn hóa này chính là núi Bà Đen.

Núi Bà Đen còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn do ngọn núi quanh năm có mây bao phủ. Núi Bà Đen gắn với truyền thuyết về một người con gái nhan sắc mặn mà, có nước da bánh mật tên là Lý Thị Thiên Hương. Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước. Hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm. Ngày 21/01/1989, núi Bà Đen đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia

Quần thể danh thắng núi Bà Đen trải rộng trên diện tích khoảng 24km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo - núi Phụng - núi Bà Đen. Với độ cao 986m, nhìn từ xa, núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen là một quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp... phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị.

Núi Bà Đen có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với người dân nơi đây cũng như đất nước. Núi Bà Đen là một danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, mang lại nguồn lợi về kinh tế. Đây cũng là nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975).

Từ những vai trò, ý nghĩa to lớn của núi Bà Đen, chúng ta cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn và quảng bá những danh lam thắng cảnh của quê hương mình đến bạn bè khắp mọi nơi để góp phần làm cho đất nước thêm giàu đẹp hơn.

18 tháng 11 2017

tra mang nha

29 tháng 8 2018

Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời. Thánh Gióng đó là người trời sai xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

7 tháng 5 2022

ko bé ơi

25 tháng 9 2021

ê bạn này chơi copy nha

“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.

17 tháng 3 2023

Em thấy nàng tiên ốc là một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. nàng có khuôn mặt tròn trịa phúc hậu như Vầng trăng tròn, đôi mắt đen và sáng lấp lánh, cái miệng nhỏ nhỏ hồng hồng rất xinh. Vẻ đẹp của nàng cảng thêm rực rỡ khi nàng khoát trên mình chiếc áo màu xanh đẹp đẽ và mền mại.

20 tháng 3 2023

nhân vật bà lão aj

17 tháng 10 2021

                                               Tham khảo:

Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, em cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Tình thương từ người mẹ vốn là thứ sẽ che chở cho trẻ con đến sau này. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con là sâu sắc.

Sáng sớm, nhìn qua khung cửa sổ, tôi bỗng nhận thấy sự khác lạ của bầu trời, của những cơn gió, của những hàng phượng già bên góc phố... Và cả thái độ của những người qua đường nữa, họ vui vẻ lạ thường. Vài cơn gió miên man “lạc bước” vào phòng tôi qua khung cửa, mang đến tôi một cảm giác mới mẻ. Nó không phải là gió của ngày hôm qua, ngày hôm qua, gió vẫn còn oi nồng lắm, vẫn còn nóng bức lắm, đâu có được mát mẻ như thế này. Và khi đó, tôi chợt nhận ra sự đổi khác của đất trời, đây chính là thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.

Có lẽ là, tiết trời đã bắt đầu chuyển mùa từ cuối tháng sáu. Cái oi nồng, nóng bức của mùa hạ đã bắt đầu dịu xuống, thay vào đó là một bầu trời trong xanh, lộng gió thu sang. Những cây phượng già đã bắt đầu rụng lá, ngập đỏ cả một con đường. Trên kia, từng tia nắng ấm đã dần dần nhuộm vàng lên từng hàng cây, hay nền gạch tạo nên một khung cảnh mùa thu như trong thơ ca vẫn thường nói đến. Một khung cảnh tuyệt đẹp và rất hiếm thấy... Và cảm giác mát mẻ của sự chuyển mùa ấy bắt đầu len lỏi vào tâm hồn tôi, xóa tan cái nóng bức và khó chịu của mùa hạ... Thu đã sang, nhưng dư âm của mùa hạ vẫn còn vương. Những đám mây trắng lãng đãng như vẫn còn ấm màu nắng của mùa hạ. Đâu đó màu hoa cúc nở rộ bỗng nhuốm đầy không gian hòa vào với khung cảnh thơ ca êm đềm, thơ mộng.

Trên những tán cây, từng đàn chim bắt đầu ríu rít những tiếng kêu cùng hòa vào với sự râm ran của đàn ve sầu. Tôi có cảm giác không gian quanh tôi bắt đầu trải rộng hơn, bao la hơn. Tôi ngước nhìn một lần nữa những đám mây xa, những đàn chim ríu rít rời tán cây phượng bay về tận phương nào mà như thể chúng hiện diện ngay trước mắt tôi. Bất chợt, âm vang của một bài thơ là thi sĩ Hữu Thỉnh viết về thời khắc chuyển mùa lại vang lên trong lòng tôi:

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.

Khi đọc bài thơ ấy, tôi chưa có một cảm giác gì cụ thể nhưng khi đứng trước thời khắc chuyển mùa thực sự, tâm hồn tôi lại không khỏi bâng khuâng, xao xuyến lạ thường.

Mùa hạ dần qua đi, và thu sang thế chỗ. Những cơn mưa ào ạt bắt đầu vơi dần, nhường chỗ cho mưa thu mát mẻ, trong lành. Dòng sông ngoài xa cũng không còn sục sôi như trong những ngày lũ hạ mà bỗng trở nên hiền hòa, màu nước trở nên trong hơn, êm dịu hơn. Dưới đường, những người đi đường ai nấy đều cười nói vui vẻ như thể họ cũng nhận ra cái dễ chịu của thời khắc giao mùa hạ sang thu. Tiếng cười nói, tiếng chim ríu rít, tiếng đàn ve râm ran, tiếng lá khô xào xạc, gió khe khẽ... Tất cả tạo nên những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống nhưng mang một cảm giác man mác, khó tả thấm dần vào lòng người.

Rảo bước nhanh qua con đường quen thuộc sau hồi cảm nhận, nhìn lại tôi vẫn thấy khung cảnh chuyển mùa vẫn vậy, vẫn tuyệt đẹp và rất xứng đáng đi vào thơ ca như trong bài thơ của thi sĩ Hữu Thỉnh. Về đến nhà nhưng cảm giác man mác trong lòng tôi vẫn còn vương lại. Cơn gió thu lại miên man “lạc bước” vào phòng tôi qua khung cửa sổ. Thật dễ chịu! Và tôi chợt nhận ra rằng: Tôi yêu thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.

2 tháng 9 2019

Bài làm :

Hình ảnh Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó đã khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy.

_Học tốt_

2 tháng 9 2019

Nhiều dân tộc trên thế giới có truyền thuyết suy ngẫm và giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình. Đấy là một trong những biểu hiện của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn", “thờ kính tổ tiên". Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Đã có một câu chuyện thật đẹp kể về nguồn gốc cao quý, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam: Người Việt Nam ta là “con Rồng, cháu Tiên".

Câu chuyện khẳng định: tổ tiên người Việt chính là Tiên, Rồng. Có một vị thần nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân, “sức khỏe vô địch", “nhiều phép lạ", giúp dân diệt trừ nhiều loài yêu quái hại dân lành, rồi dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Đó là những công đức lớn lao mà Lạc Long Quân đã đem lại cho người Việt, những công đức đó chỉ có tâm lòng người Cha mới làm được cho con cháu của mình.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các dinh chùa, miếu mạo ở Việt Nam ta, đều có hình ảnh con Rồng. Rồng trong tâm trí người Việt là tượng trưng cho sự cao quý, đẹp đẽ, đáng kính trọng, tôn thờ. Lạc Long Quân kết hôn với một vị tiên nữ là Âu Cơ, “xinh đẹp tuyệt trần".

Chúng ta là con cháu của những vị thần tiên khoẻ mạnh, nhiều phép lạ, nhiều tài năng ấy. Tại sao người Việt lại chọn hai vị thần này? Điều đó có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Rồng như tinh hoa của đất trời kết tụ ở “vùng nước thẳm", còn tiên là người tập hợp được mọi vẻ đẹp của “chốn non cao". Núi và biển, giang và sơn, nước và non, chẳng phải là tất cả thế giới rồi hay sao? Sự hòa hợp tuyệt diệu ấy sẽ làm nảy sinh những điều kì lạ. Đó là một trăm người con trai! Một lực lượng đủ chinh phục một “giang sơn rộng lớn".

“Bọc trăm trứng" là hình ảnh độc đáo nhân mạnh sự cùng chung một huyết thống, chung một lòng mẹ, cùng chung trí tuệ và sức mạnh người cha của dân tộc Việt Nam. Những người con trai đó, “hồng hào", “đẹp đẽ", “mặt mũi khôi ngô" là sự khẳng định dòng máu thần tiên cũng như khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người Việt Nam. Khi Lạc Long Quân trở về thủy cung, Âu Cơ lại một mình “nuôi đàn con nhỏ", “tháng ngày chờ mong". Đó chính là hình ảnh muôn đời của tấm lòng Mẹ.

Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.

17 tháng 4 2021

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

Nguồn: https://lazi.vn/edu/exercise/266294/hay-viet-doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-luom-trong-luc-hi-sinh-doan-van-tu-6-8-cau