K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo

Múa rối nước là sân khấu nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt. Do tính đặc sắc của nó, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian Múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với Tuồng, Chèo. Tinh hoa Múa rối nước Việt Nam đã được sự ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới, sân khấu Múa rối nước được xem là bộ môn nghệ thuật “Độc nhất vô nhị”.

Hình ảnh múa rối nước ở Việt Nam (Nguồn ảnh: Internet)

Tuy nhiên do xuất hiện sau so với những môn nghệ thuật khác nên Múa rối nước không tránh khỏi những hạn chế, cộng với mục đích thương mại đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng mai một và bị lãng quên. Vì vậy, việc bảo tồn loại hình nghệ thuật này vô cùng cần thiết. Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu, mỗi người hãy có ý thức trong việc giữ gìn, phát huy loại hình truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Có như vậy Múa rối nước mới thực sự xứng đáng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc có tuổi đời hàng ngàn năm, hội nhập và hòa vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong giai đoạn hiện nay.

7 tháng 5 2023

Áo tứ thân là kiểu trang phục truyền thống của phụ nữ miền bắc Việt Nam. Vào thế kỉ 17, để thuận lợi hơn cho việc đồng áng,áo trực lĩnh đã giản tiện thành áo tứ thân. Với chiếc áo này, người mặc có thể buộc hai tà trước để trông gọn gàng hơn. Chiếc áo tứ thân được cấu tạo bởi phần lưng áo gồm hai mảnh vải cùng gam màu ghép lại với nhau, phía trước có hai thân tách rời ra và được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo sự mềm mại và uyển chuyển khi mặc. Phía trên phần ngực không gài hết mà để lộ chiếc yếm thắm ẩn ở bên trong.Áo tứ thân dài gần chấm gót thường đi kèm với chiếc quần lĩnh đen và thắt lưng lụa màu. Đi cùng với chiếc áo tứ thân phải có chiếc yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao. Hiện nay, hình ảnh chiếc áo tứ thân chỉ còn xuất hiện ở các ngày lễ hội, những nhạc hội âm nhạc truyền thống. Chính vì thế, chúng ta cần đảy mạnh việc phát triển, giữ gìn di sản văn hóa này. Với những cách bảo tồn: tổ chức những buổi triển lãm, biểu diễn trang phục, quay video quảng bá hình ảnh áo tứ thân thì sẽ giúp nhiều người biết đến trang phục truyền thống, đặc trưng này.

 
7 tháng 5 2023

     Ngày 12/05/2022 vừa qua, Trường THPT A đã tổ chức một buổi ngoại khóa về chủ đề An toàn giao thông cho các học sinh trong trường. Tất cả các Cảnh sát giao thông quận, thầy cô trong Ban Giám hiệu, thầy cô giáo bộ môn cùng toàn thể học sinh trong nhà trường. Đại diện của cơ quan Cảnh sát quận đã có lời phát biểu và hướng dẫn cho tất cả học sinh về luật an toàn giao thông đường bộ, những tác hại nếu như không tuân thủ đúng theo luật giao thông,... Thông qua các hình thức ngoại khóa kết hợp như: Tuyên truyền, trò chơi vận động, Giải đáp thắc mắc, tiểu phẩm, xây dựng tình huống, thực hành kỹ năng,... hoạt động ngoại khóa dưới cờ đang trở nên có sức hấp dẫn riêng, lôi cuốn học sinh tham gia. Đây là hoạt động có kế hoạch cụ thể, được triển khai đối với mỗi chi đoàn và được thực hiện nghiêm túc, có sự chuẩn bị chu đáo, công phu từ phía học sinh và nhà trường.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Lễ hội Đền Hùng năm 2022:

Không tổ chức các hoạt động đông người để phòng Covid-19

Theo UBND tỉnh Phú Thọ, tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày quốc lễ của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, việc tổ chức phần lễ sẽ được tổ chức đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, thành kính; phần hội sẽ gắn với các hoạt động vui tươi, lành mạnh, hướng về nguồn cội.

Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường như hiện nay, để bảo vệ sức khoẻ nhân dân và du khách, phần lễ sẽ gồm: Lễ giỗ đức Quốc tổ Lạc Long Quân; Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ tổ chức vào ngày 6/3 âm lịch. Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch.

Trong phần hội, tỉnh Phú Thọ không tổ chức các hoạt động tập trung quá đông người, mà chỉ tổ chức một số hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như: Đánh trống đồng, đâm đuống (giã gạo), diễn xướng hát Xoan tại các làng xoan cổ, múa rối nước, bơi chải truyền thống.

Đồng thời UBND tỉnh Phú Thọ cũng quyết định, không tổ chức một số hoạt động như: Hội chợ Hùng Vương, Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương, Lễ hội đường phố… Bên cạnh đó, các hoạt động trong khuôn khổ "Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến tổ chức tại Phú Thọ dịp này sẽ tạm dừng đến thời điểm phù hợp.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lại những văn bản thông tin đã học.

- Chú ý những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

- Bằng chứng:

     Trong văn bản Đàn ghi-ta lõm trong dàn nhạc cải lương, tác giả sử dụng ba hình ảnh minh họa (Hình 1: Cầm đàn ghi-ta thường và cầm đàn ghi-ta phím lõm; Hình 2: Các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương; Hình 3: Đàn ghi-ta phím lõm trên sân khấu cải lương) để giúp người đọc hình dung ra hình dáng của cây đàn và môi trường sử dụng của loại đàn này.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Góp phần truyền tải thông tin, giúp nội dung của văn bản thông tin rõ nét và có sức thuyết phục hơn

 Ví dụ: Trong văn bản thông tin :’’Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống’’người viết đã đưa ra hình ảnh một góc của phòng trưng bày giúp người đọc thêm tin tưởng rằng đúng là nhà hát đã có thêm phòng truyền thống để trưng bà

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

VD: Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Belinsky (1811- 1848) cho rằng: Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Gợi ý bài làm:

1. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói cần nghị luận, nêu vấn đề nghị luận: Giá trị của thơ.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu nói: Vai trò của cuộc đời với thơ ca, giá trị của thơ ca là cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

- Thơ trước hết là cuộc đời.

  + Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn chương là gắn bó sâu sắc với cuộc sống và vì cuộc sống - giá trị nhân đạo.

  + Thơ được kết tinh bởi những rung động và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ với thế giới xung quanh nên chất liệu thơ chính là những chất liệu từ cuộc sống. Đó có thể là những sự vật hoặc từ chính cuộc đời nhà thơ.

  + Lấy dẫn chứng phân tích: Sang thu, Tây Tiến... phân tích chất liệu cuộc đời được sử dụng để sáng tạo bài thơ.

  + Đánh giá lại giá trị của thơ.

- Thơ là nghệ thuật:

  + Nếu cuộc đời bước vào trong thơ mà không được trau chuốt sẽ thô sơ và không có tính nghệ thuật.

  + Tất cả chất liệu cuộc sống được phát hiện và chọn lựa đều phải được mài giũa mới trở thành hình ảnh thơ.

  + Nhà thơ thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật để đưa cuộc sống bình thường vào những bài thơ dạt dào cảm xúc

  + Dẫn chứng: thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Huy Cận...

3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa câu nói và rút ra bài học tiếp nhận văn học.

5 tháng 3 2023

– Bên cạnh yếu tố ngôn ngữ, văn bản trên còn sử dụng những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như tranh ảnh, sơ đồ, infographic.

– Tác dụng:

Biến những thông tin phức tạp trở nên đơn giản, trực quan, gần gũi với đời sống và dễ hình dung.

+ Thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, trực quan. Bằng các kí hiệu, hình tượng, giúp người đọc khai thác nội dung cần thiết một cách nhanh chóng và dễ nhớ.

+ Tổ chức thông tin theo một trình tự logic hợp lí, liên kết các phần.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài nói chi tiết

     Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được phép thuyết trình về một vấn đề khá quan trọng đối với học sinh chúng ta.

     Tôi từng nghe một câu chuyện rất hay như thế này. Chuyện xưa kể rằng, có đôi bạn rất thân, từ nhỏ đã sống và học hành bên nhau. Tuy nhiên hai người có chút khác biệt là một người thì siêng năng học hành, còn một người thì không chú tâm đủ cho việc học. Nên trong kỳ thi kén chọn nhân tài của nhà vua, người học trò siêng năng đã đậu trạng nguyên. Còn người bạn kia không được gì đành ôm nỗi buồn mà về quê nhà. Tân trạng nguyên rất vui vì thành quả sau bao năm đèn sách đã thu hoạch được. Tuy nhiên, anh cũng rất buồn vì người bạn chí cốt không đỗ đạt cùng mình. Với niềm hy vọng và lòng yêu mến bạn, anh đã dùng một cách rất độc đáo để khích lệ và tạo động lực cho bạn là không nhận người kia là bạn nữa, xa lánh, coi thường và kể cả việc dùng những lời lẽ thậm tệ để mạt sát anh bạn kia nữa. Cách cư xử đó đã làm người bạn kia rất tức giận và tự nhủ : “ anh nghĩ anh được làm quan là ghê gớm hả? Tôi cũng sẽ làm quan cho anh thấy.” Và quả như vậy, ba năm sau anh đã trong đợt thi trạng nguyên kế tiếp, anh đã ghi danh bảng vàng với danh hiệu Trạng nguyên cùng số điểm rất cao. Sau đó anh tìm cách gặp lại người bạn cũ năm nào đã phụ bạc mình để “trả đũa”. Nhưng rồi qua tiếp xúc, anh mới nhận ra tấm chân tình của người bạn giành cho anh. Thế là từ đó mối thâm tình của hai người lại càng sâu đậm hơn. Đây quả là một tình bạn đẹp mà ai trong chúng ta cũng muốn có. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là tình bạn mà là nguyên nhân tại sao sau ba năm, một thời gian không dài lắm đã biến một con người lười biếng, không có chí tiến thủ trở thành một trạng nguyên xuất chúng như vậy? Hay nói cách khác, câu chuyện trên đã phản ánh một vấn đề xã hội đó là tầm quan trọng của động cơ học tập.

     Tôi xin phép được khảo sát một số bạn. Động cơ học tập của bạn là gì?; “Theo bạn, động cơ học tập có quan trọng không?

     Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.

     Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.

     Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

     Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

     Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.

     Bài thuyết trình đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy/cô và tất cả các bạn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để phần thuyết trình của mình được hoàn thiện hơn.