Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn than khảo:
Sự nguội lạnh trong tình yêu có thể mang lại những hậu quả đau lòng và ảnh hưởng sâu sắc đến cả hai bên trong mối quan hệ. Đầu tiên, nó có thể làm tổn thương lòng tự trọng và sự tự tin của người bị bỏ rơi, khi họ cảm thấy bị lạc hậu và không đáng được yêu thương. Đau đớn từ sự tổn thương này có thể kéo dài và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và tinh thần của họ.Hậu quả khác của sự nguội lạnh trong tình yêu là gây ra sự phân ly và xa cách giữa hai người. Mối quan hệ mất đi sự gắn kết và sự hiểu biết, dẫn đến việc mất đi lòng tin và giao tiếp không hiệu quả. Điều này có thể tạo ra một vòng lặp tiêu cực, khi mỗi bên cảm thấy cô đơn và bất lực hơn trong mối quan hệ.Ngoài ra, sự nguội lạnh trong tình yêu cũng có thể dẫn đến sự suy giảm của tình cảm và hấp dẫn giữa hai người. Khi không còn sự chăm sóc và quan tâm từ đối phương, lòng yêu thương dần mất đi và thay vào đó là sự lạnh nhạt và xa cách.Tuy nhiên, không phải lúc nào sự nguội lạnh cũng mang lại hậu quả tiêu cực. Đôi khi, nó có thể là cơ hội để hai người tự nhìn nhận và cải thiện mối quan hệ của mình. Sự nguội lạnh có thể là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang gặp khó khăn và cần sự chăm sóc và đầu tư hơn từ cả hai phía.Tóm lại, sự nguội lạnh trong tình yêu có thể gây ra những hậu quả đau lòng và ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ. Tuy nhiên, nó cũng có thể là cơ hội để hai người hiểu rõ hơn về nhau và cải thiện mối quan hệ của mình, nếu họ có đủ lòng chân thành và quyết tâm.
#tsubaki
Một người muốn đạt được thành công thì phải tự hoàn thiện bản thân mình về tài năng và phẩm chất đạo đức, và một trong những nhân tố không thể thiếu quyết định thành công của con người đó chính là kỹ năng sống. Tất cả những vấn đề nêu trên là hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu kỹ năng sống. Nếu không có kỹ năng sống, con người sẽ không thể tồn tại và phát triển được trong xã hội đầy hiểm nguy và khắc nghiệt này, bởi vậy, bạn cần phải ngay lập tức học hỏi kỹ năng sống cho bản thân mình. Tham gia một khóa đào tạo kỹ năng sống nếu bạn là một người có điều kiện, nếu kinh tế của bạn không cho phép thì chúng ta vẫn có thể tự học. Chúng ta có thể trải nghiệm thực tế và luyện tập hoặc tìm hiểu trên những trang web chuyên dạy về kỹ năng sống, lắng nghe lời khuyên từ những người có kinh nghiệm cũng rất quan trọng. Và một lưu ý nữa là các kiến thức về khoa học kĩ thuật học được ở trên lớp cũng rất quan trọng trong việc giúp bạn lật ngược tình thế vào những lúc khó khăn đấy, vì vậy đừng coi thường việc tiếp thu kiến thức từ những môn học mà bạn cho là khô khan và tiêu tốn thì giờ nhé. Nếu bạn chưa tự tin về khả năng xử lý tình huống của mình thì cũng đừng sợ phải tham gia vào những điều mới mẻ bởi chúng ta cũng có thể học được từ những việc mà mình chưa thử, vấp ngã và sai lầm sẽ giúp chúng ta ghi nhớ sâu hơn những bài học cuộc sống, có được những kinh nghiệm quý báu góp thêm hành trang cho kĩ năng sống của mình. Kỹ năng sống rất quan trọng với con người, vì vậy, mọi người phải luôn không ngừng học tập và cảnh giác cao độ trước những tình huống có thể gặp phải trong cuộc sống. Cuộc sống là không ngừng vận động và chẳng biết khi nào hiểm nguy sẽ ghé thăm cuộc đời chúng ta vì vậy tự chuẩn bị hành trang cho mình là một việc hoàn toàn thiết thực để tồn tại và tự tin hơn trong cuộc sống.
Tk:
Có những thứ giết chết con người nhanh hơn cả dịch bệnh đó là sự kỳ thị. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, khuyến cáo từ Bộ Y Tế đã đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid nhưng vẫn còn một bộ phận người dân có thái độ kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hoặc người nhiễm bệnh. Tại sao có sự xa lánh, kỳ thị này? Bản chất của kỳ thị thường gắn liền với những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa do vậy người sợ tránh xa, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc không đầy đủ về Covid-19. Để rồi họ sẵn sàng buông những lời lẽ thô tục, những hành động thiếu đạo đức làm tổn hại đến những người vô tội. Và rồi, người chịu nhiều thiệt thòi nhất lại là những người cần tình yêu thương nhất. Thay vì kỳ thị chúng ta nên cần hiểu rõ vấn đề, luôn tin tưởng vào các cơ quan chức năng, đội ngũ bác sĩ của chúng ta. Đặc biệt, dành tình cảm, tình yêu thương và sự quan tâm đến những người nhiễm và tiếp xúc với người bệnh để họ có thể an tâm điều trị. Chỉ có vậy, nước ta mới có thể đẩy lùi và chữa trị dứt điểm những trường hợp còn lại. Là những người trẻ - chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết và hiểu về nó, đẩy lùi những hành động xấu, dịch bệnh xấu khỏi Việt Nam và Thế giới.
Tham khảo!
“Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.
COVID-19, SARS-CoV-2, CRONA, NCOVI... là những từ được nhắc đến nhiều nhất những ngày qua. Khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, đến nay dịch bệnh đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Gọi COVID-19 là “giặc” quả không sai khi nó đang gây ra nỗi sợ hãi, sự chết chóc, thậm chí từng giây trôi qua lại có công dân của một nước nào đó trên thế giới phải bỏ mạng vì tên “giặc” này. Sự “hung tàn” của COVID-19 đang “tuyên chiến” với cả thế giới, chúng thật “mưu mô, xảo quyệt” khi đã và đang “lén lút” gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình.
Những ngày này, bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc COVID-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam mến yêu.
Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó được hun đúc trong mỗi người Việt Nam và thể hiện rõ nhất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Theo nghĩa nào đó, COVID-19 cũng chính là “giặc ngoại xâm”, đang tìm cách lây lan, gây phương hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn được duy trì ở mức cao trong những năm gần đây. Trước khi “tên giặc này” xâm phạm “bờ cõi” với ca dương tính đầu tiên ngày 23/01/2020, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức rõ sự “hung hãn” của nó nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước làm tốt công tác nắm tình hình diễn biến dịch bệnh, đồng thời tập trung huy động nguồn lực nhằm chiến đấu và chiến thắng “giặc COVID-19”. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Chủ trương, quan điểm này được cả hệ thống chính trị và toàn dân một lòng hưởng ứng. Qua đây, chúng ta cũng thấy được bản chất nhân văn, nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ khi cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19” được khởi động, chúng ta đã nhìn thấy tinh thần quyết liệt, khẩn trương ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành để kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của “quân địch”; các biện pháp ngăn chặn, cách ly tại địa bàn dân cư và các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được triển khai nhằm cô lập, triệt tiêu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19”, đã xuất hiện nhiều tấm gương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác đóng góp công sức, tiền của chống giặc. Đó chính là tinh thần yêu nước, tương thân tương ái.
Hiện nay, trước diễn biến mới của dịch bệnh, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, ở tất cả các địa phương đã và đang thực hiện biện pháp tăng cường hơn, mạnh mẽ hơn, cách ly toàn xã hội trong 15 ngày. Những thông tin, hình ảnh về các chốt kiểm soát trên khắp các tuyến đường, tuyến phố, bản làng giống như “thiên la địa võng” không để “giặc COVID-19” xuyên qua, đi qua. Chính phủ kêu gọi mỗi người dân hãy phát huy tinh thần yêu nước, chỉ ở nhà trừ những trường hợp cần thiết phải ra ngoài, đơn giản như vậy thôi cũng đã là một hành động hết sức thiết thực góp phần tiêu diệt “giặc COVID-19”.
Đáng nói hơn, mặc dù tiếp giáp với quốc gia khởi phát của dịch bệnh là Trung Quốc, nhưng đến thời điểm hiện tại, cuộc chiến đấu của Việt Nam chống “giặc COVID-19” đang duy trì những tín hiệu hết sức tích cực, chúng ta đã kiềm chế tốt sự lây lan và gia tăng các ca nhiễm mới, chưa có trường hợp bệnh nhân nào bị “quật ngã” khi được sự trợ giúp của đội ngũ y, bác sĩ tận tình và tâm huyết. Đặc biệt, khí thế quật cường của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chưa lúc nào bị nao núng. Những chiến binh áo trắng đang không quản ngại ngày đêm túc trực và giữ thế chủ động trong cuộc chiến đấu sinh - tử này. Vẫn biết rằng, nguy cơ bị lây nhiễm là không thể loại trừ nhưng mỗi y, bác sĩ vẫn “vững tay súng”, “vững trận địa” trên mặt trận chiến đấu chống “giặc COVID-19”. Có được điều đó là xuất phát từ tinh thần quả cảm, từ ý thức, trách nhiệm cao với công việc, giữ vững tinh thần “lương y như từ mẫu” và một điều rất quan trọng ở phía sau họ chính là hậu phương vững chắc, là sự đoàn kết một lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân được kết tinh và phát huy từ lòng yêu nước của nhân dân ta, dân tộc ta.
Cuộc chiến đấu này có thể chưa kết thúc ngay mà kéo dài một thời gian nữa, nhưng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi hoàn toàn và xướng lên ca khúc khải hoàn với tinh thần yêu nước được thắp sáng lên. Nhất định là như vậy.
Tham khảo:
Tự lập là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công của con người. Tự lập là chúng ta có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỉ lại, không nhờ vả người khác. Nó thể hiện sự tự tin của bản thân ta. Tính tự lập còn giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như: cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,…Giúp cho ta dần dần hoàn thiện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tính tự lập còn tạo cho bản thân những thử thách mới lạ, tạo niềm vui cho cuộc sống. Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu. Do đó, chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này, nhất là thế hệ trẻ ngày nay. Để có thể đương đầu một cách tự tin trước cuộc đời đầy bon chen xô bồ này.
Tham khảo :
Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Muốn thành công trong cuộc sống, tự lập là năng lực cần có ở mỗi con người. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người có bản lĩnh, luôn tự tin trước cuộc sống, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Người có tính tự lập hường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người. Người không biết tự lập thường sống ích kỉ, dựa dẫm vào người khác, lười biếng, ỷ lại trong công việc, bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Là học sinh, muốn có tính tự lập, trước hết phải chăm chỉ học tập tốt, biết tự mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm, luôn năng động và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống, không bao giờ chán nản hay lùi bước trước khó khăn trở ngại. Có làm được như vậy, học sinh sẽ sớm hình thành được bản lĩnh tự lập, mai này trở thành người hữ ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Từ xa xưa đến nay, trong lòng mỗi người dân luôn tồn tại một tình yêu đất nước mãnh liệt. Tình yêu đất nước là là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó là một tình cảm thiêng liêng, mãnh liệt của mỗi người dành cho đất nước. Đối với đất nước Việt Nam ta thì tinh thần yêu nước nó đã được trỗi dậy mạnh mẽ suốt 4000 năm lịch sử phong kiến. Nó được biểu hiện rõ nét nhất ở sự anh dũng, chiến đấu, hi sinh các thế hệ cha anh ta ngày trước để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Những người trẻ tuổi từ con trai đến con gái - họ đang ở một độ tuổi xuân phơi phới chìm vào trong những giấc mơ tươi sáng, trong trắng nhưng giờ đây vì lòng yêu nước quá mãnh liệt thì họ đã không không ngại gian khổ hiểm nguy mà rời xa quê hương, người thân để cầm súng đi chống giặc và giành lại độc lập cho đất nước. Còn những người dân ta ở tiền tuyến thì cũng luôn chu cấp vẹn toàn cho các chú bộ đội Cụ hồ từ bữa ăn đến chỗ ngủ để họ có tinh thần tốt nhất để đánh giặc giành độc lập - đây cũng xuất phát từ chính lòng yêu nước. Chúng ta có các anh hùng dân tộc hi sinh, có người hi sinh khi còn rất trẻ - là một nỗi đau nuối tiếc nhưng lại vô cùng vinh quang, đáng tự hào như :Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…Đó là đối với chiến tranh ngày xưa còn đối với thời kì hòa bình bây giờ thì tình yêu đất nước được thể hiện rất đỗi bình dị. Tinh thần ấy được thể hiện qua tình cảm của mỗi người dân đối với gia đình, hàng xóm, quê hương,....Tất cả đều một lòng xuất phát từ tinh thần yêu nước trong mỗi người. Vì vậy, để phát huy tinh thần yêu nước và nuôi dưỡng nó thì thế hệ trẻ chúng ta bây giờ cần ra sức học tập thật tốt để góp phần bảo vệ và phát triển đất nước ngày càng vươn ra ngoài quốc tế để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã nói. Hãy cùng nhau thực hiện lời nói của Bác Hồ - người cha già, người Bác kính yêu của chúng ta :"Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước."
bn Good boy lm ở dưới bn ạ