K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2019

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

12 tháng 7 2016

(Tả ngoại hình con lợn)

Chú có một bộ lông trắng như cước lại được lớp da trắng mịn làm nền, trông chú vốn đã trắng lại càng trắng hơn. Mỗi lần chú sục vào máng cám ăn y như một ông hút khổng lồ làm sôi lên những bọt nước như bong bóng mưa mùa hạ. Cái bụng của chú mới bệ vệ, nặng nề làm sao. Từ máng cám đến góc chuồng chừng hai mét mà chú phải ì à ì ạch một lúc sau mđi lết tới được rồi ngã bịch xuống nền chuồng, mũi miệng thi nhau thở. Còn hai cái tai thì như hai cái lá mít phất qua, phất lại như cám ơn mọi người đã cho chú một bữa chén no say

12 tháng 7 2016

(Tả ngoại hình con mèo)

Đó là con mèo của nội em đem từ quê lên cho em. Lông nó đen tuyền, mượt như nhung. Em đặt luôn tên cho nó là Nhung. Vuốt tay lên người nó bàn tay như dịu đi bởi cài mượt mà của bộ lông dày. Hai con mắt trong vắt, lồ lộ, óng ánh như hòn thủy tinh màu lam. Mũi nó đen bóng như láng mỡ. Hai mép tua tủa những hàng ria. Mồi lần nó ngáp ngủ, cái lưỡi thè dài ra ngoài miệng, đỏ hồng như trái ớt chín. Lúc ấy bốn chân nó choãi ra, lưng uốn cong cong như cái vòng, đuôi dựng lên như cái cần câu. Nhung có bộ vuốt cực sắc. Nó có thể bấm vào cây cau leo lên thoăn thoắt đến gần ngọn rồi buông người nhảy xuống mà cứ êm ru bởi dưới các bàn chân là một nệm thịt như nệm “Kim đan”.

17 tháng 1 2018

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới) 

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

17 tháng 1 2018

anh yêu em thúy lê :))

3 tháng 1 2018

Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá, để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thoả thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.

tk mình nhé

17 tháng 7 2018

Ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả. Bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng la tả, bụi bay mù mịt.

Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa. Mưa mau dần. lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa. Nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước. Cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện. Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, người thì mặc áo mưa đi tiếp. Trên vỉa hè mỗi lúc một đông. Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.

Con đường vẫn có những chiếc xe máy đi qua chắc là họ có bận việc gì thế mới không kịp dừng xe để mặc áo mưa. Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp. Tia chớp lóe sáng loằng ngoằng trên bầu trời xám xịt. Tiếng sấm rèn vang khiến cho những em bé nép mình vào người mẹ. Trong nhà bỗng tối sầm lại, một cái mùi xa lạ đến khó tả. Con mèo nằm co ro trên giường, thỉnh thoảng meo meo nhìn trời mưa như sợ hãi. Mưa đến đột ngột và tạnh cũng bất ngờ. Mưa đang ào ạt, thưa dần rồi tạnh hẳn.

Sau cơn mưa trời lại sáng. Mặt trời ló ra những tia nắng ấm áp, nhè nhẹ xiên xuống mặt đường. Cỏ cây được tắm gội sạch sẽ. Những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như ai vừa chùi. Chim chóc từ đâu bay ra lại hót líu lo. Mọi người ồ ạt xuống lòng đường. Mưa đem lại nước và cái mát dịu cho cây cối, con vật và mọi người để xua đi cái nắng nóng oi ả.

17 tháng 7 2018

Mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên những nhánh lá, mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.

~~~~~~ỦNG HỘ MK NHA~~~~~~~

7 tháng 12 2018

Truyện dân gian là kho tàng quý báu của dân tộc ta, nó luôn thu hút người đọc, luôn có sức hấp dẫn riêng của mình. Và chắc chắn rằng các bạn đã rất quen thuộc với truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh" rồi nhỉ. Câu chuện kể về cuộc tranh giành công chúa của hai vị thần là thần Núi và thần Nước. Cuộc chiến đã diễn ra vô cùng khốc liệt, và Sơn Tinh- Thần Núi luôn luôn chiến thắng Thần Nước hẹp hòi, si tình. Điều mà tôi thích nhất của câu chuyện là nó giúp tôi hiểu được vì sao cứ vào tháng 7, tháng 8 hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta lại hay xảy ra lũ lụt, hiểu thêm về ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Chính vì vậy, cứ vào mùa mưa, mùa bão các địa phương lại phải tu sửa đê điều để tránh các thiệt hại do cơn tức giận của Thần Nước gây ra.

XIN LỖI BẠN VÌ MÌNH KHÔNG BIẾT VIẾT GÌ THÊM CHO NÓ DÀI RA, BẠN CÓ THỂ THÊM MỘT SỐ CHI TIẾT VÀO BẠN NHÉ!!!

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

14 tháng 12 2020

Trong những nhân vật mà em biết em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi ". Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

13 tháng 11 2023

                     Tâm sáng

        Sương còn mờ tựa phù vân,                

    Nắng vàng bẽn lẽn xua dần bóng đêm.

         Hương khuya rớt nhẹ bên thềm,

   Bình minh e thẹn hôn lên mắt hường.

         Tâm thanh giữa chốn vô thường,

 Vầng dương sáng tỏa đoạn trường xá chi!

         Tác giả Thương Hoài olm

       

              

 

 

       

13 tháng 11 2023
ÌNH minh đã rạng thỏa thê lòng Biển dứt cơn cuồng nộ bão phong Kẻ muốn mưa tàn yên lặng sóng Thuyền mơ nắng rạng thả xuôi dòng Đời ly biệt tủi thương chờ ngóng Kiếp rẽ phân sầu hận nhớ mong Viễn xứ từng đêm thầm khát vọng Về bên gối Mẹ trĩu lưng còng   Về bên gối Mẹ trĩu lưng còng Ước nguyện bao ngày khắc khoải mong Hớn hở căng buồm lên vượt sóng Mừng vui bẻ lái chạy theo dòng Làng xưa gió nhẹ lay hàng liễu Xóm cũ mây vờn đảo rặng phong Tỉnh giấc công hầu mê hão vọng Bình mình đã rạng thỏa thê lòng.
12 tháng 12 2018

Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất.  Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt…, dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng… Bởi đúng như Benjamin Frankmin đã nói: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu”.

Nowadays, energy is being run out more and more so it is one of the most important things of our life. We need to save energy because nobody of us can lives without energy. So why don't we start to do it right in our home? We have many ways to save energy in our home. One of those ways is using electricity, water and gas economically. Such as we should turn off the light in room when we go out or in unnecessary situations, avoid wasting water, shut the kitchen stove when stop cooking. Use a microwave instead of a stove to reheat food. Use rechargeable batteries instead of disposable batteries... Besides, we should use electrical equipments which are energy - saving. Such as using lights and fans that have low capacity, or using equipments which reserve electricty. Not only do these help us to save money but also they work effectively.
In addition, we should frequently check electrical equipments in our home in order to fix opportunely. In summary, we need to save energy so that energy isn't run out and continues to serve human's life.