K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày 5/9 lại đến gần làm tôi chợt nhớ đến lễ khai khai giảng đầu tiên trong đời mình. Ngày hôm ấy, tôi sửa soạn tươm tất với bộ đồng phục mới được mua.  Sau đó tôi theo mẹ đến trường. Ngôi trường tiểu học này to hơn hẳn trường mẫu giáo. Mọi thứ đều còn rất mới, khang trang, sạch đẹp. Tôi sợ hãi núp vào người mẹ. Mẹ có nói nhỏ với tôi "Trước lạ sau quen, con đừng lo, ngồi vào chỗ đi". Tôi chọn một chỗ ngồi trong sân trường để tham dự lễ khai giảng. Trường học rực rỡ sắc màu của cờ và hoa. Thầy cô và học sinh đều mặc thật trang trọng.  Buổi lễ khai giảng bắt đầu với lễ chào cờ trong không khí trang nghiêm. Sau đó là những tiết mục văn nghệ đầy màu sắc. Cuối cùng là phần diễu hành của khối lớp 1.  Và buổi lễ khai giảng bế mạc bằng bài phát biểu của cô hiệu trưởng. Đã bao năm trôi qua tôi không thể quên được buổi lễ khai giảng đầu tiên của mình. Đó sẽ mãi là hồi ức đẹp nhất tôi cất giữ trong tim.

3 tháng 8 2023

Ngày tựu trường là một ngày đặc biệt đối với tôi. Khi bước vào cổng trường, tôi cảm nhận được sự phấn khởi và háo hức tràn đầy trong không khí. Cảm giác này không thể tả bằng lời, nhưng nó thực sự làm tôi cảm thấy như một con chim nhỏ được tự do bay lượn trên bầu trời. Tôi cũng không thể không nhắc đến sự hồi hộp khi gặp lại bạn bè cũ và tạo ra những kỷ niệm mới. Tựu trường là thời điểm để tôi thể hiện bản thân và khám phá những tiềm năng bên trong mình.

9 tháng 7 2019

Chắc hẳn trong cuộc đời học sinh mỗi con người ai cũng đều trải qua vui , buồn cùng những người bạn cùng trang lứa nhưng đáng nhớ hơn hết là những kỉ niệm cùng người bạn thân của mik .(1) Bạn thân thì có lẽ ai cũng có nhưng cái quan trọng là người bạn đó có tốt với mik ko , và thật may mắn là em có một người bạn thân thiết và rất tốt bụng cùng lớp tên là Ngọc Anh .(2)  Ngọc Anh có học lực khá , ko quá giỏi trong lớp nhưng cô bạn vẫn luôn tươi cười , cố gắng sau mỗi lần điểm kém , đó là nghị lực cao của bạn ấy .(3) Cô bạn thân của em có một dáng người nhỏ nhắn , thanh mảnh cùng mái tóc dài suôn mượt  mới thật đẹp làm sao . (4) Ngọc Anh luôn trưởng thành trong mắt em bởi những hành động ân cần , dỗ dành đứa em tr

9 tháng 7 2019

để mik viết tiếp nhá : trai bé nhỏ của cậu ấy thật đáng ngưỡng mộ , đã vậy Ngọc Anh còn lễ phép chào người lớn tuổi như ông bà bố mẹ , khách đến chơi nhà thì  Ngọc Anh cười tươi chào đón họ  với đôi mắt dịu hiền long lanh .(5) đấy chỉ là hình dáng , và một chút cái tốt mà em thấy rõ ở bạn thôi , còn với em thì cô ấy luôn bên em mỗi lúc em buồn , luôn chờ đợi để muộn học cùng em , luôn khuyên em những lời tốt nhất sau những lần em cãi nhau với bạn bè cùng lớp hay những lúc hai đứa em giận nhau cô ấy cũng luôn là người làm hòa trước , chúng em chẳng bao giờ giận nhau lâu .(6). kể ra những cái trên thật dài dòng mà dễ nghe lắm nhưng mấy ai thấu hiểu đưuọc là chỉ cần người bạn ấy luôn bên cạnh em cũng chính là ngọc anh - bạn thân của em thì em cũng đã thấy cô ấy thật tâm lí  giờ chúng em luôn đoàn kết vs nhau , vượt qua mọi khó khăn giống nhau câu thành ngữ :Đã là bạn thì mãi mãi là bạn 
Đừng như sông lúc cạn lúc đầy

27 tháng 4 2020

                                                                                         Bài làm 

       Bác Hồ đối với mỗi người chúng ta chắc đã không còn xa lạ gì. Nhà thơ Minh Huệ thông qua bài thơ ' Đêm nay Bác không ngủ ' đã thành công trong việc miêu tả hình ảnh Bác Hồ. Trong chiến dịch kháng chiến giành lại độc lập cho dân tộc, Bác là người đã lãnh đạo quân dân ta đứng dậy đấu tranh vì cuộc sống hòa bình , hạnh phúc sau này. Tuy vậy, Bác vẫn luôn dành tình cảm yêu mến cho những người chiến sĩ đang chiến đấu trên mặt trận. Vì vậy, tất cả mọi người đều đối xử với Bác như một người cha già. Trong chiến dịch, Bác không ngủ vì lo cho những người dân công, lo cho cuộc chiến đấu ngày mai, xa hơn nũa là lo cho vận mệnh tương lai của đất nước ta. Bác quan tâm đến những người đang chiến đấu giành lại độc lập nói riêng và lo cho tất cả mội người trên đất nước ta nói chung. Qua đó, chúng ta có thể thấy được Bác là một người lãnh tụ tuyệt vời.

20 tháng 9 2020

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc.

27 tháng 2 2020

Tuy nhiên, qua khảo sát của phóng viên Báo Hànộimới cho thấy, vẫn còn có nơi chưa triển khai liên tục, chưa có hướng dẫn cụ thể tới từng hộ dân nên ý thức phòng, chống dịch bệnh của một số người dân chưa cao. Như tại chung cư Goldsilk Complex phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), đến nay các hộ dân không được phát tờ rơi tuyên truyền về dịch Covid-19 ngoài một vài chiếc pa nô dán chung ở tầng 1 các tòa nhà. Chị Nguyễn Thị Hoa, tòa nhà T, bức xúc: “Do chung cư chưa có ban quản trị, trong khi công tác tuyên truyền không được phường Vạn Phúc quan tâm dẫn đến ý thức của một số người hạn chế. Vẫn có người vào thang máy không đeo khẩu trang, nói chuyện to”.

Trong khi đó, tại chợ Hà Đông (quận Hà Đông), nhiều tiểu thương không đeo khẩu trang, găng tay khi bán hàng. Bà Nguyễn Thị Hạnh, bán thịt lợn tại chợ, khi được hỏi cho biết: “Tôi có bị bệnh đâu mà phải đeo khẩu trang”. Tương tự, tại Tổ dân phố Nguyên Xá 2, phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm), rất nhiều người dân đến nơi công cộng tập trung đông người nhưng không đeo khẩu trang... 

Nhằm khắc phục hạn chế, đồng thời định hướng công tác tuyên truyền, ngày 12-2 vừa qua, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn số 102-HD/BTGTU về tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tiếp đó, tại cuộc họp chiều 17-2 về phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo các địa phương cần vận dụng linh hoạt hình thức tuyên truyền, vận động, không nên "bó cứng" bởi các quy định, hạn chế sử dụng hình thức cưỡng chế, nên sử dụng các thiết chế, hương ước của làng xóm, dòng họ... để vận động người dân tự giác thực hiện việc giám sát.