K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2018

Năm nay bác sĩ Hoàng đã 54 tuổi nhưng trông bác rất trẻ. Dáng người bác cao to khỏe mạnh nên nhìn ngoài vào mọi người đều nghĩ bác chỉ mới tầm 45 tuổi thôi. Hàng ngày mỗi buổi sáng sớm bác lái xe đến bệnh viên Mắt để khám bệnh cho mọi người. Bác sĩ Hoàng rất giỏi về chuyên môn nên lịch hẹn để được bác khám rất đông. Có một lần ba em đưa em đi kiểm tra Mắt mà phải đợi hơn 2 giờ mới được Bác Hoàng khám. Khi nhìn thấy ba với em bác Hoàng bảo sao buổi tối không qua nhà bác kiểm cho khỏe mà phải đến đây xếp hàng cho mệt, rồi bác cười. Ba em cười trả lời là sẵn tiện đường nên vào xem bác làm việc như thế nào.

Ngoài khám bệnh ở bệnh viện, bác sĩ Hoàng rất giỏi nên còn là giảng viên của đại học Y khoa nữa. Tuần nào bác cũng đến giảng bài hướng dẫn cho mấy anh chị sinh viên học tập.

Bác sĩ Hoàng là một người bác sĩ rất tận tâm với công việc và rất yêu mến mọi người. Có nhiều người nghèo đến khám nhưng không đủ tiền để ra nhà thuốc mua thuốc thì bác dặn họ chiều tối ghé về nhà bác để lấy thuốc bác cho.

Ngoài ra có những hôm khuya tất cả đi ngủ hết rồi nhưng có người bị tai nạn ảnh hưởng đến Mắt đưa đến gõ cửa nhà bác thì bác vẫn khám và sơ cứu sau đó cùng họ vào bệnh viện cấp cứu.

Em rất ngưỡng mộ bác và sẽ cố gắng để trở thành một bác sĩ để có thể được như bác sĩ Hoàng.

Kết quả hình ảnh cho hinh bố thí cái

30 tháng 1 2018

Hôm nay, mình kể cho các bạn nghe chuyện về ông Năm - người bác sĩ già và là ân nhân của gia đình mình khi gia đình mình còn ở ngoài Hà Nội . Năm nay, ông Năm đã 65 tuổi, nhưng ông rất khỏe mạnh và phong độ. Ông cao to. Da trắng. Tóc muối tiêu. Nhìn ông, ai cũng đoán ông khoảng 55 hoặc 56 tuổi là cùng. Ông trẻ không chỉ bởi dáng vẻ bên ngoài mà còn bởi sự nhanh nhẹn hoạt bát của ông. Khu phố mình ai cùng yên tâm hơn khi có một bác sĩ tài giỏi mà lại nhiệt tình ở ngay phố của mình. Có thể nói, từ ngày ông về hưu, ông đã cứu được rất nhiều người trong khu phố. Với gia đình mình thì ông là một ân nhân. Câu chuyện như thế này: Mùa đông ở miền Bắc thì các bạn cũng biết qua báo, đài rồi đấy. Trời rét như cắt da, cắt thịt. Ấy vậy mà vào một đêm gió mùa lạnh giá từ phương Bắc tràn sang, ba tôi bị đau nặng. Giữa đêm hôm khuya khoắt giá rét như vậy mà khi được mẹ tôi sang mời, ông Năm đã sang ngay. Hôm đấy, ông Năm không sang thì chắc chắn ba tôi không thế qua khỏi. Tại vì ba tôi bị đau ruột dư (ruột thừa) chỉ cần để ba ở nhà thêm mấy tiếng đồng hồ nữa thì không thể cứu được. Vừa sang đến nhà, ông Năm khám bệnh cho ba mình xong là bắt đưa ba đi viện ngay. Các bác sĩ ở bệnh viện nói may gia đình đưa đi kịp thời mới cứu được đấy. Bình thường, gia đình mình đã rất kính trọng ông Năm. Qua việc ông Năm cứu ba mình, gia đình mình đã coi ông Năm là ân nhân. Ông Năm - người hàng xóm của gia đình mình đã giúp mình hiểu được đầy đủ hơn ý nghĩa của câu “Thầy thuốc như mẹ hiền” đấy các bạn ạ.
 

22 tháng 11 2021

nhìu đề thế cô giao trên lớp còn chx xong thì nghĩ hộ bạn còn đâu thời gian lm bài ở lớp (zới lại cô giao cho bạn bạn phải tự lm chớ)

“Dáng bác hơi tròn, phúc hậu, mắt bác to và sáng, với mái tóc xoăn bồng bềnh, khiến bác trông giống một thi sĩ hơn là một bác sĩ”, em Tiến tả.

Qua cách nhìn của bệnh nhân nhí này thì: “Bác là người có đức tính cao quý như hiền lành, tốt bụng, thẳng tính, giỏi chuyên môn và tâm huyết với nghề”.

Bài văn kể: “Mỗi ngày bác rất bận rộn với công việc khám, chữa bệnh cho bệnh nhi, thỉnh thoảng lại phải đi công tác. Tuy công việc rất bận rộn nhưng bác không quên dành thời gian trả lời tư vấn, giải đáp thắc mắc miễn phí của các ông bố bà mẹ về các bệnh trẻ em thường gặp. Việc làm này rất hữu ích và giúp đỡ mọi người được rất nhiều”.

Bé còn kể trong bài là mình luôn làm theo những lời dặn dò của bác sĩ có bí danh là “Bác sĩ mê con nít” này trên báo Nhi đồng.

“Em rất yêu quý và tự hào về bác, em sẽ cố gắng học giỏi để sau này được sống và làm việc có ích như bác Khanh”, bé Tiến viết trong bài văn.

“Bé mê bác lắm nên cũng mê làm bác sĩ. Bé có nguyên một thùng đồ nghề to đùng luôn. Mỗi lần lấy ra làm đủ kiểu chích thuốc cho gấu bông, cho chú lính, đeo găng tay làm ra vẻ chuyên nghiệp nhìn vui lắm!”, chị Vân tâm sự.Chị Võ Thái Vân (ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM, mẹ bé Tiến) cho biết phòng khám của bác Khanh lúc trước ở Hóc Môn, nhà chị cũng ở đây. Lúc nhỏ, bé Tiến bệnh suốt, cứ bệnh là lại tìm đến bác Khanh. Rồi sau này, bác nghỉ phòng khám thì gặp bác trên facebook, ti vi. Bé đọc báo Nhi đồng thì rất thích bác Khanh - với bí danh là “Bác sĩ mê con nít” và thần tượng bác.

Khi đọc được bài văn của con, chị cho biết: “Vui. Chữ viết thì xấu gạch tới gạch lui tùm lum. Cô giáo cũng đánh giá cao bài làm. Tuy nhỏ nhưng bé nắm bắt nhanh và bao quát lắm. Cái gì trong mắt bé mình thấy già dặn, đặc biệt rất tình cảm!”.

Theo chị Vân: “Bác rất hiền và giỏi. Hồi con mình bị bệnh tay chân miệng, bác cho thuốc uống rất hay. Nếu không gặp bác đợt đó mà nằm viện thì cực lắm. Nói chung, mình thấy tuyệt vời. Mẹ cũng thần tượng, mà con trai cũng mê nữa nên cả nhà quý lắm! Theo dõi bác trên facebook, fanpage, tuần nào bé cũng đọc báo, khi nào mở ti vi mà thấy bác Khanh thì ngồi xem như là thấy người thân của mình vậy. Nói chung tình cảm của gia đình với bác nó lạ lắm, không biết kiếp trước có duyên gì”.

7 tháng 1 2018

Năm nay bác sĩ Hoàng đã 54 tuổi nhưng trông bác rất trẻ. Dáng người bác cao to khỏe mạnh nên nhìn ngoài vào mọi người đều nghĩ bác chỉ mới tầm 45 tuổi thôi. Hàng ngày mỗi buổi sáng sớm bác lái xe đến bệnh viên Mắt để khám bệnh cho mọi người. Bác sĩ Hoàng rất giỏi về chuyên môn nên lịch hẹn để được bác khám rất đông. Có một lần ba em đưa em đi kiểm tra Mắt mà phải đợi hơn 2 giờ mới được Bác Hoàng khám. Khi nhìn thấy ba với em bác Hoàng bảo sao buổi tối không qua nhà bác kiểm cho khỏe mà phải đến đây xếp hàng cho mệt, rồi bác cười. Ba em cười trả lời là sẵn tiện đường nên vào xem bác làm việc như thế nào.

Ngoài khám bệnh ở bệnh viện, bác sĩ Hoàng rất giỏi nên còn là giảng viên của đại học Y khoa nữa. Tuần nào bác cũng đến giảng bài hướng dẫn cho mấy anh chị sinh viên học tập.

Bác sĩ Hoàng là một người bác sĩ rất tận tâm với công việc và rất yêu mến mọi người. Có nhiều người nghèo đến khám nhưng không đủ tiền để ra nhà thuốc mua thuốc thì bác dặn họ chiều tối ghé về nhà bác để lấy thuốc bác cho.

Ngoài ra có những hôm khuya tất cả đi ngủ hết rồi nhưng có người bị tai nạn ảnh hưởng đến Mắt đưa đến gõ cửa nhà bác thì bác vẫn khám và sơ cứu sau đó cùng họ vào bệnh viện cấp cứu.

Em rất ngưỡng mộ bác và sẽ cố gắng để trở thành một bác sĩ để có thể được như bác sĩ Hoàng.

bạn k  cho mình nha!

7 tháng 5 2019

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.
 
“Những đêm hè
Khi ve ve
Đã nghỉ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me…”
 
Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.
 
Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây… nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ” của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi nhỏ vào thùng rác… Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với màu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả của mình. Bàn ghế, bảng đen… cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn… Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút… Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cả một thế giới bình yên.
 
Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn…
 
Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

Tụi học sinh chúng tôi hầu như chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhưng không phải vì ghét bác mà là vì hầu như chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch như lau cứ như chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhưng riêng đối với tôi, ấn tượng về bác lao công thật là đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ cái ngày chúng tôi được phân công đi lao động.

Sáng hôm ấy, sau buổi học, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi buổi chiều đi lao động để chuẩn bị cho ngày 26/3. Buổi chiều cô có việc bận nên các em phải tự lao động theo sự phân công. Ăn trưa xong thế là tụi tôi lại vội vã đạp xe rủ nhau mang dụng cụ đến trường. Dù đến sớm nhưng vốn ham chơi, tụi con gái chúng tôi chẳng ai bảo ai quây ngồi thành một vòng tròn đủ chuyện trên trời dưới biển. Còn tụi con trai, trước khi đi đã thủ sẵn quả bóng da. Thế là đến trường các bạn đua nhau lao vào quả bóng. Sân trường buổi chiều vắng lặng chẳng có ai nên tụi tôi tha hồ đùa nghịch, la hò ầm ĩ mà chẳng ai nghĩ đến công việc phải làm. Tụi con trai còn đá bóng làm gãy cả một cành cây cảnh.

Thoáng cái đã hết quá nửa buổi chiều, lúc ấy bạn lớp trưởng mới chợt nghĩ đến nhiệm vụ được giao. Thế là chúng tôi mới cuống quýt ai làm việc nấy. Nhưng lạ thay! Khi xách nước đến những ô cửa kính để lau những vết bụi và vết bẩn lau ngày thì chúng tôi bị phát hiện ra, các ô cửa kính đều đã được lau rất sạch. Quay sang khu hiệu bộ, chúng tôi lại thấy toàn bộ khu làm việc cũng đã được quét sạch bong. Chưa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành côngh việc thì từ xa, tôi đã thấy bác lao công đi tới. Đáp lại lời chào của chúng tôi, bác hiền hậu mở lời:

‐ Chào các cháu! Các cháu đi lao động phải không?

Bạn lớp trưởng chưa kịp trả lời, bác lao công lại tiếp:

‐ Thấy các cháu đang chơi vui vẻ, tiện tay bác đã giúp các cháu lo xong công việc ngày mai. Bác sợ các cháu làm không xong sẽ ảnh hưởng đến ngày kỷ niệm.

Lúc ấy, bạn lớp trưởng mới thưa:

‐ Chúng cháu cảm ơn bác rất nhiều! Chúng cháu ham chơi quá!

‐ Tuổi của các cháu là tuổi chơi, tuổi học nhưng các cháu cần nhớ khi đã được giao công việc phải chú ý để hoàn thành. Tiện đây bác cũng nhắc nhở các bạn nam, từ lần sau không được đá bóng ở sân trường vì sẽ làm hỏng cây xanh.

Chúng tôi ngoan ngoãn gật đàu rồi ra về trong lòng thầm cảm ơn bác lao công. Bác đã dạy chúng tôi bài học đầu tiên về lao động. Từ ngày ấy, các bạn lớp tôi qúy trọng bác lao công lắm. Mỗi lần đi lao động hay có dịp được gặp mặt bác lao công, tụi tôi lại xúm quanh bác hỏi chuyện như những đứa con lâu ngày mới gặp lại cha mình.

Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn vaen nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7h30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: máu, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài Mừng Giáng Sinh. Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lăắngnghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to:”Chơi nữa đi!Chơi nữa đi!”

Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình.

ti-ck cho mk nha

Bác Tân ở cạnh nhà em là bác sĩ Tây y. Năm nay, bác Tân đã năm mươi tuổi và bác đã có hơn hai mươi năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Hằng ngày, bác không chỉ làm việc ở bệnh viện mà còn khám và chữa bệnh ngay tại phòng khám ở nhà từ mười tám đến hai mươi mốt giờ. Bác còn khám bệnh cả ngày thứ bảy và chủ nhật nữa. Bác Tân làm việc kĩ lưỡng và chăm sóc bệnh nhân dịu dàng, tận tình nên bệnh nhân xa gần đều tín nhiệm và yêu quý bác. Bệnh nhân của bác là các cháu thiếu niên, nhi đồng, có em bé còn ẵm ngửa, chưa biết nói. Bác Tân rất yêu thương trẻ con, bác thường nói: “Trẻ em có bệnh rất tội nghiệp, có khi em bé đau chỉ biết khóc. Thế nên bố mẹ và bác sĩ phải dỗ dành và chăm sóc trẻ em chu đáo.”. Mọi người trong xóm đều yêu quý bác Tân.

ti-ck nha nhớ 3 k đó

26 tháng 11 2021

Lời bài hát được phổ nhạc từ lời thơ. tiếng nói da diết của nhà thơ Đỗ Trung Quân dường như đã đi sâu vào trong trái tim của mỗi con người yêu quê hương. Có thể nói, quê hương là một khái niệm mà khi bất chợt ta thốt lên thi bao nhiêu cảm xúc chợt dâng trào đầy thân thương. Như tôi đây, quê hương của tôi rất đẹp, rất thanh bình. Được sinh ra và lớn lên ở mãnh đất Tiền Giang, nơi có cánh đồng lúa chín vàng, có những đàn cò trắng đang chao liệng trên cánh đồng. Quê hương tôi đẹp xiết bao khi mặt trời lặn, tất ca như chìm vào giấc ngủ êm đềm của một buổi chiều ấm áp. Chị gió như muốn góp thêm một bản tình ca vào sự hòa điệu thanh bình cùa quê hương tôi. Sáng sáng, những chú bé chăn trâu hòa vào khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, yên bình tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ của làng quê. Và bức tranh ấy còn dẹp hơn nữa khi hoàng hôn buông xuống những lúc chiều chiều. Quê tôi đẹp như vậy, và chắc hẳn quê hương cùa mọi người cũng đẹp như thế. Chúng ta hãy khắc ghi hai từ “quê hương” này vào sâu trong tận trái tim của mình. Tôi nghĩ, lất cà chúng ta dù có đi đến đâu, làm gì cũng vẫn sẽ luôn nhớ về nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Quê hương trong trái tim mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng cùng với sự cảm nhận riêng của mỗi người. Chỉ cần có trái tim biết rung cảm theo tiếng gọi quê hương thì mọi người sẽ thấy quê hương quan trọng với chúng ta đến dường nào
 

26 tháng 11 2021
Quảng Ninh là nơi em sinh ra và lớn lên. Đây là một thành phố nằm ven biển. Không chỉ vậy quê em còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Một trong số đó là Vịnh Hạ Long. Vịnh gồm rất nhiều hòn đảo nhỏ với hình dáng kì lại. Các hòn đảo được đặt tên theo hình dáng của đảo như: hòn Trống Mái, đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ… Gần Vịnh Hạ Long, nhiều khách sạn nhà hàng rất đẹp được xây dựng để phục vụ phát triển du lịch. Hiện nay, Vịnh Hạ Long chính là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của cả nước. Điều đó đã giúp cho quê em ngày càng phát triển. Em cảm thấy rất yêu mến và tự hào về quê hương của mình.
2 tháng 10 2021

gửi ảnh đã bạn ơi

2 tháng 10 2021

Ko phải ý mình là kể về bản thân của mình cơ 

11 tháng 10 2021

Tham khảo :

Gia đình là tổ ấm của em. Gia đình em có ba người, đó là bố mẹ em và em. Bố mẹ em là Bộ đội công tác tại Bộ tư lệnh Thủ đô. Mặc dù bận việc ở cơ quan nhưng bố mẹ vẫn chăm lo cho em từng li lừng tí. Em là con trai duy nhất trong gia đình. Năm nay em học lớp 2, trường tiểu học Minh Khai. Em luôn cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng. Em rất yêu gia đình em. Em mong gia đình em luôn tràn ngập tiếng cười.

~ HT ~

11 tháng 10 2021

Tham khảo : 

Nguồn : https://download.vn/doan-van-ngan-ke-ve-gia-dinh-cua-em-40633#mcetoc_1ff27ijco1i

Gia đình em gồm có bốn người. Đó là bố, mẹ, anh trai và em. Năm nay bố em đã bốn mươi lăm tuổi. Bố hiện là bác sĩ của một bệnh viện nằm. Công việc hằng ngày của bố là khám chữa bệnh cho mọi người. Còn mẹ em năm nay bốn mươi ba tuổi. Mẹ là một giáo viên tiểu học của ngôi trường mà em đang theo học. Anh trai em thì vẫn còn là học sinh, hiện anh đang học lớp 6. Cuối cùng là em, năm nay em đã tám tuổi. Hiện tại, em đang là học sinh lớp 3A . Trong các môn học, em thích nhất là môn Tiếng Việt và môn Thể dục. Em cảm thấy rất yêu gia đình của mình.

2 tháng 5 2018

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

2 tháng 5 2018

dài thế