K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

20 tháng 10 2018

Thánh Gióng là cả một huyền thoại oai hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tuy em đọc truyện Thánh Gióng đã lâu, nhưng hình ảnh Thánh Gióng vẫn đọng lại trong em những ấn tượng sâu sắc.
 
Sự ra đời của Thánh Gióng cho ta một cảm giác kì lạ, hoang đường. Bà mẹ dẫm vào vết chân mà mang thai. Sau mười hai tháng mới sinh ra Thánh Gióng. Chú bé tuy khôi ngô nhưng không biết nói, cũng chẳng biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy. Lúc này người đọc chưa có cảm xúc gì về Thánh Gióng. Chỉ hỏi một cậu bé không biết đi lại không biết nói thì làm được gì? Thế rồi Tổ quốc lâm nguy, giặc ngoại xâm tràn đến. Mọi người lo lắng. Chính đứa bé không biết nói cười ấy lại nói một câu xin đi đánh giặc. Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói của lòng yêu nước. Đó là một chuyện kì lạ. Kì lạ hơn nữa là từ đó, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không đủ. Dân làng gom góp gạo thóc nuôi Thánh Gióng. Điều đó cho ta thấy ai cũng mong góp sức, góp công chống giặc. Chưa hết ngạc nhiên vì sự lớn nhanh, ăn khoẻ của cậu bé, em lại ngạc nhiên và vui mừng khi chú bé vươn vai biến thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Thánh Gióng mặc áo giáp, cầm roi nhẩy lên mình ngựa. Ngựa sắt phun ra lửa thật thần kì.
 
 Thánh Gióng oai hùng cầm roi sắt quật giặc, ngựa hí vang trời, giặc chết như ngã rạ. Nhưng bỗng roi sắt bị gẫy. Tình huống thật bất ngờ, khó xử. Một lần nữa em lại khâm phục, ngạc nhiên trước sự mưu trí, dũng cảm của Thánh Gióng: nhổ tre để quật vào lũ giặc. Với một sức khoẻ phi thường, ý chí sắt đá Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi nước ta. Đoạn cuối, em càng khâm phục Thánh Gióng hơn khi Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời, không màng danh lợi, mặc dù lập công lớn như vậy có thể được thưởng rất hậu.
 
Tuy đã gấp sách lại nhưng hình ảnh Thánh Gióng vẫn in đậm trong tâm trí em. Thánh Gióng đã, đang và mãi mãi là một tấm gương sáng, một biểu tượng về tinh thần dũng cảm và tấm lòng yêu nước thiết tha. Thánh Gióng là tượng trưng cho sức mạnh quật khởi của dân tộc ta. Em tin tưởng rằng đất nước ta sẽ phát triển, sẽ lớn nhanh với sức vươn lên của thần Phù Đổng Thiên Vương.

Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

20 tháng 10 2018

Thánh Gióng là cả một huyền thoại oai hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tuy em đọc truyện Thánh Gióng đã lâu, nhưng hình ảnh Thánh Gióng vẫn đọng lại trong em những ấn tượng sâu sắc.
 
Sự ra đời của Thánh Gióng cho ta một cảm giác kì lạ, hoang đường. Bà mẹ dẫm vào vết chân mà mang thai. Sau mười hai tháng mới sinh ra Thánh Gióng. Chú bé tuy khôi ngô nhưng không biết nói, cũng chẳng biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy. Lúc này người đọc chưa có cảm xúc gì về Thánh Gióng. Chỉ hỏi một cậu bé không biết đi lại không biết nói thì làm được gì? Thế rồi Tổ quốc lâm nguy, giặc ngoại xâm tràn đến. Mọi người lo lắng. Chính đứa bé không biết nói cười ấy lại nói một câu xin đi đánh giặc. Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói của lòng yêu nước. Đó là một chuyện kì lạ. Kì lạ hơn nữa là từ đó, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không đủ. Dân làng gom góp gạo thóc nuôi Thánh Gióng. Điều đó cho ta thấy ai cũng mong góp sức, góp công chống giặc. Chưa hết ngạc nhiên vì sự lớn nhanh, ăn khoẻ của cậu bé, em lại ngạc nhiên và vui mừng khi chú bé vươn vai biến thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Thánh Gióng mặc áo giáp, cầm roi nhẩy lên mình ngựa. Ngựa sắt phun ra lửa thật thần kì.
 
 Thánh Gióng oai hùng cầm roi sắt quật giặc, ngựa hí vang trời, giặc chết như ngã rạ. Nhưng bỗng roi sắt bị gẫy. Tình huống thật bất ngờ, khó xử. Một lần nữa em lại khâm phục, ngạc nhiên trước sự mưu trí, dũng cảm của Thánh Gióng: nhổ tre để quật vào lũ giặc. Với một sức khoẻ phi thường, ý chí sắt đá Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi nước ta. Đoạn cuối, em càng khâm phục Thánh Gióng hơn khi Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời, không màng danh lợi, mặc dù lập công lớn như vậy có thể được thưởng rất hậu.
 
Tuy đã gấp sách lại nhưng hình ảnh Thánh Gióng vẫn in đậm trong tâm trí em. Thánh Gióng đã, đang và mãi mãi là một tấm gương sáng, một biểu tượng về tinh thần dũng cảm và tấm lòng yêu nước thiết tha. Thánh Gióng là tượng trưng cho sức mạnh quật khởi của dân tộc ta. Em tin tưởng rằng đất nước ta sẽ phát triển, sẽ lớn nhanh với sức vươn lên của thần Phù Đổng Thiên Vương.

18 tháng 9 2016

ruyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

 Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình. 

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường. Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con. Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước. Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước. Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà. Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường. Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn. 

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

 Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.
27 tháng 9 2016

Bn ơi chỉ là viết 1 đoạn thôi mà cần j mà phải dài thế ng ta có bảo là viết 1 bài đâu . Nhưng dù sao cũng hayhihi

 

1 tháng 10 2016
Bài 1:- sự vật chuyển thành hành động:+ mưa rào -> trời đang mưa rào+ cái quạt -> bà quạt cho em+ cái điện thoại -> bạn điện thoại cho tôi nhé- hành động chuyển thành đơn vị:+ nắm cơm -> một nắm cơm+ bó củi lại -> hai bó củi+ vốc hai vốc gạo vào rá
1 tháng 10 2016

bai 2 dau bn

 

27 tháng 9 2018

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình. Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba. Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường. Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con. Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước. Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước. Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà. Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường. Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn. Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng. Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

27 tháng 9 2018

Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.

7 tháng 10 2016

* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

7 tháng 10 2016

Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

Câu 1(2đ)a. Giải thích nghĩa của từ “ lềnh bềnh” trong câu văn sau và cho biết từ đó được giải thích nghĩa theo cách nào?“ Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”b. Trong các cụm từ: “ăn cho chắc bụng” , “ trong bụng mừng thầm”, từ bụng nào được dùng theo nghĩa gốc nghĩa...
Đọc tiếp

Câu 1(2đ)

a. Giải thích nghĩa của từ “ lềnh bềnh” trong câu văn sau và cho biết từ đó được giải thích nghĩa theo cách nào?

“ Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”

b. Trong các cụm từ: “ăn cho chắc bụng” , “ trong bụng mừng thầm”, từ bụng nào được dùng theo nghĩa gốc nghĩa chuyển?

Câu 2 (3,5đ)

a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện dân gian nào? Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

b. Nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh được giới thiệu bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật đó?

c. Là học sinh, em sẽ làm gì để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra?

Câu 3(4,5 đ)

Em hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng trong một buổi ngoại khóa văn học của lớp.

( Thank you very much)

2

* Làm trước mấy câu ,

b. Trong các cụm từ: “ăn cho chắc bụng” , “ trong bụng mừng thầm”, từ bụng nào được dùng theo nghĩa gốc nghĩa chuyển?

Từ “ăn cho chắc bụng” được dùng theo nghĩa gốc 

Từ “ trong bụng mừng thầm” đc dùng theo nghĩa chuyển

Câu 2 (3,5đ)

a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện dân gian nào? Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện truyền thuyết và thần thoại 

- Truyện đc gắn với các thời đại vua Hùng, trong công cuộc khuất phục , phòng trừ bão lũ ở thời đại dựng nước , giữ nước đầu tiên của người Việt cổ. 

b. Nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh được giới thiệu bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật đó? 

-Sơn Tinh : vẫy ta về  phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi".Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..

Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; "hô mưa, gọi gió làm thành  bão rung chuyển cả đất trời".

- Sơn Tinh : tượng trưng cho khát vọng chống thiên tai và sức mạnh chiến thắng lũ lụt của tổ tiên ta ngày trc .

- Thuỷ Tinh : tượng trưng thiên tai , lũ lụt , điều đáng sợ uy hiếp cuộc sống của nhân dân ; Thứ mà con người ta phải chinh phục , chiến thắng lúc bấy giờ .

c. Là học sinh, em sẽ làm gì để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra?

- Khuyên mọi người không chặt cây , xẻ gỗ, làm thiệt hại về tài nguyên và môi trường ; Theo dõi tình hình về thiên tai  ,bão lũ qua truyền hình và tích cực phòng tránh .

20 tháng 10 2020

thanks

22 tháng 12 2023

- Tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện “Thánh Gióng” 

Chuyện Phù Đổng Thiên Vương

 “Sáu đời Hùng vận vừa suy,

Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.

 Làng Phù Đổng có một người,

Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.

 Những ngờ oan trái bao giờ,

Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.

 Nghe vua cầu tướng ra quân,

Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.

 Lời thưa mẹ dạ cần vương,

Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.

 Sứ về tâu trước thiên đình,

Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.

 Trận mây theo ngọn cờ đào,

Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.

 Áo bào cởi lại Linh San,

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

 Đền thiêng còn dấu cố viên,

Sử xưa còn đó lời nguyền còn đây.”

(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”) 

Hay: 

 “Nhớ xưa thứ sáu Hùng Vương

Hai mươi tám tướng, tướng cường nữ nhung

 Xâm thượng cậy thế khoe hùng

Quân sang đóng chật một vùng Vũ Ninh.

 Trời cho thánh tướng giáng sinh

Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay

 Mới lên ba tuổi thơ ngây

Nghe vua cầu tướng ngày rày ra quân

 Gọi sứ phán bảo ân cần

Roi vàng ngựa sắt đề binh tức thì

 Thánh vương khi ấy ra uy

Nửa chiều sấm sét, tức thì giặc tan.

 Áo nhung cởi lại Linh San

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

 Giúp vua dẹp nước đã yên

Quốc dân hương lửa ức niên phụng thờ.”

(Bài hát dân gian Hội Gióng)

- Tác phẩm thơ thể hiện nội dung truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” 

Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

 “Lại nghe trong thủa Lạc Hùng

Mị Châu có ả tư phong khác thường,

 Gần xa nức tiếng cung trang.

Thừa long ai kẻ đông sàng sánh vai?

 Bỗng đâu vừa thấy hai người,

Một Sơn Tinh với một loài Thủy Tinh,

 Cầu hôn đều gửi tấc thành,

Hùng Vương mới phán sự tình một hai.

 Sính nghi ước kịp ngày mai,

Ai mau chân trước, định lời hứa anh.

 Trống lầu vừa mới tan canh,

Kiệu hoa đã thấy Sơn Tinh chực ngoài.

 Ước sao lại cứ như lời,

Xe loan trăm cỗ đưa người nghi gia.

 Cung đàn tiếng địch xa xa,

Vui về non Tản, oán ra bể Tần.

 Thủy Tinh lỡ bước chậm chân,

Đùng đùng nổi giận, đem ân làm thù.

 Mưa tuôn gió thổi mịt mù,

Ào ào rừng nọ, ù ù núi kia,

 Sơn thần hỏa phép cũng ghê,

Lưới giăng dòng Nhị, phen che ngàn Đoài.

 Núi cao sông cũng còn dài,

 Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.

(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”)