Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn hóa Việt Nam, văn hóa Bác Hồ là văn hóa của con người, do con người, vì con người. Đó là sự chắt lọc, kế thừa và tiếp kiến liên tục trong dòng thời gian vô tận; văn hóa là sáng tạo, chỉ có sáng tạo mới trở thành văn hóa. Giá trị văn hóa đích thực bao giờ cũng có sức thu hút và cảm hóa mạnh mẽ con người hướng về cái chân, thiện, mỹ, dù chính kiến hay niềm tin có khác nhau. Sức mạnh văn hóa Việt Nam - Văn hóa Bác Hồ đã đem lại cho dân tộc sức sống mãnh liệt. Trải qua một nghìn năm bị đô hộ không những không bị đồng hóa mà còn tích lũy và phát triển trở thành lực lượng vô tận vùng lên giành lại độc lập cho đất nước. Đó là nhờ dân ta đã giữ vững được nền văn hóa của dân tộc. Chúng ta đánh thắng những kẻ địch xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Đó là nhờ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của nền văn hóa Việt Nam, của chủ nghĩa anh hùng kết hợp với trí thông minh, sáng tạo. Sự nghiệp đổi mới giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử càng chứng tỏ sự bền vững, sức sống, sáng tạo của nền văn hóa Việt Nam - Hồ Chí Minh. Trong tình hình hiện nay đặt ra cho chúng ta phải xây dựng đời sống xã hội “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, việc giữ gìn văn hóa cổ truyền hay văn hóa dân gian của dân tộc là một điều vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống là văn hóa gốc của dân tộc, sinh ra cùng với đời sống lao động của quần chúng nhân dân như ca dao, hò vè, các tín ngưỡng dân gian, các lễ hội, các loại hình diễn xướng như múa rối, ca trù, trống quân, hát xẩm… và rất nhiều nghề thủ công truyền thống. Nét đẹp văn hóa cổ truyền được thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan, cách tư duy lối sống và thẩm mỹ cùng với phong tục, tập quán, ngôn ngữ. Nó là gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc từ lâu đời. Nó đã tồn tại với chúng ta từ nhiều năm và sẽ mãi trường tồn. Vì vậy, đây là một tài sản tinh thần giá trị cần được lưu giữ cẩn thận. Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc.Nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên Việt Nam không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hoá dân tộc. Việt Nam gồm 54 dân tộc với những sắc thái văn hóa riêng, tuy nhiên vẫn có sự thống nhất. Suốt 4000 năm lịch sử, văn hóa cổ truyền Việt Nam đã đi cùng năm tháng, theo dõi tiến trình phát triển của dân tộc ta. Do đó, việc bảo vệ văn hóa cổ truyền là cần thiết. Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam. Giữ gìn văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc Việt Nam. Giữ gìn văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử. Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng là một quốc gia chịu sự tác động lớn của quá trình này. Trong quá trình đó, như một lẽ tất nhiên, bên cạnh những mặt tích cực “được rất nhiều” là những mặt trái, “mất không ít”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao bản lĩnh và “bộ lọc”, nhằm phát huy tốt nhất sự bồi đắp, làm giàu văn hóa dân tộc và khắc chế tối đa những hệ lụy, tiêu cực. Hiện nay, hội nhập quốc tế là quy luật khách quan nhưng trong tương quan lại nghiêng về các nước phát triển, các nước lớn. Cho nên Việt Nam cần tỉnh táo, thông minh trong quá trình hội nhập để không bị hòa tan. Vậy nên, người trẻ như chúng ta cần chung tay để có thể giữ gìn nét đẹp văn hóa cổ truyền, để lưu giữ giá trị của dân tộc
Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.
Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ở đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương. Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.
Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc.
Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.
Bạn tham khảo nha
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và khổ 3 của bài thơ ''Nhớ rừng''
Thân bài:
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.''
Khái quát khung cảnh của đêm trăng vàng lung linh:
+ ''Đêm vàng bên bờ suối'': Đêm trăng vàng yên bình, lung linh, ánh trăng chiếu vàng rọi bóng cây, xuống sông suối, phản chiếu hình ảnh hùng dũng của ''chúa Sơn Lâm''
+ Đại từ ''ta'' thể hiện sự oai linh của hổ
+ ''say mồi'': Hổ say mê với men chiến thắng khi mà nó còn tự do, là chúa của muôn loài.
+ Bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ''uống ánh trăng tan'' khiến cho anh trăng càng thêm lộng lẫy, mênh mông, rộng lớn
''Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.''
Những ngày mưa ở rừng già:
+ ''những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn'': Những ngày mưa rừng già rộng lớn đã khiến cho muôn loài sợ hãi, lẩn tránh nhưng với hổ thì vẫn rất bình thản, thư thái.
+ ''lặng ngắm'': sự trầm lặng và thư thái ngắm nhìn khu rừng của hổ, như một nốt trầm mặc trong bản hùng ca rừng già.
+ ''giang sơn đổi mới'': hổ ngắm khu rừng nơi nó là loài đứng đầu đổi mới từng chút một. Một thời uy nghiêm của hổ nay đã không còn mà chỉ còn chuỗi ngày cô độc trong cũi sắt.
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Sau cơn mưa, trời lại sáng:
+ Sau những ngày mưa rừng u tối, rừng lại về những ngày trong trẻo, yên bình ''nắng gội'' để muôn loài lại trở lại cuộc sống.
+ ''bình minh cây xanh'': Khung cảnh bình yên, thơ mộng sau cơn mưa, khi mặt trời vừa lên trên rừng già, khởi đầu của một cuộc sống yên bình với muôn loài.
+ ''tiếng chim ca'', ''tưng bừng'': không khí vui tươi, náo nhiệt của các loài chim đã khiến cho hổ cảm thấy khoan khoái và chìm vào giấc ngủ mà nó thấy thoải mái nhất.
Cảm nhận của em về toàn bộ đoạn thơ?
Kết bài:
Tình cảm của hổ đối với rừng là gì?
Qua đó, có thể hiện sự đối lập với cuộc sống hiện tại của hổ không?
_mingnguyet.hoc24_
Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Cao ..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!
Cj Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dưng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa. Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, vì thế nên sáng chủ nhật tuần trước, phường em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Tổ em được phân công thăm nhà bà Phan, mẹ liệt sĩ và gia đình chú Hiển, thương binh nặng, mất cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn 1975. Nhà bà Phan nằm sâu trong một con ngõ nhỏ ở đường Phan Châu Trinh. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man. Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiêu chuẩn gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn hai năm, phòng GD đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho ngôi nhà rột nát năm xưa. Thấy mọi người tới, bà mừng lắm: “Các cháu đến thăm bà đấy ư?”. Khuôn mặt bà nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười dôn hậu. Bác Thành thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khoẻ của bà. Chú Hoàng cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm toả ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quan nhìn tất cả mội người chìu mến. Chúng em biếu bà mấy món quà nhỏ nhưng cần thiết cho đời sống neo đơn của bà như: Đường, sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ…Bà xúc động cảm ơn mọi người. Em thầm nghĩ: “Không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của nhưng người mẹ đã cống hiến, hi sinh đứa con ruột thịt của mình cho Tổ Quốc. Rồi tất cả mọi người quây quần bên bà, nghe kể chuyện về chú Quang,…
Từ giã bà Phan, mọi người sang thăm chú Hiển. chú ngồi trên xe lăn, tươi cười chào đón mọi người. Tuy là một thương binh nặng nhưng chú vẫn rất lạc quan. Chú là một tấm gương sáng về nghị lực và ý chí khắc phục khó khăn. Theo lời dạy của Bác: “Thương binh tàn nhưng không phế!”,chú Hiển vẫn cần cù làm việc bằng đôi tay tài hoa của mình. Bàn tay cầm súng năm xưa giờ đây đang thoăn thoắt luồn những sợi mây óng chuốt, tạo nên những chiếc khay, những chiếc giỏ xinh xắn, làm đẹp cho đời.
Khi chia tay với chú Hiển, em cảm thấy mọi người cần phải biết ơn tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. Khắp đất nước, nơi nào cũng có Đền, Miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và giữ nước. Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thống,… nhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc,… Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng tô đẹp, đàng hoàng thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau dối với những người đi trước đã hi sinh cho Tổ Quốc. Phong trào “ Phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng”, đền ơn đáp nghĩ các gia đình, cá nhân có công với nước, đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội.
Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết giữ gìn, vun đắp, phát triển những thành quả mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên. Buổi đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ đã kết thúc tốt đẹp. Đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta nhắc nhở tất cả mọi người sống sao cho có nghĩa, có tình đối với những người đã đem lại cuộc sống bình yên cho chúng ta. Em càng hiểu sau sắc hơn về lòng biết ơn-nền tảng đoạ đức, đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.
cn bành thị thần thái là con nao z