Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bầm về bầm gọi: Con ơi!
Ra đây bầm bế đến chơi ngoài bà
Bố con đi nguyệt về hoa
Quên cửa quên nhà, chẳng nhớ đến con
Từ địa phương “Bầm”: Mẹ (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
“Mẹ hỏi Lan:
- Hôm nay, con có phải đi học không?
Lan trả lời:
- Dạ có mẹ ạ, mấy giờ rồi hả mẹ?
Mẹ đáp:
- Còn năm phút nữa là vào lớp, thế này thì ba chân bốn cẳng không kịp”
“Qua đèo ngang” là một bài thơ đặc sắc của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh Đèo Ngang hùng vĩ, hoang sơ và rợn ngợp với sức sống le lói, yếu ớt. Qua đó, bài thơ thể hiện một nỗi buồn thời thế, hoài niệm và nỗi nhớ nhà da diết, sự cô đơn trong trái tim của người thi sĩ. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ, có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?
Chú thích: câu hỏi tu từ giúp thể hiện tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình trong cảnh nước mất nhà tan.
“Một ngày nọ, A tình cờ gặp người lạ, người ấy đưa cho anh ta một nhánh cỏ và nói rằng đó là cỏ thần kỳ giúp ẩn thân, chỉ cần cầm nó trên tay thì đi đâu làm gì đều không bị người khác nhìn thấy.
A ngây thơ tin là thật, liền nghênh ngang cầm nhánh cỏ kia đi ra đường lớn, thản nhiên lấy tiền trong túi người đi đường. Người bị mất tiền định vung tay lên đánh A một bạt tai. Nào ngờ anh chàng ấy vẫn còn tự tin đáp trả:
- Có giỏi thì đánh đi, dù sao anh cũng chẳng nhìn thấy tôi.”
=> Nghĩa hàm ẩn: Những việc làm mang mục đích tư lợi cá nhân thường khó tránh khỏi sơ xuất
Đoạn tham khảo
Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói chính là cậu bé Phi Châu. Dù mang nhiều nỗi đau thể xác và tinh thần nhưng cậu luôn lạc quan và có tình yêu thương rất chân thành không phân biệt giống loài với các động vật xung quanh. Nhờ có tình yêu thương gắn bó với người bạn lạc đà Hàng Xén mà cậu bé đã không bị bỏ rơi trên đường đi. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bị lão Toa buôn đem bán cho vua Dê, chia rẽ cậu với người bạn của mình. Cậu đã tìm lạc đà rất lâu, dò hỏi những người qua đường, người mua lạc đà, những cậu bé trạc tuổi cậu, và thậm chí là hỏi cả những con lạc đà khác nhưng vẫn không thấy bạn. Ở chỗ vua Dê, cậu quen thân với Báo và sau này trở thành bạn của Sói Lam, cả hai đã thấu hiểu cuộc đời và nỗi cực nhọc của nhau thông qua ánh mắt và sự cảm thông đầy chân thành. Phi Châu chính là một tấm gương đẹp đẽ về lòng lương thiện và tình yêu thương động vật.
Tham khảo!
Bài Hịch tướng sĩ đã cho em thấy tấm lòng yêu nước đầy thiết tha của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Chứng kiến quân giặc bạo tàn, xâm chiếm nước nhà, chứng kiến những khổ đau, giày xéo mà nhân dân phải gánh chịu ông không khỏi xót xa. Đất nước nguy nan, người anh hùng ấy chưa một giờ bình an, tâm trí vẫn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước. Ông mong muốn thông qua bài hịch có thể kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, tàn ác của kẻ thù. Từ đó, thể hiện một lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm phẫn, thù giặc sâu sắc cùng với một lòng quyết tâm đánh đuổi quân giặc trả lại một đất nước hòa bình.
- Từ Hán Việt: anh hùng, bạo tàn, hòa bình.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người. Xét theo nghĩa đen, “mực” là một loại chất lỏng, dùng để in hoặc viết. Còn “đèn” là một đồ vật, có thể phát ra ánh sáng. Xét theo nghĩa bóng, “mực” gợi đến những điều tăm tối, xấu xa. Còn “đèn” ý chỉ những điều sáng rõ, tốt đẹp. Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì sẽ dễ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều hay, trở thành người có ích. Bên cạnh đó, vẫn có những người không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Họ vẫn giữ được lối sống đẹp đẽ, nhân cách tốt đẹp dù sống trong hoàn cảnh xấu xa. Những tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là các bậc ẩn sĩ, từ bỏ chốn quan trường xô bồ để tìm về với thiên nhiên, quê hương. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã giúp người đọc có được một lời khuyên quý giá.
Không phải ai trong tất cả chúng ta đều thích mùa hè. Nhưng em lại nghĩ trời đất có bốn mùa luân phiên xuân, hạ, thu, đông để chúng ta có thể cảm nhận được sự diệu kì của thiên nhiên. Mùa hè không mát mẻ như mùa xuân, mùa thu. Nhưng chúng em vẫn rất vui mỗi khi hè về. Từng dấu hiệu chuyển mùa từ xuân sang hạ em đều có thể cảm nhận được. Hè đến là tiếng ve xuất hiện, những tia nắng chói chang, không khí oi bức. Nhưng mùa hè lại là mùa em và các bạn được nghỉ sau một năm học tập và có thời gian để tham gia các hoạt động như tập nhảy, tập bơi, học kì quân đội, đi thiện nguyện. Đặc biệt em thích mùa hè vì gia đình em có nhiều thời gian cùng nhau. Cả nhà em, tất cả các thành viên được đi du lịch, vừa được vui chơi, em vừa học hỏi thêm nhiều điều, biết thêm nhiều thứ mà trước đây em mới chỉ được nghe. Hè năm nay cũng vậy, bố mẹ em tổ chức cho gia đình em đi du lịch Sapa. Chuyến đi kéo dài ba ngày hai đêm. Điều đầu tiên em cảm nhận được khi đặt chân tới thị trấn Sapa là không khí mát mẻ, người dân ở đây nhiệt tình, mến khách. Đồ ăn cũng rất ngon, nhiều món nghe tên rất là như: Thắng cố, mèn mén..., ai lên đây cũng thích ăn lẩu cá tầm và nướng ngói nghe xèo xèo. Tham gia một số hoạt động của người Tây Bắc, tham quan và bản Cát Cát, bản Tả Phìn, Sín Chải...Cảm giác được lên đỉnh Fansipan mới tuyệt làm sao, từ trên cao mà phóng tầm mắt có thể nhìn thấy mây trời Tây Bắc rất hùng vĩ và nên thơ.
Từ tượng thanh: Xèo xèo
Cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện, kể về những người lính nhỏ tuổi khác nhau. Với tôi “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Quỳnh … những nhân vật thật đã đi vào lịch sử trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, dựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, đầy hồn nhiên và giản dị như chính các bạn thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu bên trong những mẩu chuyện ngộ nghĩnh ấy, lại là sự thật bi thương đến đau lòng.
“Hai người bạn thân đang nói chuyện với nhau, người bạn đầu tiên lên tiếng:
- Tao nom thằng A rất hiền, trông tử tế lắm.
Người bạn liền trả lời ngay:
- Hôm qua bị lộ bản chất rồi, cháy nhà mới ra mặt chuột.”
Chú thích:
- Từ địa phương: nom
- Câu mang nghĩa hàm ẩn: cháy nhà mới ra mặt chuột