Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày 2/9/1945, khắp mọi nẻo đường, con phố trên Thủ đô Hà Nội đều tung bay cờ, hoa và khẩu hiệu chào đón sự kiện trọng đại có một không hai của dân tộc. Những ai có dịp chứng kiến giờ phút thiêng liêng của lịch sử sẽ không thể quên không khí, bối cảnh Quảng trường Ba Đình ngày lễ Độc lập năm ấy. Một biển người đứng chật Quảng trường rạng rỡ, hân hoan, náo nức, hồi hộp chờ đợi giây phút vị lãnh tụ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Đúng 2 giờ chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước lên lễ đài với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời. Trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Đã 74 năm trôi qua kể từ lễ Độc lập 2/9/1945, Quảng trường Ba Đình vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa. Quảng Trường Ba Đình vẫn là trung tâm chính trị - văn hóa, là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước. Và đây cũng là nơi có quy hoạch, cảnh quan và quần thể kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội.
- là cụm động từ
- từ trung tâm : bổ sung
- các thành tố phụ : một số điểm vào bản thảo "Tuyên ngôn Độc lập."
Tác phẩm đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc thông qua việc trích dẫn tuyên ngôn độc lập của các nước lớn trên thế giới. Dựng lên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lý cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung. Tác giả sử dụng lời văn đanh thép, lập luận sắc sảo cùng dẫn chứng cụ thể để vạch tội thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Tác phẩm là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam với thế giới. Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-trinh-bay-suy-nghi-ve-ban-tuyen-ngon-doc-lap-cua-ho-chi-minh-a95351.html#ixzz7nM2cxXRW
Tác phẩm đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc thông qua việc trích dẫn tuyên ngôn độc lập của các nước lớn trên thế giới. Dựng lên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lý cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung. Tác giả sử dụng lời văn đanh thép, lập luận sắc sảo cùng dẫn chứng cụ thể để vạch tội thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Tác phẩm là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam với thế giới. Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.
#)Trả lời :
Vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta không ai khác ngoài Bác Hồ. Người là danh nhân văn hóa thế giới khiến ai ai cũng phải nghiêng mình. Người đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng tác phẩm giá trị. Và bản tuyên ngôn độc lập là một trong số đó.
Tác phẩm được soạn thảo vào ngày 26 tháng 8 năm 1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, bác đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn có kết cấu ba phần: cơ sở pháp lý – cơ sở thực tế – khẳng định.
Bản tuyên ngôn mở đầu bằng cách trích dẫn những lời bất hủ của "tuyên ngôn độc lập mĩ" và "tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của pháp. Cả hai bản tuyên ngôn này đều đề cập đến quyền tự do, quyền sống, quyền bình đẳng của con người. Người trân trọng, đề cao những lời lẽ trong hai văn bản này. Người khẳng định: "đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Bởi đây là thành quả của những cuộc cách mạng tháng Tám tiến bộ và chân lí mang đầy tính nhân văn của nhân loại. Nhà văn đấu tranh cho quyền của con người. Từ hai bản tuyên ngôn Bác đã vận dụng sáng tạo. Từ quyền của con người, Bác nâng lên quyền của cả dân tộc. Tầm nhìn sâu rộng của Bác đã tạo nên một lời khẳng định đanh thép: "Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Việc trích dẫn hai văn bản này có tác dụng rất lớn. Nó như một cách "gậy ông đập lưng ông", đập tan mọi luận điệu xảo trá của kẻ thù, tố cáo tội ác của chúng. Đồng thời bằng cách này, Bác đã đặt tuyên ngôn của Việt Nam sánh vai với tuyên ngôn Pháp và Mỹ và khơi dậy mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Kết thúc phần mở đầu là câu khẳng định: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".
Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn không gì khác ngoài tội ác của bọn thực dân và lập trường chính nghĩa của ta. Để tố cáo bộ mặt thối nát của thực dân Pháp, Bác dùng một câu vừa khẳng định, phủ định. Bác đã lật ngược lại vấn đề: "thế mà hơn 80 năm nay". Bác đã vạch trần luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, giáng đòn phủ đầu về phía chúng. Tội ác của bọn thực dân được vạch trần trên các khía cạnh: chính trị-văn hóa, kinh tế. "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man, lập ra ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc, chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu; thi hành chính sách ngu dân; dùng rượu cồn thuốc phiện để làm cho nòi giống ta suy nhược. Thực dân Pháp nói đến An Nam để khai hóa, văn minh, tự do, bình đẳng, bác ái nhưng ngược lại. Tất cả những tội ác trên đã cho thấy sự bịp bợm, dối trá của bọn chúng. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đã đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Để thấy được tội ác chồng chất của bọn chúng, Người đã sử dụng phương pháo lặp cấu trúc cú pháp kết hợp liệt kê. Lời văn đanh thép của Người thể hiện rõ sự căm hờn khiến cho người đọc, người nghe dấy lên lòng căm thù ghê gớm. Đặc biệt là hình ảnh "tắm cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu". Hình ảnh này có sức gợi hình gợi cảm hết sức mạnh mẽ. Nhưng tội ác của chúng chưa phải là hết. Trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Mùa thu năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp đã "quì gối đầu hàng". Từ đó nhân dân ta lại chịu hai tầng xiềng xích Pháp – Nhật khiến từ Quảng Trị tới Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Chúng còn thẳng tay đàn áp, khủng bố Việt Minh ta. Tội ác của chúng đã khiến dân ta khốn khỏi cùng cực.
Ta có lập trường chính nghĩa của ta. Đồng bào ta vẫn giữ một thái độ nhân đạo và khoan hồng. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân ta cả nước nổi dậy giành chính quyền. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị, dân ta đã đánh đổ mấy tầng xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Với giọng điệu nhanh dồn dập, sử dụng nhiều từ khẳng định: "sự thật là…", Người đã thành công trong việc khẳng định ta chính nghĩa, Pháp phi nghĩa, ta có độc lập tự do là tất yếu.
Phần cuối của bản tuyên ngôn là lời tuyên bố. Lời tuyên bố này là với Pháp, với Đồng minh, với nhân dân Việt Nam và Thế giới. Đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững độc lập tự do của nhân dân ta: "toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy."
Cũng giống như Bình ngô đại cáo và Nam quốc sơn hà, bản Tuyên ngôn độc lập là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta.
#~Will~be~Pens~#
Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Đây được nhiều người xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của lịch sử Việt Nam, sau bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt ở thế kỷ X và Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi viết năm 1428.
a. Phát hiện ngôn ngữ dùng từ và chữa lỗi trong các câu sau :
- Em rất thích Thạch Sanh vì Thạch Sanh đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn.
Sửa.
- Em rất thích nhân vật Thạch Sanh vì Thạch Sanh đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn.
- Tác giả Bùi Đình Phong quê ở Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
- Thời chống Mỹ ông là lính đặc công chính hiệu.
- Hòa bình lập lại ông học tại khoa Lịch Sử - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó được giữ lại làm giảng viên của trường.
- Một thời gian sau, người ta xin ông sang xây dựng bộ môn mới ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Bộ môn Hồ Chí Minh, nay là Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng.
- Bùi Đình Phong là cây bút hăng say và đầy nhiệt huyết với nghề của mình. Ông là chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Bất cứ cuộc hội thảo nào về Bác đều không thể thiếu ông. Bởi nhắc tới ông người ta nghĩ ngay tới người suốt đời nghiên cứu về Bác.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Hồ Chí Minh sáng tạo, đổi mới, Giá trị di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Hồ Chí Minh trí tuệ và văn hóa, Văn hóa Minh Triết Hồ Chí Minh.
Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ giữa thế kỷ 19.[3][4] Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940.[5] Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Minh có cơ hội lớn để chiến thắng. Cơ hội này đã được Việt Minh tận dụng.
Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[6] Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do ông soạn thảo.[6]. 31 tháng 8 năm 1945, ông bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập[6] và đến 2 tháng 9 năm 1945, ông đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cuối tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh lo chuyện tác động đến các lãnh đạo của phe Đồng Minh theo hướng công nhận nền độc lập của Việt Nam, cũng như chuyện ông phải nắm quyền lực nhà nước hoặc phải tự thể hiện bản thân như là biểu tượng dân tộc của sự thống nhất và tự quyết. Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác với các vua, chúa trước đây của Việt Nam khi ông trực tiếp đọc bản Tuyên ngôn chứ không cần thông qua bên bên trung gian nào đó. Điều này cũng khác hẳn với Đế quốc Việt Nam, bên đã không triệu tập một buổi đọc bản Tuyên ngôn độc lập có sự tham gia của quần chúng. Còn lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại, cựu hoàng dường như không được mời nói chuyện trước công chúng cho đến lúc đọc lời tuyên bố thoái vị đầy cảm xúc trước đám đông ở cổng Ngọ Môn tại Huế vào ngày 30 tháng Tám. Cái cách Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn cũng phảng phất nét tương đồng với không khí lộng lẫy và hoành tráng của các buổi lễ chính trị tại Tây Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô. Hồ Chí Minh đã lựa chọn quảng trường Puginier, sau này được gọi là quảng trường Ba Đình, một nơi rộng rãi không bị các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn nhằm đủ chỗ chứa lượng khán thính giả càng nhiều càng tốt dù chỉ có vài ngày thông báo. Đối với đồng bào Công giáo, ngày hôm đó cũng là ngày “Lễ hội những người tử vì đạo Việt Nam” của Công giáo, tưởng niệm những người đã chết vì đức tin của mình, đặc biệt vào thế kỉ 19, nên các nhà thờ ở Hà Nội buổi sáng đó tràn ngập người tham dự thánh lễ. Việc lựa chọn ngày 02/09 của Hồ Chí Minh còn nhằm gắn kết chính quyền mới với phía Giáo hội Thiên chúa giáo. Các linh mục sau buổi lễ của mình đã cùng các con chiến hướng về Quảng trường Ba Đình để tham dự buổi lễ. Những nhà sư trụ trì ở những ngôi chùa cũng làm tương tự vậy. Các giáo viên trang bị còi hay loa dẫn đầu đám trẻ con hát những bài ca cách mạng. Đám thanh niên đặc biệt chú ý đến cách những lá quốc kì đỏ rực mà những nhóm thiếu nữ đang cầm tương phản với những chiếc áo dài trắng tinh khôi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Về giá trị bản Tuyên ngôn, Trần Dân Tiên viết: “Sau khi đọc bản thảo cho những người cộng tác thân cận nghe và hỏi ý kiến họ (đây là một thói quen của Cụ Hồ hỏi ý kiến để người khác phê bình công việc mình làm), Cụ Hồ không giấu nổi sự sung sướng. Cụ Hồ nói trong đời Cụ, Cụ đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy.
Thật vậy, bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của những bản yêu cầu gửi cho hội nghị Vécxây mà Cụ Hồ đã viết năm 1919 và chương trình Việt Minh mà Cụ Hồ đã viết năm 1941. Hơn nữa, bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của những bản Tuyên ngôn khác của tiền bối như các cụ Thủ Khoa Huân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu và của nhiều người khác, của bao nhiêu sách báo truyền đơn bí mật viết bằng máu và nước mắt của những nhà yêu nước từ hơn tám mươi năm nay.
Bản Tuyên ngôn Độc lập là hoa là quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những con người anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường.
Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.
Bản Tuyên ngôn Độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể và quân thù chuyên chế và chế độ thực dân áp bức.
Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hoà.”
(Trích sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch).