Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
♦ Giới thiệu chung về vùng duyên hải của Trung Quốc
- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,…
- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (năm 2021).
♦ Sự phát triển kinh tế của một số tỉnh thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc
- Liêu Ninh:
+ Liêu Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 434 tỉ USD (đóng góp khoảng 2,5% tổng GDP toàn quốc).
- Thượng Hải:
+ Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Đây cũng là thành phố đông dân nhất Trung Quốc.
+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 680 tỉ USD (đóng góp khoảng 3,9 % tổng GDP toàn quốc).
- Giang Tô:
+ Giang Tô là một tỉnh nằm ở ven biển phía Đông, có quy mô dân số lớn thứ 5 của Trung Quốc.
+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 1832 tỉ USD (đóng góp khoảng 10,6 % tổng GDP toàn quốc).
♦ Một số trung tâm kinh tế thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc
- Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, với các ngành: sản xuất ô tô, nhiệt điện, hóa dầu, luyện kim đen,…
- Trung tâm công nghiệp Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh), với các ngành: cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, nhiệt điện, dệt may, luyện kim màu…
- Trung tâm công nghiệp Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), với các ngành: hóa chất, luyện kim đen, sản xuất ô tô, dệt may, luyện kim màu,…
- Trung tâm công nghiệp Tế Nam (tỉnh Sơn Đông), với các ngành: luyện kim đen, dệt may, thực phẩm,…
SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TẠI VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG QUỐC
1. Giới thiệu vùng duyên hải
- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam.
- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (2021).
- Sự phát triển kinh tế của vùng duyên hải đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng nội địa và miền tây Trung Quốc.
2. Những thay đổi của vùng duyên hải
- Về GDP
+ Các tỉnh vùng duyên hải của Trung Quốc có giá trị GDP khá cao và đang tăng dần. GDP năm 2011 chỉ đạt 4410 tỉ USD thì đến năm 2021 đã đạt 9500 tỉ USD, tăng hơn gấp đôi.
+ Trong giai đoạn 2011 - 2021, GDP các tỉnh duyên hải đều tăng thêm hàng trăm tỉ USD, cao nhất là các tỉnh Quảng Đông (1947 tỉ USD), Giang Tô (1832 tỉ USD).
- Về trị giá xuất nhập khẩu:
+ Trị giá xuất nhập khẩu của các tỉnh ngày càng cao
+ Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động, tiêu biểu là ở các cảng Thượng Hải, Ninh Ba, Ôn Châu, Thiên Tân.
+ Năm 2010, cảng Thượng Hải đã vượt qua cảng Singapore để trở thành cảng container nhộn nhịp nhất thế giới. Cuối năm 2016 lượng hàng hóa ra vào tại cảng lên tới 514 triệu tấn. Cảng Thượng Hải được xem là vị trí cửa ngõ giao thương của khu vực sông Dương Tử với thương mại thế giới.
- Về vai trò của vùng duyên hải:
+ Hình thành các cực tăng trưởng tiêu biểu như: Thượng Hải, Thiên Tân
+ Vùng này được coi là “đầu tàu” lôi kéo và kết nối các điểm tăng trưởng ở hạ lưu Trường Giang và ven biển Hoa Đông.
+ Hình thành nên cục diện mở cửa đối ngoại nhiều tầng nấc, hình thành nên điểm - tuyến - diện, hình thành hai vành đai, hai cực tăng trưởng của Trung Quốc, đó là Quảng Đông và Thượng Hải.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG HOA
Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất-nhập khẩu của Trung Quốc:
Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong thời gian gần đây có bước chuyển biến tích cực:
Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004, nhưng nhìn chung thời kì 1985-2004 có tỉ trọng xuất khẩu tăng.
Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004, nhưng nhìn chung cả thời kì là giảm.
Năm 1985, Trung Quốc nhập siêu. Các năm 1995, 2004, Trung Quốc xuất siêu.
Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu (2 đối tượng, 5 mốc năm) và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2015.
Đáp án: A
Tham khảo!
- Nhìn chung giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2020 tăng đều và liên tục qua các năm, cụ thể:
+ Xuất khẩu tăng từ 6,8 tỉ USD năm 1978 lên 2727,3 tỉ USD năm 2020, trong đó giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất trong thời kì 2000 - 2010, tăng từ 253,1 tỉ USD lên 1602,5 tỉ USD, 10 năm tăng hơn 1400 tỉ USD.
+ Nhập khẩu tăng từ 7,6 tỉ USD năm 1978 lên 2357,1 tỉ USD năm 2020. Cũng tăng mạnh nhất trong thời kì 2000 - 2010, tăng từ 224,3 tỉ USD lên 1380,1 tỉ USD, 10 năm tăng hơn 1100 tỉ USD.
+ Duy chỉ có năm 1978 Trung Quốc là nước nhập siêu với giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu, còn lại từ năm 1990 cho đến nay Trung Quốc là nước xuất siêu với giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu.
Tham khảo
SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC
1. Những thay đổi trong GDP và trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc.
+ Thay đổi GDP: Quý IV/2022, GDP Trung Quốc tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021. Cả năm 2022, GDP tăng 3%, đạt hơn 121.020 tỷ Nhân dân tệ (17.950 tỷ USD), thấp nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra xung quanh 5,5%. Đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng thấp hàng đầu trong vòng 47 năm qua. Tính theo ngành, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 8.834,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,1%; công nghiệp đạt 48.316,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,8%; dịch vụ đạt 63.869,8 tỷ nhân dân tệ; tăng 2,3% so với năm 2021. Tính theo quý, GDP Trung Quốc lần lượt tăng 4,8%, 0,4%, 3,9% và 2,9% trong 4 quý so với cùng kỳ năm 2021.
+ Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu: Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022 tăng trưởng nhanh, với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 42.067,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 7,7%; trong đó, xuất khẩu tăng 10,5%, nhập khẩu tăng 4,3% so năm 2021; giá trị xuất siêu đạt 5.863 tỷ nhân dân tệ.
2. Sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc.
+ Vùng duyên hải có tổng diện tích 1282 triệu km2, chiếm 13,4% diện tích đất nước. Dân số đạt 625,2 triệu người, chiếm 45,4% dân số cả nước.
+ GDP của vùng duyên hải đạt 7127,4 tỉ USD, chiếm 48,4% tổng GDP cả nước (2020). Các tỉnh có GDP cao nhất là Quảng Đông (1605,2 tỉ USD), Giang Tô (1488,7 tỉ USD) và Sơn Đông (1008,3 tỉ USD).
+ Đây là vùng có vị trí thuận lợi trong giao thương quốc tế nên Trung Quốc đã xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thực hiện các chế độ ưu đãi về sản xuất, kinh doanh, thuế,… để thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Vùng có nhiều đô thị nhất cả nước, nhiều trung tâm công nghiệp, khu chế xuất và trở thành vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, điển hình là khu kinh tế Thâm Quyến và Phố Đông.