Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mb: hiện nay, Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.
TB: - trang phục là gì?
- truyền thống dân tộc là gì?
- mốt là gì? chạy đua theo mốt là gì?
- vấn đề chính của người học sinh là gì?
KB: khuyên các bn dừng việc nầy lại
Dàn bài văn mẫu Trang phục và văn hóaMở bàiNgười xưa có câu:” Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.Thân bàiÝ nghĩa việc lựa chọn trang phục- Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.- Góp phần thể hiện nhân cách con người.- Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.Nhận định về trang phục đẹp-Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.- Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp .- Trang phục thể hiện tính cách:+ Trang phục đơn giản ? Người giản dị, không cầu kì.+ Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút ? Người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.Quan điểm về đồng phục học sinh- Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.- Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp .- Học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trgVề đồng phục áo dài của nữ sinh-Thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh- Không gì đẹp mắt choa bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường- Đem lại nét đẹp cho nữ sinh nhưng cũng tạo nên một số khó khăn trong các sinh hoạt tập thể.Khẳng định về trang phục đẹp-Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.- Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.- Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người
Cảm hứng chủ đạo của vãn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng yêu nước. Tình cảm yêu nước sôi nổi, nồng nàn của dân tộc Đại Việt trong tiến trình lịch sử oai hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước đã chi phối và tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học để rồi kết tinh nên ba áng văn chương bất hủ: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Đọc kĩ ba áng văn chương kiệt tác này, ta cảm nhận sâu sắc tấm lòng của những con người luôn nghĩ suy, lo lắng cho nước, cho dân. Đối với họ, nỗi niềm dân nước là niềm trăn trở lớn nhất, luôn canh cánh khôn nguôi.
Vừa mới được suy tôn lên ngôi hoàng đế, chưa kịp hưởng vinh hoa phú quý của một vị đế vương, Lí Thái Tổ (tức Lí Công uẩn) đã nghĩ ngay đến việc dời đô. Dường như ý nghĩ ấy đã nung nấu trong ông từ rất lâu rồi, nay mới có dịp thực hiện. Ở đây ta cũng cần nhận thức rõ rằng, việc dời đô của Lí Thái Tổ không phải là việc làm tùy tiện theo ý riêng của mình để thỏa mãn cái thói chơi ngông với đời. Cũng không phải là hành động xuất phát từ lợi ích cá nhân, gia tộc. Mà đó là tấm lòng lo nghĩ cho nước, cho dân! Thấy việc định đô ở vùng đất hẹp Hoa Lư khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi, lòng ông xót đau lắm! Vận mệnh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, nhà vua không thể ngoảnh mặt làm ngơ, cũng không thể buông tay bất lực, ông quyết tâm tìm chọn một vùng đất mới để xây dựng kinh đô, nhằm làm cho nước cường, dân thịnh.
Tấm lòng lo nghĩ cho nước cho dân không chỉ day dứt trong tâm hoàng đế Thái Tổ, mà còn được bộc lộ sâu sắc ở vị danh tướng kiệt xuất của dời Trần: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Là một bậc vương thân, lại là vị chủ soái thống lĩnh toàn quân, trước hiểm hoạ xâm lăng, vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc Trần Quốc Tuấn vô cùng lo lắng. Nỗi căm giận quân giặc, sự đau xót trước cảnh đất nước bị sỉ nhục, tàn phá vò xé trái tim ông, trào dâng sôi sục trong ông: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
Làm sao ông có thể không lo lắng khi sáu mươi vạn quân Mông Cổ đang lăm le ngoài biên ải. Chúng là một đội quân cuồng bạo tinh nhuệ lại có bề dày kinh nghiệm chinh chiến! Trong hàng ngũ các vương thân quý tộc, đã có những tư tưởng dao động cầu hoà. Thế mà các tướng dưới quyền ông vẫn có kẻ hoặc bàng quan thờ ơ, hoặc sa vào những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường vô bổ. Càng nghĩ, vị chủ tướng càng thấy lo lắng và đau lòng!
Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi càng trở nên sâu đậm! Nó không chỉ là niềm trăn trở, mà trở thành lẽ sống của ông, thành lí tưởng mà ông tôn thờ:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Những tấm lòng vì nước vì dân ấy, khiến ta xiết bao xúc động và cảm phục.
Tình cảm yêu nước của họ không chỉ dừng lại ở việc lo nghĩ cho nước cho dân mà đã phát triển thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường.
Từ sự đau xót vì triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, đến quyết tâm dời đô về vùng đất thiêng Đại La nhằm làm cho nước cường dân thịnh, dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ, muôn vật phong phú tốt tươi, đất nước tồn tại lâu dài với sự trị vì của để vương muôn đời há chẳng phải là khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường của vị hoàng đế đó sao?
Nếu như khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường ở Lí Thái Tổ thể hiện ở việc quyết tâm dời đô, thì ở Trần Hưng Đạo, lại biểu thị bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, ở ý chí sẵn sàng xả thân vì nước dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
Để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến, quyêt thắng, Trần Quốc Tuấn đã khéo động viên khích lệ tướng sĩ. Một mặt, ông chỉ ra cho họ cái nỗi nhục của kẻ làm tướng phải hầu quân giặc mà không biết tức, chỉ ra cho họ thấy cái nỗi ân tình sâu nặng mà ông và triều đình dành cho họ để họ nghĩ suy và báo đáp. Mặt khác ông vừa nghiêm khắc phê phán những thói bàng quan, thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của tướng sĩ, vừa chân tình chỉ bảo cho họ thấy những sai lầm mà họ mắc phải. Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của kẻ làm tướng mà xông ra chiến trường giết giặc.
Còn đối với Nguyễn Trãi khát vọng ấy đã trở thành chân lí độc lập dân tộc:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Càng yêu nước bao nhiêu, càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình bấy nhiêu!
Tuy nhà Lí mới thành lập và vẫn còn non trẻ, nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, hoàng đế Thái Tổ vẫn vững tin ở thế và lực của đất nước cho phép họ đàng hoàng định đô ở một vùng đất rộng mà bằng, cao mà thoáng. Kẻ thù vẫn đang dòm ngó Đại Việt, nhưng họ tin vào khả năng của mình có thể chiến thắng kẻ thù, giữ yên giang sơn bờ cõi, để cho để vương muôn đời trị vì đất nước. Từ bài Chiếu toát ra một niềm tự hào cao độ về bản lĩnh và khí phách Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Cũng vẫn với niềm tin ấy, Hưng Đạo Vướng khẳng định với tướng sĩ rằng có thể “bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ờ Cảo Nhai”, và rồi xã tắc của ông sẽ mãi mãi vững bền, nhân dân sẽ đời đời hạnh phúc, tiếng tốt sẽ mãi mãi lưu truyền.
Niềm tự hào Đại Việt được biểu hiện tập trung cao độ ở Nguyễn Trãi:
Ra đời cách chúng ta hàng thế kỉ, mà tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông trong ba áng vặn chương cổ đại này, vẫn còn nồng nàn mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam.
Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.
Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.
Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.
Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.
Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...
Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.
Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.
Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.
Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. ĐỐi với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.
Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.
Trâu có hai loại :trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.
Tuy với những sự khác nhau như vậy nhưng đặc tính của trâu là hiền lành, chậm chạp, nặng nề. Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg tùy vào sức khỏe của mỗi con. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. TRâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.
Sừng của trâu dài và cong cong, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc, ngắn, mập, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Sức chịu đựng của trâu rất dẻo dai, nó có thể chở được rất nhiều đồ đạc. Tấm thân của trâu dường như rất chắc chắn, da của nó rất dai. Ngày xưa cha ông ta vẫn làm áo bằng da trâu. Thường thì longo trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.
Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu…đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Nhưng sức ăn của nó cũng rất nhiều, ăn cỏ, ăn cám…và đặc biệt khi uống nước thì trâu uống rất nhiều. Thời tiết thay đổi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu nên vào mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm tầm 30 phút hằng ngày, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.
Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi mà họ có nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ là cực kì cần thiết. Người nông dân nếu thiếu đi con trâu thì sẽ không làm được gì vì nó có sức kéo, sức cày bừa, sinh đẻ…Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu ăn rất ngon, thơm và bổ dưỡng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người.
Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong Seagame 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.
Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.
Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thế thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người việt nam.
Tham khảo:
Khi bị nhốt trong vườn bách thú, vị chúa sơn lâm vô cùng phẫn uất, ngao ngán, chán chường và bất lực. Nào ai biết hổ đang "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt", "gậm" không phải là nhai ngấu nghiến mà là nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Sắt đâu phải dễ tan vỡ, khối căm hờn cũng không dễ nuốt trôi! Hổ hẳn là muốn phá tan mọi thứ đang vây hãm mình vì nỗi hận đang lên đến cao độ. Bằng cách đó con hổ muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức trong nó đang đến tột đỉnh. Nó căm tức vì bị giam cầm thì ít mà bị xếp ngang hàng với "bọn gấu dở hơi", "cặp báo vô tư lự" thì nhiều. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoang là chúa sơn lâm vậy mà lại bị tù hãm để "làm trò lạ mắt thứ đồ cho người ngạo mạn, ngẩn ngơ" là đối tượng trước tiên mà nó hết sức khinh ghét. Với biện pháp nhân hóa, Thế Lữ đã làm rõ tâm trạng của con hổ khi ở trong tù, nổi bật là sự căm hờn uất hận và nỗi nhục nhã mà nó phải chịu đựng. Cay đắng hơn, từ địa vị chúa tể, giờ đây chỉ còn ở vị trí thấp hèn đồ chơi ngang hàng với bọn gấu dở hơi, bọn báo vô tư lự. Thật là nhục nhã! Thật là căm hận! Đại từ "ta" biểu hiện sắc thái kiêu hãnh, tự cao, tự đại, biết rõ giá trị của mình trong khi bọn tiểu nhân đang giễu cợt sự sa cơ của "bậc anh hùng". Chính vì thế mà nỗi uất ức, căm hờn ngày càng đè nặng lên tâm hồn chúa sơn lâm.
Mỗi chúng ta đều có một câu chuyện để mãi mãi khắc ghi. Tôi cũng có một câu chuyện như vậy, cho tới tận bây giờ tôi vẫn luôn ghi nhớ câu chuyện ấy. Chuyện của năm về trước, về một lời nói dối mãi mãi không thể quên.
Khi ấy, tôi bảy tuổi đang là một cô bé hồn nhiên tinh nghịch. Em gái tôi mới ba tuổi, con bé ngoan và dễ tính. Tôi có một gia đình nhỏ bé, không quá đủ đầy nhưng ấm no, hạnh phúc. Cuộc sống cứ êm đềm như vậy, ba mẹ đi làm còn chị em tôi đi học, về nhà sẽ tranh thủ phụ những việc nhỏ nhặt. Gần cuối năm ấy, ba chợt vắng nhà nhiều. Có bận, ông đi đâu đó cả tháng trời không về nhà. Mẹ thỉnh thoảng cũng không ở nhà, chị em tôi đều gửi ông bà chăm nom. Có lần tôi cũng hỏi mẹ:
– Ba bận việc gì sao mẹ? Con không gặp ba nhiều như lúc trước.
Mẹ nhìn tôi một lúc, có vẻ không biết trả lời sao cho phải. Mãi sau, mẹ mới nói:
– Ba đang bận công việc, gần cuối năm rồi, ba phải tranh thủ để còn ăn Tết với gia đình mình chứ!
Nghe vậy, tôi đinh ninh ba bận rộn lắm. Mỗi lần ba về nhà tôi lại thấy ông gầy đi một chút, tiều tùy đi một chút. Càng như vây, tôi càng thương và lo cho ba hơn nên không dám đòi ba như trước. Khi ba vắng nhà quá lâu, ông sẽ gọi điện về nhà. Dần dần thành quen. Ba gầy yếu đi, mẹ dường như cũng xanh xao hơn dạo trước. Có lần, tôi thấy mẹ ngồi trong phòng, cầm tờ giấy gì đó, lặng lẽ khóc. Lúc ấy, tôi giật mình, lòng lo lắng không thôi. Bài kiểm tra tuần trước tôi lười học nên bị điểm kém, tôi đã cố ý giấu đi rồi nói dối mẹ. Có phải mẹ phát hiện ra bài kiểm tra đó hay không? Mẹ thất vọng vì kết quả học tập hay sự lừa dối của tôi ư? Nội tâm giằng xé hồi lâu, cuối cùng tôi quyết định bước vào phòng. Tôi khẽ gọi:
– Mẹ!
Mẹ giật mình quay ra nhìn tôi, vội vàng lau đi những giọt nước mắt. Tôi càng khẳng định mẹ buồn vì mình, không nhịn được liền lao vào lòng mẹ, bật khóc:
– Con xin lỗi, con không nên giấu mẹ bài kiểm tra bị điểm kém. Con hứa lần sau học hành chăm chỉ, sẽ để cho ba mẹ tự hào về con… Tôi thấy vòng tay ôm chặt của mẹ hình như hơi run run, mẹ cũng khóc theo tôi. Tôi cứ òa khóc như vậy cho tới khi mệt lả mà ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau tỉnh dậy tôi đã nằm trên giường của mình. Không lâu sau đó, ba chuyển về nhà và không đi ra ngoài nữa. Tôi vui mừng khôn xiết, cuối cùng tôi không còn phải xa cách nhiều ngày như vậy nữa. Nhưng nhìn ba gầy đi nhiều, không còn khỏe mạnh, dáng đi cũng không còn vững vàng mà phải nhờ bác hai và bác cả dìu vào phòng tôi chợt thấy sợ hãi. Trở về nhà, ba cứ luôn nằm trên giường như vậy, không ra ngoài. Có những khi tôi chỉ dám len lén đứng ngoài cửa phòng nhìn vào. Thấy bác sĩ hay đến tiêm thuốc, tôi đoán rằng ba bị ốm nên ngoan ngoãn không dám làm phiền ba nghỉ ngơi. Một hôm, như thường lệ, tôi lén lút nhìn trộm qua khe cửa xem ba đang làm gì thì nghe tiếng ba gọi:
– Vào đây con!
Tôi mừng rỡ chạy vào trong, leo lên ghế nhựa cạnh giường hỏi ba:
– Ba ơi, ba đỡ hơn chưa ạ? Ba mỉm cười xoa đầu tôi, giọng ấm áp:
– Ba đỡ hơn nhiều rồi, con gái ngoan. Nghe được câu trả lời lòng tôi nhẹ nhõm hơn nhiều. Tôi cứ ngồi trò chuyện với ba như vậy, ba nói thật nhiều về chuyện tương lai với tôi. Cuối cùng ông dặn:
- Sắp tơi, ba phải đi đến một nơi thật xa trong một khoảng thời gian dài. Có thể khi con trưởng thành rồi ba mới quay về với con. Con có thể hứa với ba, trong thời gian ba vắng nhà con sẽ học tập tốt, thay ba chăm sóc em và mẹ được không?
Khi ấy tôi chưa hiểu ý nghĩa câu nói của ba, chỉ cho rằng ba phải đi xa và nhờ tôi chăm nom gia đình, tôi không do dự mà gật đầu ngay:
– Được chứ ạ. Con sẽ chăm sóc em và mẹ chu đáo. Ba về nhớ mua quà cho con nha.
– Chắc chắn rồi. Con phải hứa không được đòi ba với mẹ đấy nhé! – Ba ngoắc tay với tôi. Đó là cách mà ba con tôi cam kết lời hứa.
Một lát sau, ba nói ba hơi mệt, kêu tôi ra ngoài chơi. Tôi ngoan ngoãn về phòng của mình. Sau ngày hôm đó, tôi không gặp lại ba. Mẹ đem bức ảnh ba cười thật ấm áp đặt lên trên cao, nói:
– Trong thời gian ba đi vắng, bức ảnh này thay thế cho ba.
Mọi người đến nhà lại hay nhìn chị em tôi, lặng lẽ lau nước mắt. Tôi không hiểu vì sao người lớn lại kỳ lạ như vậy, cứ thường hay khóc. Em gái tôi còn nhỏ, dù nhiều lần tôi nói với nó ba đi vắng nó vẫn hay khóc nhè đòi ba. Những lúc ấy, con bé khóc, mẹ cũng khóc theo. Có lúc tôi cũng khóc vì ba mãi chẳng trở về. Nhiều lần nhớ ba tôi lại trèo lên ghế, nhìn bức ảnh mà hỏi trong vô thức:
– Khi nào thì ba mới về? Con và em, cả mẹ nữa nhớ ba nhiều lắm!
Nhiều năm trôi qua, cuộc sống cứ tiếp diễn như vậy. Tôi vẫn luôn chờ ba, vì ba đã hứa sẽ quay về. Tôi mong mình lớn thật nhanh để được gặp ba. Nhưng không, cho tới năm mười bốn tuổi tôi mới hiểu hết mọi chuyện. Ba đã đến một nơi rất xa làm sao có thể quay lại được nữa? Năm đó ba nói như vậy chỉ để tôi an tâm mà lớn lên. Tang lễ của ba ngày xưa cũng diễn ra đơn giản, nhanh chóng. Sau này tôi hỏi mẹ, mẹ nói:
– Ba không muốn con hĩ rằng mình lớn lên mà không có ba như bạn bè, sẽ buồn bã tự ti nên trước khi đi dặn mọi người làm như vậy. Ba nói dối con là không đúng, nhưng ông ấy chỉ muốn con có một tuổi thơ trọn vẹn.
Hiểu chuyện, tôi đau đớn rất nhiều. Lại từng trách ba nói dối tôi, rõ ràng khi còn nhỏ ba luôn dạy tôi phải trung thực, phải biết giữ lời hứa. Lời nói dối ấy theo tôi nhiều năm, trở thành niềm tin của tôi. Bây giờ, ngay cả khi trưởng thành hơn, câu nói ấy của ba vẫn luôn là chỗ dựa tinh thàn cho tôi, khiến tôi tin rằng ông luôn ở bên cạnh tôi. Không phải lời nói dối nào cũng là xấu xa, có những lời nói dối đem lại sức mạnh cho cả một cuộc đời. Đừng vội vàng oán trách ai đó vì đã dối gạt bạn, biết đâu đó lại là nhưng lời nói dối chân thành tốt đẹp.
Hoặc bạn có thể tham khảo bài này ngắn hơn.
Bài 1.Mấy năm trước, khi tôi vừa rời khỏi tiệm game cùng với lũ thằng Giang, thằng Trí, bọn tôi bước ra đường thì gặp thằng Quy đứa bạn cùng trường với chúng tôi. Nó đang ngồi đếm tiền với một vẻ say mê, đôi mắt nó ánh lên niềm vui khó tả. Tôi chợt reo lên: “A! Chắc thằng này vừa chôm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi khích nhau xem đứa nào lấy được tiền của nó. Tất nhiên là tôi rồi, vì tôi “mạnh mẽ, dũng cảm” nhất mà. Thế là tôi chạy lại giật xấp tiền của nó rồi cả bọn cùng nhau chạy trốn và chia nhau. Rồi cho đến một hôm, tôi gặp lại nó, từ đằng xa thôi. Tôi không dám tin vào mắt mình, thằng Quy đang đứng trước cửa hàng đồ chơi, nó chỉ dám đứng nhìn qua cửa kính, ngập ngừng, trên lưng còn cõng thằng anh bị bệnh tật ngớ ngẫn, lưng nó oằn xuống, dường như không chịu nổi sức nặng quá lớn. Tôi bước nhẹ nhàng lại gần nấp vào bức tường bên cạnh và lắng nghe: “Tiếc quá anh nhỉ? Giá như còn số tiền đó, em sẽ mua cho anh chiếc xe tăng đằng kia, nhưng không sao, chỉ một tuần rữa chén thuê, em sẽ có tiền mua cho anh thôi mà”. Thằng anh cười hì hì, một cách hồn nhiên rồi nhắc lại “xe tăng, xe tăng”. Còn tôi đứng nép vào góc tường, tự dưng tôi thấy mình có tội.
Tôi bỏ chạy về nhà mà rơm rớm nước mắt. Lúc này, sao tôi cảm thấy xấu hổ quá! Chao ôi! Giá mà tôi đừng lấy tiền của nó thì bây giờ nó có thể… hic… tôi muốn gặp mặt thằng Quy quá, tôi muốn nhìn thấy nó chăm sóc người anh bệnh tật, chia sẽ với nó những nặng nề, thiếu thốn trong cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng dành dụm một số tiền trả cho nó để bù đắp phần nào lỗi lầm mà tôi đã gây ra.
Bài 2.Trời đầu đông. Không khí se se lạnh, đủ làm cho tui vừa học vừa học vừa chùm trong cái áo rét. Những cơn gió luồn qua khe cửa sổ rùi luồn vào cổ, làm tui ho sù sụ cả.Tui đã học xong rùi nhưng vẫn cứ ngồi ở bàn, không làm gì cả.Tui đang nghe đài, hôm nay có bài hát mà tôi thích.Nưng kì lạ chưa, tôi chẳng còn chút tâm trí nào để ý tới những nốt nhạc ấy nữa.Có lẽ cái cảm giác tội lỗi từ sáng nay vẫn đang gặm nhấm tim gan tui. Sáng nay, tôi vừa làm một điều có lỗi với người bạn thân nhất của tôi.Tôi đăm đăm nhìn ra cửa sổ, cái khung cảnh lúc sáng như hiện ra trước mắt:
– Ê! Bài này làm thế nào đấ? Khó quá trời! Cho tớ chép đi!
– Dễ thui mà! Tự động não chút đi!
– Không cho chép thì thôi kiết thế! Nghỉ chơi với nhau luôn đi đồ kiêu ngạo!
Tôi tuôn liền một tràng dài nhũng từ khó nghe về phía bạn ấy mà chẳng mảy may nghĩ ngợi gì.Thế nhưng, nhanh thôi, cái cảm giác kia đã xuất hiện cắn xé trái tim tui. Len lén nhìn sang, một cảm giác buồn vô tận xuất hiện lên trên nét mặt cậu ấy. Trời ơi! Chính tôi là người gây ra việc ấy ư? Không, chắc không phải đâu …Thế nhưng, càng ngĩ, tôi càng cảm thấy mình tội lỗi. Cái cảm giác ấy cứ lẽo đẽo theo tôi từ trường cho đến khi về đén nhà.
Đi ngủ thui..Tôi nghĩ thế có thể quên đi cái cảm giác kia. Nhưng không, càng cố ngủ thì tôi càng thấy xấu hổ hơn. Tôi suy nghĩ, suy nghĩ…À! cuối cùng thì tôi cũng nghĩ ra việc mình phải làm rùi. Đó chính là xin lỗi. Nhưng xin lỗi thế nào nhỉ? Làm thế nào để cậu ấy chấp nhận nhỉ? Làm thế nào đây? ….Thật nhiều, thật nhiều những câu hỏi hiện lên trong đầu tui làm tôi thiếp đi lúc nào không hay- giấc ngủ trong sự bình thản và hạnh phúc.Cuối cùng tì tôi cũng tự mình tìm được một lời giải cho một bài toán khó, bài toán về tình bạn
CHÚC BẠN HOK TỐT!
Tham khảo:
“ Học, học nữa, học mãi”, đó là lời nhắc nhở muôn đời đối với thế hệ trẻ chúng ta. Việc học không chỉ được thực hiện khi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường mà còn theo ta trên suốt hành trình của cuộc đời. Vậy mà ngay từ khi còn trẻ nhiều bạn đã bỏ bê, lơ là học tập, các bạn đâu biết rằng nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Học là quá trình tìm tòi sáng tạo, lĩnh hội tri thức của loài người để hiểu biết về thế giới xung quanh, để bản thân không bị lạc hậu trong xã hội hiện đại. Có thể nói rằng người không học là người không có tương lai. Bởi dù bạn làm bất kì công việc gì bạn cũng cần phải có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực đó. Một bác sĩ không thể khám chữa bệnh cho bệnh nhân nếu không có kiến thức về bệnh lý. Một giáo viên không thể giảng dạy cho học sinh nếu không có kiến thức về chuyên môn... Học không chỉ để hoàn thiện bản thân mình mà học còn để giúp người, để cống hiến cho xã hội. Con người sống là phải có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp. Nếu không học, không có kiến thức về đời sống thì con người đó luôn là kẻ thụt lùi, ăn bám xã hội, không giúp ích được gì cho đời.
Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời con người. Khi còn trẻ ta tiếp thu tri thức nhanh hơn vì ta chưa phải vướng bận gì nhiều về công việc hay gia đình. Những kiến thức ta thu nhặt được ở phổ thông là gốc rễ, là cơ sở và trở thành hành trang giúp ta gặt hái được thành công trong tương lai. Nếu không có một nền tảng vững chắc thì tương lai của chúng ta sẽ không vững bền.
Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng việc học. Thời trung đại, Nho học được được giảng dạy nhằm hướng con người ta đến những điều hay lẽ phải. Người được làm quan, được người đời nể phục nhất định phải là một người có học thức. Phụ nữ thời xưa vì không được học nên phải chịu số phận con sâu cái kiến, không được hưởng một niềm hạnh phúc trọn vẹn.
Đến những năm tháng khó khăn trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, Bác Hồ cũng đã nhắc nhở dân ta phải diệt ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chỉ khi có tri thức ta mới được giác ngộ và được nhận thức đúng đắn về cách mạng, về hòa bình độc lập.
Vậy mà ngày nay nhiều bạn trẻ đã đánh mất đi truyền thống hiếu học quý báu ấy của dân tộc. Cuộc sống hiện đại có vô vàn những điều thú vị mới mẻ nhưng cũng có vô vàn những cám dỗ. Vì được hưởng một cuộc sống đủ đầy nên sinh ra thói thực dụng, lười biếng, ỷ lại. Các bạn chưa xác định được mục đích học tập là gì nên không đề cao việc học. Nhiều bạn còn sa đà vào trò chơi điện tử, sâu thêm nữa là tệ nạn xã hội. Đó là những việc làm vô bổ, hủy hoại tương lai của bản thân, gia đình và xã hội.
Vì thế thế hệ trẻ chúng ta phải có bổn phận trách nhiệm với việc học hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Say mê, tìm tòi học hỏi là những phẩm chất cần có của mỗi học sinh. Nhưng học không phải là ngồi lì một chỗ dán mắt vào sách để học thuộc những lý thuyết những công thức khô khan mà việc học của chúng ta nên đi đôi với thực hành, trải nghiệm. Điều này làm cho việc học tập vừa thú vị vừa hiệu quả hơn.
Tri thức là cánh cửa đưa chúng ta tới thành công. Tương lai của bạn được sắp xếp thế nào, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của bạn! Là học sinh dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của tổ quốc, bạn cần biết trách nhiệm học tập của mình để giúp ích cho xã hội và cho chính bản thân mình.
Trang phục và văn hóa của dân tộc ta đã trở thành một trong những nét đẹp cổ truyền của Việt Nam. Với tà sáo dài thướt tha hay là áo bà ba...Đã góp phần nào đó tô lên nét đẹp của dân tộc. Hay là những văn hóa có từ lâu đời nay, mỗi một tỉnh, miền sẽ có những văn hóa riêng, những nét đẹp riêng tượng trưng cho vùng đất quê hương và con người. Như chúng ta đã biết, trang phục không chỉ là một vẻ đẹp tượng trưng cho vùng đất mà còn nói lên vẻ đẹp của con người như tà áo dài như nói lên vẻ đẹp trong trắng, thiếu nữ mới lớn của người con gái. Nhất là ở Huế chúng ta có thể người con gái mặc áo dài thướt tha đi trên những con phố nhỏ, đi dưới hàng phượng màu hoa đỏ thắm. Hay là những văn hóa về dân ca,về sinh hoạt , về những lễ hội,...Mỗi một nơi trên đất quê hương này, sẽ mang những màu sắc khác nhau về nét đẹp trong trang phục, những cái hay và thú vị với nền văn hóa lâu đời. Trang phục và văn hóa là hai yếu tố quan trong hình thành nên vẻ đẹp của quê hương của mình. Vẻ đẹp ấy sẽ quyến rũ những vị khác nước ngoài, bởi nó mang những hình sắc nét riêng biệt với nhau, khiến khách du lịch đến đây như muốn ở lại không thể rời đi.