Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?
Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.
Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.
Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.
Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA>.<
Tham khảo:
Hòa bình là trạng thái an toàn của một vùng lãnh thổ, ở đó không có sự can thiệp tiêu cực của vũ lực, vũ khí để tranh chấp quyền lợi về mọi mặt, con người có thể sống vui vẻ, bình yên. Tuy nhiên, hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự tranh giành, đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình. Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Hòa bình là vấn đề toàn cầu, không chỉ là vấn đề của một quốc gia, càng không phải vấn đề cá nhân. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. Thanh niên được là chủ nhân tương lai của đất nước, ngoài nhiệm vụ học tập, còn phải xây dựng lí tưởng sống lành mạnh, tốt đẹp, biết yêu chuộng hòa bình. Tránh xa, phản kháng lối sống bạo lực để hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh.
Tham khảo:
Hoà bình có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mình. Đó cũng chính là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi – nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ, Malala Yousafzai – cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan, Tổng thống Mexico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc,…Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽ không thể nào phủ nhận được. vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thông hiểu”.
Em viết theo các gợi ý này nhé:
Nêu lên vấn đề cần trình bày ý kiến (VD: Chiến tranh - hai từ mà khi nhắc đến luôn khiến nhân loại sợ hãi và lên án... (Thành phần phụ chú...)
Nêu lên khái niệm chiến tranh là gì?
Những tác hại, hậu quả mà chiến tranh mang đến cho con người, muôn loài...?
Dẫn chứng?
Trái ngược với chiến tranh là cuộc sống hòa bình...?
Những điều lợi mà cuộc sống hòa bình đem lại?
Dẫn chứng?
Liên hệ bản thân em? (Cái này em nên so sánh những lợi ích mà cuộc sống hòa bình đem lại, nêu lên các biện pháp để đẩy lùi chiến tranh nha em!)
Kết luận.
- Những người lính không chỉ chia sẻ nỗi nhớ nhà nói chung, nỗi nhớ quê hương mà còn là sự chia sẻ những thiếu thốn của cuộc đời người lính.
• Họ thấu hiểu, chia sẻ cùng đối mặt, cùng chịu bệnh tật, những cơn sốt rét ghê gớm, cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua.
• Những người lính phải vượt qua cả sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất thông qua cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp câu và từng cặp câu.
- Người lính bao giờ cũng nhìn và nói về bạn trước khi nói về mình, cách nói ấy thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình.
- Chính tình đồng đội, đồng chí làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá nhưng vượt lên trên buốt giá, thiếu thốn.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng dư âm sâu lắng từ những dòng ký ức, những di chứng về một thời đạn bom với bao đau thương mất mát, đói nghèo, khổ nhục... vẫn còn hiện hữu quanh chúng ta, thế hệ nối tiếp nhiều may mắn hơn cha ông xưa, như một ám ảnh, một canh cánh không nguôi. Các dòng thơ về một thời đã khép lại đồng thời mở ra bao cảm xúc, suy tưởng cho người đọc hôm nay...............................................................
Với lối miêu tả đầy ám ảnh, khiến cho người đọc không khỏi day dứt, Dương Nghiễm Mậu đã viết nên một tác phẩm đầy xúc động về những can qua trong cơn binh lửa.
Chiến tranh cũng giống như một trận cuồng phong, lạnh lùng cuốn phăng tất cả những gì xuất hiện trên đường đi của nó. Tuổi trẻ, hạnh phúc, mơ ước hay hoài bão… bỗng chốc chỉ hóa thành hư vô.
Khi sợ hãi mạnh hơn tất thảy, con người dường như không còn thiết tha điều gì nữa. Những trái tim son trẻ bỗng trở nên già cỗi, tàn lụi khi sống mà không biết ngày mai rồi sẽ ra sao?
Tàn khốc và dữ dội, chiến tranh đôi khi giết chết con người ta từ trong suy nghĩ. Đâu chỉ có máu và thuốc súng, những tâm hồn rệu rã trong tuyệt vọng cũng là một phần trong bức tranh hiện thực về những tháng ngày đen tối của nỗi đau và chết chóc.
Không cần nhập vai một người lính để kể chuyện chiến trường, Dương Nghiễm Mậu đã khắc họa một cách sống động sự khốc liệt của chiến tranh từ một phía khác trong tiểu thuyết Tuổi nước độc.
Khi tuổi trẻ bị chôn vùi trong buổi loạn lyNhà văn Dương Nghiễm Mậu đưa độc giả ngược dòng kí ức về với Hà Nội những năm 50 của thế kỉ trước. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống của Ngạc, chàng trai ấy đang sống những ngày tháng chán chường và tuyệt vọng.
Bởi chiến tranh đang hút cạn những giọt nhựa sống cuối cùng trong con người anh. Một cuộc đời mà hễ nhắm mắt lại người ta đều nghĩ đến chết chóc và sự thảm bại thì còn gì để mà tha thiết nữa.
Ngạc sinh ra trong một gia đình khá giả. Mẹ anh mất sớm khi đứa con thơ còn chưa kịp lưu giữ trong đầu bất cứ hình ảnh nào về bà. Cha anh hóa điên. Ngạc lớn lên bằng tiền cho vay nặng lãi của người ông keo kiệt. Anh cảm thấy mình không thuộc về cái nơi mà anh vẫn gọi là nhà. Ngạc trở thành khách lạ trong chính gia đình mình.
Số phận vốn đã không cho Ngạc một khởi đầu tốt đẹp. Nhưng cuộc sống ngoài kia ít ra vẫn còn vài thứ đáng để anh bấu víu, đó là chuyện học hành và tình yêu với Hiền. Nhưng rồi chiến tranh ập đến, tầng lớp thanh niên lúc ấy chưa kịp xây hoài bão đã trải qua một biến động ghê gớm.
Trong khi bạn bè đã chia năm, sẻ bảy với những dự định và lý tưởng riêng thì một chàng trai mơ mộng như Ngạc vẫn đang quay cuồng trong cơn bão tố. Anh không biết mình muốn gì và nên làm gì, anh như chiếc lá úa, cứ thế để mặc bão tố thổi đi vô định.
Trong lòng chàng thanh niên tuổi đôi mươi, sự tuyệt vọng đã có lúc lên đến cực điểm. Chiến tranh và chết chóc đã biến anh trở thành một con người vô hồn. Sau cơn lửa đạn, sẽ chẳng còn ai sống sót, vậy hà cớ gì phải thiết tha với cuộc đời ngắn ngủi này?
Đó là suy nghĩ thường trực trong đầu Ngạc. Trận chiến ngoài kia không giết anh bằng mũi tên hòn đạn, nó đang đầu độc anh bằng những ám ảnh vô hình.
Chiến tranh không chỉ lấy đi mạng sống của những người lính. Thím của Ngạc, một người phụ nữ hiền lành, chỉ biết ngóng trông chồng đang đi làm ở bến cảng và lo cho năm đứa con.
Trong đầu người đàn bà ấy, nỗi sợ hãi về những trận ốm liên miên của đứa con nhỏ còn lớn hơn những ám ảnh về cuộc chiến ngoài kia. Một lần theo chồng xuống cảng, người đàn bà ấy đã bị trúng bom. Từ một người khỏe mạnh, bỗng chốc trở thành tàn phế: mù hai mắt, cụt hai tay, bị cưa cả chân.
Hình ảnh người thím của Ngạc, người mà anh coi như mẹ nằm đau đớn trên giường bệnh, tự dày vò mình vì giờ đây bản thân là gánh nặng của những người xung quanh, đã trở thành những chi tiết đầy ám ảnh trong tác phẩm. Không ai khác, chính Ngạc đã dùng súng bắn chết người thím, mang đến cho kiếp người tội nghiệp ấy một sự giải thoát.
Người khóc thương cho những tâm hồn khốn khổĐọc Tuổi nước độc, không ít người sẽ phải thán phục bút pháp miêu tả tinh tế, độc đáo mà không kém phần sắc sảo của Dương Nhiễm Mậu. Sự sắc sảo trong văn ông thể hiện rõ nhất khi khắc họa nội tâm nhân vật. Hiện lên rõ nét trong tác phẩm là một chàng thanh niên với nhiều suy ngẫm cùng những diễn biến tâm lý phức tạp.
Một người đàn bà đau khổ đến tột độ trước thân thể tàn phế. Hay hình ảnh người đàn ông với cái chân cụt sống lặng lẽ trong bệnh viện bằng nghề bán máu... Tuy chỉ xuất hiện trong thoáng chốc, nhưng cũng đủ để độc giả cảm nhận được trái tim đang rã rời, muốn buông xuôi tất cả.
Đã không ít lần, nhân vật Ngạc tự hỏi bản thân về mục đích sống của bản thân và những người xung quanh. Ta chỉ biết rõ một con người là ai khi nhìn thấu được tâm hồn họ.Trong Tuổi nước độc, Dương Nghiễm Mậu rất hạn chế miêu tả ngoại hình nhân vật. Độc giả chỉ biết Ngạc là một thanh niên gầy gò, xanh xao. Con người anh được lột tả chủ yếu qua thế giới nội tâm phức tạp: mềm yếu, giàu tình thương, nhưng đôi khi lại quyết liệt và cứng rắn khiến người ta phải giật mình.
Một bối cảnh khốc liệt như chiến tranh cũng tạo cho con người ta nhiều cơ hội để khám phá những mầm thiện ẩn giấu bên trong những tâm hồn đầy rẫy tội lỗi. Với tác giả, không có trái tim nào là hoàn toàn trong sạch.
Thiện và ác luôn đi song hành cùng nhau giống như mặt sấp và mặt ngửa của đồng xu. Cuối cùng, sự bình yên chỉ đến khi con người ta biết tha thứ.
Trong áng văn đầy tuyệt vọng, Dương Nghiễm Mậu vẫn dành cho Hà Nội những tình cảm thật tha thiết và chân thành. Ông miêu tả cái lạnh đầu đông và hình ảnh những con phố cổ Hà Nội bằng những từ ngữ rất trau chuốt, tuy ngập đầy nỗi buồn nhưng cũng không kém phần thơ mộng.
Dường như chiến tranh chẳng thể nào xóa nhòa được vẻ đẹp cổ kính và thanh tao của mảnh đất kinh kỳ nghìn năm tuổi.