Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2016

DÀN Ý 
I. Giải thích - Thực trạng hiện tượng.
-  Nạn bạo hành: sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác, đang trở thành phổ biến hiện nay.
- Nạn bạo hành: thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội. Nạn bạo hành diễn ra trong: gia đình, trường học, công sở…
II. Bàn luận: (Phân tích- Chứng minh)
* Nguyên nhân của hiện tượng:
* Chủ quan:
- Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
* Khách quan
-  Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên).
- Do áp lực cuộc sống                                                                                                                                         - Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành.
III. Tác hại của hiện tượng.
-  Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người.
- Làm ảnh hưởng đến tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ.
- Ảnh hưởng đến bộ mặt văn hóa, văn minh xã hội.
IV. Đề xuất giải pháp.
- Cần lên án đối với nạn bạo hành.
-   Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
-  Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành.
v.v…

23 tháng 8 2016

mk càn bài bài văn bk ơi

 

Cô đơn thay là cảnh thân tùTai mở rộng và lòng sôi rạo rựcTôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nứcỞ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó. Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn...
Đọc tiếp

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !

(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)

Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó.

Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn của nhân vật trữ tình. Đó là âm thanh gì? Vì sao âm thanh đó lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhân vật như vậy?

Câu 3: Từ đoạn thơ đã chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về ý kiến: “Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống”.

1
7 tháng 2 2021

em nợi chị

28 tháng 8 2016

- Kim Lân không đặt tên cho truyện của mình là “Làng Chợ Dầu“, vì nhan đề này thiếu tính khái quát “Làng Chợ Dầu“là một danh từ riêng chỉ một làng quê cụ thể.
Do đó, tình yêu làng được thể hiện cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân ở một làng quê, một địa phương cụ thể mà thôi
- Nhan đề “Làng” có tính khái quát cao. Làng là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước ta.
Vì vậy, đặt tên truyện là :”Làng“, Kim Lân muốn tác phẩm của mình không chỉ thể hiện tình yêu làng yêu nước của một nhân vật ông Hai, mà sâu rộng hơn, tác giả còn muốn nói đến một tình cảm bao trùm, phổ biến – đó là tình yêu làng quê, yêu đất nước – trong mọi người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc.

28 tháng 8 2016

 

Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nó chỉ là 1 danh từ riêng, nếu thế vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuụoc kháng chiến chống Pháp: Tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

28 tháng 2 2022

bn tham khảo ạ :

Hai câu thơ đầu:

                        “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 

                         Mặt trời chân lí chói qua tim"

Từ ấy là phút giây mà tác giả đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản. Đó là phút giây thiêng liêng trong cuộc đời nhà thơ. Câu "Mặt trời chân lí chói qua tim" đó là thứ ánh sáng của sự sống, của lí tưởng đúng đắn, cao đẹp. Nhà thơ đã đón nhận bằng cả trái tim và khối óc, tâm hồn nhà thơ như bừng tỉnh.  Hai động từ bừng, chói đã đặc tả sự thay đổi bất ngờ, mạnh mẽ ấy

Hai câu thơ sau:

                          "Hồn tôi là 1 vườn hoa lá

                           Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Tâm hồn nhà thơ diễn ra cuộc tái sinh màu nhiệm. lí tưởng cộng sản như chiếc đũa thần biến tâm hồn tài lụi lâu nay của nhà thơ bỗng chốc thành vườn hoa lá rực rỡ sắc hương và rộn ràng tiếng chim ⇒ Chuyển cảm giác từ đột ngột, mạnh mẽ sang cảm xúc vui tươi, rộn ràng.

“Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ...
Đọc tiếp

“Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

    Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”

2. Câu “Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào?

3. Qua văn bản chứa đoạn trích trên, em thấy tác giả-  xưng “trẫm”- là người như thế nào?

4. Tác giả bài viết là một vị vua anh minh, yêu nước, bằng những hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước.

0
Cho đoạn văn sau:“(1)Mặt lão đột nhiên co rúm lại. (2)Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. (3)Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. (4)Lão hu hu khóc…” (Ngữ văn 8, tập một)a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn.c. Tìm trong đoạn văn trên các từ...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“(1)Mặt lão đột nhiên co rúm lại. (2)Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. (3)Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. (4)Lão hu hu khóc…” 

(Ngữ văn 8, tập một)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

 b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn.

c. Tìm trong đoạn văn trên các từ thuộc cùng một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó?

d. Em hãy chỉ ra câu ghép trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo của câu ghép đó.

e. Có ý kiến cho rằng: Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ mà trong sạch và giàu lòng tự trọng. Bằng đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận quy nạp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên, trong đoạn có sử dụng ít nhất 1 từ tượng hình (gạch chân và chú thích rõ).

0
6 tháng 1 2022

Giữa dòng chảy xô bồ của mưu sinh, giữa toan tính và ganh ghét, tình yêu thương ở đâu đó vẫn lặng lẽ toả sáng. O. Henry - nhà văn hiện thực xuất sắc của Mỹ đã rất thành công khi diễn đạt điều đó trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của mình. Trong tác phẩm này, ông đã phản ánh một cách sâu sắc tình yêu thương giữa những người cùng khổ, giữa những hoạ sĩ nghèo Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men mà nổi lên, toả sáng hơn cả đó chính là hình tượng Bơ-men - một đấng xả thân với nhân cách cao đẹp và sự hi sinh cho người khác. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men

Cụ là một hoạ sĩ nhưng nghèo. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác để lại cho đời. Rồi một ngày kia, khi những con gió mùa đông bắc tràn về, hơi thở lạnh lẽo của nó bao trùm cả thành phố Oa-Sinh-Tơn còn bàn tay gầy gò, những xương là xương của nó thì ôm lấy, dày xéo những con người ốm yếu, mỏng manh. Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi. Căn bệnh sẽ dễ mất đi nếu cô dược chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ. Nhưng nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, cô không muốn sống nữa. Cô quẫn trí, đánh cược tính mạng mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Xiu đau đớn, buồn bã, cô hết lòng an ủi Giôn-xi mãi nhưng Giôn-xi chẳng chịu nghe mà trái lại cô tàn nhẫn ra lệnh kéo chiếc mành mành lên mỗi ngày để xem chiếc là thường xuân đã rụng chưa. Xiu không biết làm thế nào đành đem chuyện kể với cụ Bơ-men. Đánh cược cuộc đời mình váo chiếc lá thường xuân cuối cùng ư? Ngốc nghếch quá chừng. Chiếc là ấy thật mỏng manh so với cơn gió mùa đông lạnh lùng kia, nó có thể thổi bay chiếc lá yếu ớt bất cứ lúc nào. Chiếc lá rụng tức Giôn-xi lìa đời. Chắc Giôn-xi mất trí thật rồi, bệnh tật, nghèo túng khiến cô mất hết niềm tin, mất hết hi vọng sống.

Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tinh thần phản kháng mạnh mẽ và sức sống tiềm tàng của nhân vật chị Dậu. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ.Gợi ý:- Hoàn cảnh gia đình chị Dậu...chị thiết tha van xin nhg.... - Đấu lí với cai lệ và người nhà lí trưởng: xưng hô ông - tôi - Đấu lực với chúng: + Nghiến răng, xưng hô “mày" – “tao" + Túm cổ, ấn...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tinh thần phản kháng mạnh mẽ và sức sống tiềm tàng của nhân vật chị Dậu. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ.

Gợi ý:

- Hoàn cảnh gia đình chị Dậu...chị thiết tha van xin nhg....

- Đấu lí với cai lệ và người nhà lí trưởng: xưng hô ông - tôi

- Đấu lực với chúng:

+ Nghiến răng, xưng hô “mày" – “tao"

+ Túm cổ, ấn dúi khiến tên cai lệ ngã chỏng quèo ra cửa.

+ Túm tóc lắng tên người nhà lí trưởng ra cửa.

- Thà ngồi tù chứ không để chúng làm tình làm tội mãi được → chân lý của sự sống: có áp bức có đấu tranh

Câu chủ đề cuối:

Như vậy, qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ", tác giả Ngô Tất Tố đã cho ta thấy chị Dậu có tinh thần phản kháng mạnh mẽ và sức sống tiềm tàng.

 
2
1 tháng 11 2021

rong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hình ảnh chị Dậu đã được thể hiện với vẻ đẹp của tình yêu thương và sức phản kháng tiềm tàng mãnh liệt. Vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Và cũng vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc. Đồng thời, chị còn là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Chao ôi! (thán từ) Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi! Vì vậy, hành động đó của chị chẳng phải là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi hay sao? Hơn nữa, với tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị, chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được nên cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng (câu ghép). Tóm lại, qua nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã thể hiện được những vẻ đẹp, phẩm chất đại diện cho người nông dân bị áp bức trong xã hội phong kiến.

1 tháng 11 2021

mình thấy giống phép tổng phân hợp