K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2020

Muốn nâng cao trình độ hiểu biết của ta về cuộc sống thì t cần pải học. Học là gì ??Học là quá trình cả đời phấn đấu mà bể học là vô tận nên Lênin đã nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng không phải cứ muốn học thì có thể thành tài ngay được mà trước hết phải vật lộn với muôn vàn khó khăn ban đầu thì từ từ, ta mới có thể học lên cao nữa và gặt hái được nhiều thành quả hơn. Chẳng thế mà ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào".Học hành là quá trình ta tích luỹ, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơn những kiến thức đó. "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn "cái quả ngọt ngào" của nó là những thành công ta gặt hái được sau một quãng đường dài cố gắng học tập. Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, nhưng để có được một chiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản. Từ đó ta có thể hiểu được nghĩa của câu ngạn ngữ này là: Nêu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mĩ mãn như mong đợi.Thành quả luôn khiến người ta khao khát nhưng muốn với tới nó, ta phải trải qua rất nhiều đắng cay. Quá trình học hành cũng thế, con đường đi của học vấn không bao giờ rải hoa hồng. Bởi khi đứng trước một bể kiên thức bao la, vô tận con người ta dễ bị choáng ngộp, run sợ. Rồi khi tiếp cận với từng phần kiến thức mới mẻ hoàn toàn, con người dễ bị nản chí bởi không phải cứ học, đọc là nhớ được, áp dụng lại càng khó. Lúc này phương pháp học là một vị cứu tinh, tự thân mỗi người phải tìm cho mình một phương pháp học thích hợp với sở trường, hoàn cảnh, trí nhớ và cả khả năng tư duy của mình. Đó là một quá trình dài, mòn mỏi tìm tòi, sáng tạo, tham khảo nhiều nguồn để rút ra một phương pháp tối ưu cho mình. Có nhiều người đến đây rồi phải lạc lối nhiều lần mới tìm được đường ra. Rồi sau đó, nắm được phương pháp, ta còn cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu tìm và tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó để có được trọn vẹn kiến thức thì ta phải trải qua quá trình kiểm chứng, sàng lọc lại cái cần thiết, tổng hợp hoặc phân chia theo chuyên ngành để nắm vững kiến thức mới áp dụng được nó. Quả thật quá trình học tập, tiếp thu kiến thức là không hề dễ dàng, đã có biết bao nhiêu người nản chí mà bỏ cuộc.Chính những lúc khó khăn, nản chí như thế, con người ta mới nghĩ đến "những thành quả ngọt ngào" để làm động lực tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Nhưng nói như thế cũng không có nghĩa là việc học tập, tiếp thu kiến thức là một việc khó khăn và nhàm chán, mà ngược lại việc tiếp thu kiến thức có một sức hút kì lạ, khi con người ta biết cái này, sẽ khao khát muốn biết thêm cái nữa hoặc sâu hơn nữa về vấn đề đó. Cho nên càng học, con người ta sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ hơn, hấp dẫn và lôi cuốn nhiều hơn nữa, khiến lượng kiến thức thu được ngày càng lớn dần làm ta hiểu biết hơn. Đồng thời, học là quá trình tích luỹ kinh nghiệm, là sự chuẩn bị hành trang cho mỗi người bước vào đời, đối mặt với khó khăn của cuộc đời. Kiến thức và kinh nghiệm càng nhiều, con người ta sẽ càng vững tin hơn, càng đứng vững trước phong ba bão táp của cuộc đời sẽ càng thành công hơn. Kiến thức là một bể bao la rộng lớn, không bao giờ có định nghĩa "đủ" đối với việc học, chúng ta có thể học ở bất cứ người nào, bất cứ một lĩnh vực nào trong cuộc sống đầy màu sắc này. Trong xã hội, con người là nhân tố quyết định cho sư phát triển, con người càng tài hoa, đất nước càng phát triển. Nhật Bản là một ví dụ: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhân dân bị nhiều thảm họa, đất nước ngập chìm trong suy thoái nhưng đến sau năm 1952, Nhật đã vươn lên nhanh chóng thành một siêu cường kinh tế do đã chú trọng đầu tư vào giáo dục, phát triển con người, coi con người là nhân tố quyết định tương lai và khuyến khích cho giáo dục phát triển.

Ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, có biết bao tấm gương học tập cần cù, đóng góp sức mình vào sự thay đổi và phát triển của nước mình và của cả nhân loại. Ở Việt Nam ta, Bác Hồ là một tấm gương sáng: Bác đã bôn ba ra nước ngoài học tập mấy mươi năm trời nhọc'nhằn mới tìm ra lối đi cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp lầm than. Rồi, Trần Đại Nghĩa cũng học tập ở nước ngoài rồi về Việt Nam, áp dụng được những điều đã học thêm với những sáng tạo mới của chính mình, đã chế tạo được đạn tầm xa, góp phần bắn rơi máy bay của giặc, làm nên một Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy năm châu. Sau nhiều năm học tập, tìm tòi và nghiên cứu Edison đã sáng tạo ra dược bóng đèn dây tóc đầu tiên trên thế giới – làm nên bước ngoặt trong lịch sử văn minh nhân loại. Rồi cả những thủ khoa đại học đến từ những miền quê nghèo khó, ăn còn không đủ no nhưng nhờ quyết tâm, ý chí nghị lực, họ đã làm nên điều kì diệu mà không hề đổ lỗi cho hoàn cảnh.Bên cạnh những tấm gương sáng ngời đó, có những người chỉ mới khó khăn bước đầu đã nản chí, buông xuôi. Hoặc có những người không chịu tìm tòi, nghiên cứu tiếp thu kiến thức mới mà chỉ "há miệng chờ sung", hoặc "học vẹt" cho nhớ để đối phó với thầy cô, để chạy theo điểm số dẫn đến con người không có kiến thức thật, không có thực học. Những người này ra đời không những không thành công mà rất dễ trở thành gánh nặng cho xã hội.Vậy nên, chúng ta phải biết tự giác học là trên hết. Đặc biệt là những người còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải ý thức được tầm quan trọng của sự tự giác trong học tập. Chúng ta càng phải biết tìm tòi nhiều nguồn kiến thức hơn để tích luỹ, tìm được một phương pháp tối ưu nhất cho riêng mình. Phải học mọi lúc, mọi nơi, không chỉ từ sách vở mà còn từ những người xung quanh ta, bởi bất cứ người nào cũng có cái hay để ta học hỏi. Có thế, vốn sống của chúng ta mới rộng, kiến thức chúng ta mới phong phú, tinh thần chúng ta mới vững vàng để thành quả chúng ta đạt được càng mãn nguyện hơn. Chính vì vậy, không bao giờ được nản chí, hãy cố gắng phấn đấu hết mình, chúng ta sẽ thấy khả năng của mình là vô hạn, không gì là không thể đạt được cả.

21 tháng 4 2021

Sao giống trên mạng vậy 😕😕

21 tháng 4 2021

Bàn về vai trò của tri thức, Lênin đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Đúng thế, tri thức rất quan trọng, là thứ mà hàng vạn hàng triệu hàng tỷ người dành cả đời để dành giụm tích lũy. Tuy nhiên làm chủ được tri thức thật sự không dễ dàng gì. Bởi thế, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’.

Vậy ta hiểu câu nói này như thế nào? "Chùm rễ đắng ở đây" chính là gốc rễ của tri thức, cụ thể là quá trình không ngừng tìm tòi, học hỏi từng ngày - một quá trình đầy gian nan và đòi hỏi những phẩm chất không phải ai cũng có. Còn "hoa quả rất ngọt ngào" lại là thành tựu là niềm hạnh phúc, niềm tự hào khi mình vượt qua quá trình học tập gian khổ ấy. Vì vậy, có thể hiểu, dẫu gian nan, khó khăn nhưng việc học và thu nhận kiến thức sẽ mang lại nhiều kết quả đáng mong đợi.

Con đường học vấn chưa bao giờ là dễ dàng, chưa bao giờ trải đầy hoa hồng. Chúng ta phải thực sự cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể tích lũy được nhiều kiến thức và trở thành một con người tài giỏi, có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng vươn lên từng ngày.

Như vậy, câu nói này mang nội hàm là bài học luân lý về tri thức thật cao cả và tốt đẹp. Để có được thành công như mong muốn, con người phải luôn học tập, luôn nỗ lực. Giọt nước mắt thống khổ hôm nay sẽ là dòng lệ chan hòa hạnh phúc ngày mai. Giọt mồ hôi cay đắng sẽ đổi lấy nụ cười chiến thắng thực sự. Đó là  quá trình làm ta trở nên khác biệt, là quá trình vượt qua bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đúng thế, nếu bạn không học sẽ không biết, không hiểu, không thể hội nhập và hơn hết là không thể chung sống. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công. Người xưa có câu “Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn, bởi "người ta là hoa của đất", mỗi chúng ta đều là những phần tử của xã hội này. 

Học vấn có tầm quan trọng to lớn như vậy và con đường đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích luỹ và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả đời người. Khổng Tử nói: Bể học – không bờ. Lê-nin khuyên thanh niên: Học, học nữa, học mãi. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.

Thực tế cho thấy những người nổi tiếng uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí, nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm chí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng ham mê khoa học và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Trong thực tế, số người cổ đủ điều kiện học tập là rất ít. Phần lớn gặp rất nhiều khổ khăn cả về vật chất lẫn tinh thần như thiếu tái liệu học tập, bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong học tập, nghiên cứu… Rồi gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng vượt qua.

Xưa nay, ở nước ta có rất nhiều gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Không có tiền mua dầu thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Ham học như thế nên sau này ông đã đỗ Trạng nguyên.

Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ tu chí học hành để rồi trỗ thành nhà toán học nổi tiếng của nước ta. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại… Đặc biệt, Chủ tịch Hổ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng là một tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập. 

Câu nói thật đúng đắn và có tình giáo dục cao, đặc biệt là với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như chúng tôi. Không bây giờ thì bao giờ hãy cố gắng trau dồi, tích lũy kiến thức cho mình để sau này phục vụ tương lại Tổ quốc.

2 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

  Học là quá trình cả đời phân đấu mà bể học là vô tận nên Lê nin đã nói "Học, học nữa, học mãi". Nhưng không phải cứ muốn học thì có thể thành tài ngay được mà trước hết phải vật lộn với muôn vàn khó khăn ban đầu thì từ từ ta mới có thể học lên cao nữa và gặt hái được nhiều thành quả hơn. Chẳng thế mà ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”

    Học hành là quá trình ta tích lũy, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơn những kiến thức đó. "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn "cái quả ngọt ngào" của nó là những thành công ta gặt hái được sau một quãng đường dài ráng công học tập. Để có hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, nhưng đê có được một chiếc rễ to và chắc khỏe như thế thì không hề đơn giản. Từ đó ta có thể hiểu được ý nghĩa của câu ngạn ngữ này là: nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu đưọc những kết quả mĩ mãn như mong đợi.

    Thành qua luôn khiến người ta khao khát nhưng muốn với tới nó, ta phải trải qua rất nhiều đắng cay. Quá trình học hành cũng thế con đường đi của học vấn không bao giờ rải hoa hồng. Bởi khi đứng trước một bể kiến thức bao la vô tận, con người ta dễ bị choáng ngợp, run sợ. Rối khi tiếp cận với từng phần kiến thức mới mẻ hoàn toàn, con người dễ bị nản chí bởi không phả: cứ học, đọc là nhớ đuọc, áp dụng lại càng khó. Lúc này phương pháp học là một cứu tinh, tự thân mỗi ngưòi phải tìm cho mình một phương pháp học thích hợp với sở trường, hoàn cảnh, trí nhớ và cả khả năng tư duy của minh. Đỏ là một quá trình dài, mòn mỏi tìm tòi, sáng tạo, tham khảo nhiều nguồn để rút ra một phương pháp tối ưu cho mình. Có nhiều người đến đây rồi phải lạc lối nhiều lần mới tìm được đường ra. Rổi sau đó, nắm đưọc phương pháp, ta còn cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu tìm và tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó để được trọn vẹn kiên thức thì ta phải trải qua quá trình kiểm chứng, sàng lọc những cái cần thiết, tổng hợp hoặc phân chia theo chuyên ngành để nắm vững kiến thức mới áp dụng được nó. Quả thật quá trình học tập, tiếp thu kiến thức là không hề dễ dàng, đã có biết bao nhiêu người nản chí mà bỏ cuộc.

    Chính những lúc khó khăn, nản chí như thế, con người ta mới nghĩ đến những thành quả ngọt ngào" để làm động lực tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Nhưng nói nhu thế cũng không có nghĩa là việc học tập, tiếp thu kiến mức là một việc khó khăn và nhàm chán mà ngược lại việc tiếp thu kiến thức có một sức hút kì lạ, khi con người ta biết cái này, sẽ khao khát muốn biết thêm cái nữa hoặc sâu hơn nữa về vấn đề đó. Cho nên càng học, con người ta sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ hơn, hấp dẫn và lôi cuốn nhiều hơn nữa, khiến lượng kiến thức thu được ngày càng lớn dần làm ta hiểu biết hơn. Đồng thời, học là quá trình tích lũy kinh nghiệm, là sự chuẩn bị hành trang cho mỗi người bước vào đời, đối mặt với khó khăn của cuộc đời. Kiến thức và kinh nghiệm càng nhiều, con người ta sẽ càng thành công hơn. Kiến thức là một bể bao la rộng lớn, không bao giờ có định nghĩa "đủ" đối với việc học, chúng ta có thể học ở bất cứ người nào, bất cứ một lĩnh vực nào trong cuộc sống đầy màu sắc này. Trong xã hội con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển, con người càng tài hoa, đất nước càng phát triển. Nhật Bản là một ví dụ: sau đệ nhị thế chiến, Nhật là một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhân dân bị nhiều thảm họa đe dọa, đất nước ngập chìm trong suy thoái nhưng đến sau năm 1952, Nhật đã vươn lên nhanh chóng thành một siêu cường kinh tế do đã chú trọng đầu tư vào giáo dục, phát triển con người, coi con người là nhân tố quyết định tương lai và khuyến khích cho giáo dục phát triển.

 

    Ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, có biết bao tâm gương học tập cần cù, đóng góp sức mình vào sự thay đối và phát triên của nước mình và cùa ca nhân loại. Việt Nam ta, Bác Hồ là một tấm gương sáng: Bác đã bôn ba ra nước ngoài học tập mấy mươi năm trời nhọc nhằn mới tìm ra lối đi cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp lầm than. Rồi, Trần Đại Nghĩa cũng học tập ở nước ngoài rồi về Việt Nam, áp dụng được những điều đã học thêm với những sáng tạo mới của chính mình, đã chế tạo được đạn tầm xa, góp phần bắn rơi máy bay của giặc, làm nên một Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy năm châu. Sau nhiều năm học tập, tìm tòi và nghiên cứu Edison đã sáng tạo ra được bóng đèn dây tóc đầu tiên trên thế giới - làm nên bước ngoặt trong lịch sử văn minh nhân loại. Rồi cả những thủ khoa đại học đến từ những miền quê nghèo khó, ăn còn không đù no nhưng nhỏ quyết tâm, ý chí nghị lực, họ đã làm nên điều kì diệu mà không hề đố lỗi cho hoàn cảnh.

    Bên cạnh những tấm gương sáng ngời đó, có những người chi mới khó khăn bước đầu đã nản chí, buông xuôi. Hoặc có những người không chịu tìm tòi, nghiên cứu tiếp thu kiến thức mới mà chi "há miệng chờ sung", hoặc có "học vẹt" cho nhớ để đôi phó với thầy cô, để chạy theo điểm số dẫn đến con người không có kiến thức thật, không có thực học. Những người này ra đòi không những không thành công mà rất dễ trò thành gánh nặng cho xã hội.

    Vậy nên, chúng ta phái biết tự giác học là trên hết. Đặc biệt là nhũng ngưòì còn ngổi trên ghế nhà trường cẩn phải ý thức được tầm quan trọng của sự tự giác trong học tập. Chúng ta càng phái biết tìm tòi nhiều nguồn kiến thức đem để tích lũy, tìm được một phương pháp tối ưu nhất cho riêng mình. Phải học mọi lúc, mọi nơi, không chỉ từ sách vở mà còn từ những người xung quanh ta bởi bất cứ người nào cũng có cái hay để ta học hỏi. Có thể, vốn sống của chúng ta mới rộng, kiến thức chúng ta mới phong phú, tinh thần chúng ta mới vững vàng để thành quả chúng ta đạt được càng mãn nguyện hơn. Chính vì vậy không bao giờ được nản chí, hãy cố gắng phấn đấu hết mình, chúng ta sẽ thấy khả năng của mình là vô hạn, không gì là không thể đạt được.

 


 

2 tháng 12 2018

Trong lịch sử phát triển của thế giới suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những tài năng xuất chúng, những học giả uyên bác đã cống hiến cho đời nhiều điều đem lại lợi ích lớn lao, làm thay đổi cơ bản cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

   Cả nhân loại ngưỡng mộ trí tuệ, tài năng của Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh-xtanh, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp, Sô-panh, Mô-da, Tôn-xtoi, Vích-to Huy-gô, Ban-dắc ... Nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những thành tựu khoa học, nghệ thuật lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường ánh sáng, là tương lai. Bàn về vấn đề này, ngạn ngữ Hy Lạp cố câu: Học vẫn có những chùm dễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là học vấn và học vấn có vai trò quan trọng ra sao trong đời sống con người.

   Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. Trình độ hiểu biết này được nâng cao dần dần qua từng cấp học (phổ thông, đại học, sau đại học... ) và quá trình tự học kéo dài suốt cả cuộc đời. Học vấn của một con người không chỉ hạn chế trong một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người: Bộ lông làm đẹp con công, Học vấn làm đẹp con người (ngạn ngữ cổ). Ông cha ta xưa cũng đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ.

  Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên , xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.

   Học vấn cần thiết đối với mỗi con người như vậy, nhưng con người đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Việc tích lũy và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện cả đời người: Bể học không bờ (Khổng tử); Học, học nữa, học mãi; Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân (Lê-nin).

   Muốn có học vấn, chúng ta phải có ý chí và nghị lực phấn đấu rất cao. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như Kiến tha lâu cũng đầy tổ (tục ngữ). Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.

   Thực tế lịch sử cho thấy những người nổi tiếng, uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí; phải nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm trí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng đam mê hiểu biết và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

   Trong quá trình tích lũy, nâng cao học vấn, chúng ta thấy rất ít người có đầy đủ điều kiện học tập mà phần lớn là gặp khó khăn. Khó khăn khách quan như thiếu tài liệu , như bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong quá trình học tập và nghiên cứu... Bên cạnh đó là những khó khăn chủ quan như gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống... Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải biết vượt lên để đi tới đích.

   Xưa nay, ở nước ta có biết bao gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải hằng ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân . Đêm xuống, không tiền mua dầu thắp sáng, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mà tu chí học hành để rồi trở thành nhà toán học. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại... Gần hơn có Bác Hồ kính yêu - một tấm gương vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan niệm sống đúng đắn: phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước và dân tộc. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Poonggoang đến người thợ quét tuyết trong công viên ở Luân Đôn... Bác Hồ đã trải qua bao gian nan, thử thách để rèn luyện ý chí, không ngừng nâng cao hiểu biết về văn hóa và lịch sử nhân loại. Từ đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.

   Những nhà bác học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân... suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học về các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng xuất cao nhất để góp phần cải thiện đời sống nông dân, đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới.

   Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm - cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó để vươn lên của bao Học trò giỏi - hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng Vì ngày mai phát triển của báo Tuổi trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính rất đáng quý như cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách; luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học... để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ, tài cao của đất nước trong thời đại mới.

   Việc học hành vô cùng quan trọng. Nó chi phối và có tác dụng quyết định đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lại cho cuộc sống.

   Ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào đã trở thành chân lí trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện nay - nền kinh tế tri thức đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu.

2 tháng 1 2020

Tham khảo bài em nek chị

#Châu's ngốc

2 tháng 1 2020

trả lời:

https://vndoc.com/nghi-luan-ve-cau-ngan-ngu-hi-lap-cai-re-cua-hoc-hanh-thi-cay-dang-nhung-qua-cua-no-thi-ngot-ngao/download

chị vào link trên và tham khảo nha

học tốt

16 tháng 7 2018

Đề :?

16 tháng 7 2018

làm như dạng nghị luận xã hội ấy :V đề HSG

8 tháng 4 2017

Xã hội loài người phát triển được như ngày hôm nay là nhờ quá trình không ngừng tìm hiểu, tích lũy và nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người và để có được tri thức chỉ có một con đường học tập. Tuy nhiên quá trình học tập, học hỏi không đơn giản mà có rất nhiều chông gai. Vì vậy ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’ . "Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn mà ta gặp trong quá trình học tập và “ hoa quả ngọt ngào” là thành quả tốt đẹp của một quá trình học tập đầy vất vả. Câu ngạn ngữ này cho ta thấy con đường học tập của chúng ta không thẳng tắp mà có rất nhiều trở ngại nhưng nếu ta có ý chí và quyết tâm vươn lên, nhất định ta sẽ gặt hái được những hoa quả rất ngọt ngào. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã trải qua quá trình học tập, nghiên cứu đầy gian nan, vất vả,… để có được danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực toán học. Người xưa có câu “ Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Thật vậy, khi mới sinh ra ta chưa biết gì, ta phải học để biết được những qui luật của tự nhiên, của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Làm việc gì ta cũng phải học, các cô chú công nhân , thợ mộc, thợ cắt tóc,… cũng phải học mới và biết cách làm việc. các bác sĩ , kĩ sư, lập trình viên,… càng phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện lâu dài mới có thển đem kiến thức góp ích cho đời. Việc học không thể thực hiên được trong một, hai ngày vì lượng kiến thức bao la, mênh mông như biển cả. Con đường học vấn khó khăn, nhiều chông gai, là “ chùm rễ đắng cay” bởi suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm nhân loại đã tích lũy được một kho tàn tri thức khổng lồ mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn, liệu con người có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công.Những nhà bác học lỗi lạc, những danh nhân nổi tiếng đều là những người gìau nghị lực vuợt qua bao khó khăn, thiếu thốn để học tập và gặt hái vinh quang.Tuy nhiên họ chưa dặm chân tại đó mà vẫn tiếp tục học, nghiên cứu để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Việc học tập vô cùng cần thiết và nó càng quan trọng hơn đối với tuổi trẻ, thanh thiếu niên bởi họ là những chủ nhân tương la của đất nước. Trên con đường học vấn cũng còn không ít hòn đá to ngăn đường cản lối khác như những bạn vì gia đình khó khăn luôn khao khát được cắp sách đến trường, hay các bạn học sinh vùng sâu, vùng muốn có học vấn phải chèo đèo, lội suối, đi bộ hàng chục cây số,… khi ta đã có học vấn tức đó chính là “ hoa quả ngọt ngào”. Lượng kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập, dù chỉ là hạt cát trong sa mạc nhưng cũng phần nào giúp ta đảm bảo cuộc sống và góp phần xây dựng xã hội. Vì thế ta phải ra sức học tập. Nước ta, một đất nước có truyền thống hiếu học với các tấm gương sáng như: Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân, đêm xuống ông không có tiền mua dầu, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn học bài. Hay Bác Hồ kiên trì tự học tập gian khổ, biết nhiều thứ tiếng và đã đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ nhỏ nhưng vẫn khổ luyện tập viết bằng chân, bền bỉ học tập, và tốt nghiệp đại học và trở thành người thầy giáo giỏi. Ngày nay cũng có rất nhiều bạn học sinh say mê học tập, tham gia các kì thi quốc tế và mang về nhiều thành tích xuất sắc làm rạng danh đất nước. Đó là bạn Nguyễn Đăng Quý Minh đọat giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn học sinh lơ là trong việc học tập, làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng, hay chỉ gặp một ít khó khăn là buông. Các bạn ấy thật đáng chê trách, rồi tương lai của các bạn sẽ ra sao? Qua đây em đã hiểu sâu sắc vị đắng của“ chùm rễ đắng cay” để cố gắng và tự hào về học vấn của mình. Em cũng sẽ nói rõ tầm quan trọng của việc học tập và khuyên các bạn chưa nhận thức được vai trò của nó không nên nản chí khi thấy việc học của chúng ta còn nông cạn. Thiếu kiến thức, kinh nghiện ta hãy bồi đắp bằng chính ý chí và nghị lực của mình. Việc tích lũy kiến thức của con người cũng giống như “ kiến tha lâu đầy tổ”. Điều cũng không kém phần quan trọng là ta phải biết xác định đúng đắn mục đích, động cơ và phương pháp học tập: Học để nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học nhằm làm cho đất nước và dân tộc giàu mạnh. Phải nắm vững những kiến thức cơ bản, học bài và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức. Tìm, làm thêm nhiều bài tập khó hơn để nâng cao kiến thức, tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết. Học ở sách hay tự học cũng là phương pháp tốt nhưng ta cần phải thực hiện nghiêm túc: đọc có lựa chọn, có suy ngẫm, có hệ thống và ghi nhớ. Câu ngạn ngữ Hi Lạp “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” là một bài học quý báu và vô cùng cần thiết đối với các bạn học sinh và những ai đang trên con đường tạo dựng sự nghiệp. Học tập là chìa khóa duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Dù việc học có gian khổ bao nhiêu cũng đừng nên quản ngại. Có như thế ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.

2 tháng 4 2023

Cuộc sống là hành trình dài và tràn đầy những thử thách và khó khăn. Và tôi tin rằng câu nói "Cuộc sống là một hành trình dài. Nếu ta không cố gắng thì có thể nào đến được đích" là một lời khuyên tuyệt vời để chúng ta thực hiện trong cuộc sống.

Tại sao chúng ta cần phải cố gắng trong cuộc sống? Bởi vì một trong những mục đích của cuộc sống là để chúng ta trải nghiệm và học hỏi từ những sai lầm, khó khăn và các thức thức. Muốn trải qua hành trình dài này, chúng ta cần phải nỗ lực để vượt qua những chướng ngại vật và đạt được mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, việc cố gắng không đơn thuần chỉ là tư duy tích cực, mà còn là sự kiên định và quyết tâm để đi đến khi đạt được mục tiêu. Sự cố gắng có thể gặp phải nhiều khó khăn và thất bại, nhưng điều quan trọng là phải tiếp tục hy vọng và đối mặt với mọi thử thách.

Để đạt được mục tiêu, chúng ta cần phải xác định rõ mục tiêu của mình và chủ động đưa ra những hành động cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Những hành động đó không chỉ đơn thuần là sự cố gắng, mà còn là sự chủ động và sáng tạo để thay đổi, cải tiến bản thân và vượt qua chính mình.

Ngoài ra, cuộc sống không đơn thuần chỉ là mục tiêu cuối cùng, mà chính là quá trình trưởng thành và học hỏi. Hành trình cuộc đời luôn đầy bất ngờ và thay đổi, vì vậy chúng ta cần phải biết thích nghi và học hỏi từ mọi trải nghiệm để phát triển bản thân và đạt được thành công của mình.

Tóm lại, câu nói "Cuộc sống là một cuộc hành trình dài. Nếu ta không cố gắng, thì có thể nào đến được đích" là một lời nhắc nhở rất quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta cần phải cố gắng, kiên trì và sáng tạo để có thể vượt qua mọi khó khăn và đạt được mục tiêu của mình. Đồng thời, chúng ta cần phải biết thích nghi và học hỏi từ mọi trải nghiệm để trưởng thành và tạo nên một cuộc sống đầy ý nghĩa và thành công.

20 tháng 8 2021

Tham khảo:

Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất có trên cuộc đời này. Như nhạc sĩ nào đó từng viết “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời”. Tình yêu của mẹ chính là hành trang vững chắc nhất để con bước vào đời, và để con vượt qua mọi khó khăn thử thách. Chẳng vì thế mà Bersot từng khẳng định rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”.

Tình cảm gia đình là cội nguồn của mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bạn có thể không có vàng bạc không có địa vị thế nhưng tình mẫu tử, tình yêu thương của mẹ thì bắt buộc bạn phải chắt chiu. Vũ trụ là một khái niệm vô cùng rộng lớn nó bao gồm tất cả những vùng biển, vùng đất vùng trời này cộng lại. Và trên cái vũ trụ bao la đó kì quan thế giới cũng có rất nhiều. Đó là những món quà vĩ đại mà tạo hóa đã dành trọn cho con người, nó in dấu ấn vĩ đại của thời gian, của mẹ tự nhiên. Thế nhưng có lẽ bằng ấy kì quan kì vĩ đó cũng không thể bằng trái tim của người mẹ. Chỉ thế thôi ta cũng đủ thấy sức mạnh vĩ đại lớn lao mà tình mẫu tử chất chứa rồi. Nó được ví như những kì quan thiêng liêng nhất trong tâm trí của mỗi người. Thật vậy, chẳng có đại dương nào mênh mông bằng lòng mẹ, cũng chẳng có kì quan nào đẹp tựa tình yêu mẹ dành cho con.

Từ thuở nằm nôi ta đã được sống trong tình yêu của mẹ. Công ơn sinh thành công ơn dưỡng dục như trời bể đó theo con đến suốt cả cuộc đời. KHông phải bỗng dưng ta được sinh ra trên đời, cũng chẳng phải vô tình mà ta lại có được ngày hôm nay. Nếu không có sự tần tảo, yêu thương, có dòng sữa mát lành của mẹ có lẽ vĩnh viễn chúng ta sẽ không thấy được ánh sáng của mặt trời, và sự dịu dàng của cơn gió. Không chỉ là lúc con còn bé, khi con lớn khôn thì ánh mắt mẹ vẫn dõi theo con cùng con vượt qua mọi giông tố của cuộc đời. Như nhà thơ nào đó đã từng viết:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Nếu có hành trình nào dài nhất trong cuộc nhân sinh thì có lẽ chính là hành trình trái tim người mẹ. Với mẹ đứa con mẹ sinh ra dù có lớn thế nào, dù có gây ra bao nhiêu lỗi lầm thì trong mắt mẹ nó vẫn đáng được bao dung, đáng được tha thứ. Vì nó cũng chỉ là đứa trẻ không chịu lớn trong tâm trí mẹ mà thôi. Cả cuộc đời giãi đày sương gió chỉ để đổi lấy cho con một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Có lẽ thành công lớn nhất trong cuộc đời của một bà mẹ chính là khoảnh khắc nhìn thấy con cười.

Thứ tình cảm mãnh liệt, thiêng liêng đó đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào bất tận cho văn học. Ta chợt nhớ đến chú bé Hồng trong truyện ngắn “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. Tình thương của người mẹ chính là khát vọng mãnh liệt của chú bé Hồng, tình yêu đó đã khiến nó vượt qua mọi định kiến xã hội, qua mọi hủ tục hà khắc nhất. Nhìn thấy mẹ, sà vào lòng mẹ là lúc chú bé thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhất. Mọi ấm ức như vỡ òa, trực trào trong lòng Hồng. Thế nhưng cũng chính tình yêu đó đã khiến Hồng trở nên mạnh mẽ và vị tha hơn. Vì với em được về với mẹ sống bên mẹ là quá đủ rồi, nó xóa mờ hết tất cả mọi vết thương đang âm ỉ trong lòng em.

 

Có lẽ tình mẫu tử là điều mà mỗi con người chúng ta trân trọng và thiêng liêng nhất. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thiệt thòi, lớn lên không biết mặt mẹ không một ngày được cảm nhận thứ tình cảm thiêng liêng đó. Vì một lí do nào đó hoặc cũng có thể do hoàn cảnh đưa đẩy mà mẹ con phải chia lìa. Khuyết thiếu nó dù bạn có toàn vẹn thế nào cũng chưa bao giờ cảm thấy đủ.

Trong xã hội ngày nay, vậy mà còn có những người hắt hủi và không biết trân quý tình mẫu tử. Những người trẻ thì mải mê đàn đúm, chơi bời quên học hành làm cha mẹ phải phiền lòng, rồi đâu đó trong xã hội vẫn còn tình trạng con cái bỏ bê không phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí còn đánh đập chửi rủa…. Con người rồi ai cũng phải già đó là một quy luật tất yếu của cuộc đời, dù bạn có muốn chống lại cũng chẳng được. Chỉ là chúng ra hãy sống làm sao cho trọn nghĩa vẹn tình, yêu thương báo hiếu bố mẹ cũng chính là cách để chúng ta răn đe và giáo dục con cái tốt nhất về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Ca dao tục ngữ xưa vẫn thường nhắc nhở:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Giá trị của câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị dẫu cho phải trải qua bao nhiêu năm đi chăng nữa. Bởi tình mẫu tử, chính là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất mà mỗi người có được. Bạn có thể đánh mất bất cứ thứ gì nhưng hãy giữ vẹn nguyên thứ tình cảm tuyệt vời này. Nó chính là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn tuyệt vọng trong cuộc đời.

4 tháng 8 2021

Em tham khảo !

Hồ Chí Minh từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Học mà không hành thì vô ích còn đến “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, giúp chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa học và hành. Ngay từ đầu Nguyễn Thiếp việc học thực sự quan trọng: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Ông phê phán lối học hình thức, cưỡi ngựa xem hoa gây ra biết bao hệ quả. Ông chỉ ra được phương pháp học đúng đắn mang lại hiêu quả cao nhất. Các quan điểm của ông đều chuẩn xác và đều giải thích cho câu nói học phải đi đôi với hành. Học là quá trình thu nạp, tích luỹ kiến thức cho bản thân trong một thời gian dài. Học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn từ nhỏ như học ăn, học nói, học gói, học mở. Học từ cơ bản đến nâng cao tương tự như xây một ngôi nhà, muốn có ngôi nhà chắc thì móngtrước tiên phải vững. Con người thu nạp kiến thức và phải sử dụng kiến thức đó và cuộc sống mới hiệu quả. Học cung cấp kiến thức, kĩ năng mà còn giúp mỗi cá nhân phát triển tương lai. Học muốn hiệu quả phải học đúng các, có phương pháp. Nếu chỉ học mà không hành thì kiến thức chỉ vô ích, con người không làm được việc. Chẳng hạn như bạn các kiến thức Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng,… các kiến thức đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Có nhiều người sau khi ra trường lại không theo nghề bởi học đã không vận dụng, thực hành mà chỉ biết có học thuộc lòng. Nếu chỉ học mà không hành chắc chắn sẽ học trước quên sau, kiến thức vô bổ. Thật khâm phục La Sơn Phu Tử giúp chúng ta hiểu được bản chất của học và hành thật sự quan hệ với nhau chặt chẽ. Học thu nhận kiến thức, hành giúp các kiến thức đó hữu ích cho con người..Ngày nay, bên cạnh những học sinh, sinh viên học hành chăm chỉ còn một vài đối tượng học chỉ lấy hình thức, lấy tiếng chứ không thực sự giá trị. Các bạn trẻ chỉ biết chăm chú vào điện thoại mà quên đi việc tiếp nhận kiến thức và vận dụng vào thực tế. Điều này rất đáng báo động. ... “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, “học” và “hành” đều có tầm quan trọng và gắn bó với nhau. “Học” thu nạp kiến thức và hành áp dụng thực tế vào cuộc sống. Qua trên chúng ta nên thay đổi phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân.