Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau đây là gợi ý của mình:
Tựa sách: Con mèo dạy hải Âu bay.
Cuốn sách là cảnh tả bến cảng Hamburg ngập nắng gió với đàn hải âu đang sải cánh trên nền trời xanh tự do. Chú mèo Zorba to đùng và mập ú đang sưởi nắng ở ban công – bỗng chốc mang trên mình 3 lời hứa danh dự với cô nàng hải âu gặp nạn vì tình trạng ô nhiễm dầu “ không ăn quả trứng, phải chăm lo cho quả trứng nở thành con, và phải dạy cho hải âu non biết bay”. Kế tiếp đó là hàng loạt những rắc rối xuất hiện khi mèo mập Zorba bước vào hành trình trở thành một người mẹ của hải âu Lucy. Zorba cùng với bạn bè mèo ở bến cảng đã trải qua nhiều khó khăn, thậm chí phá vỡ điều cấm kỵ của loài mèo để chăm chút và dạy chú hải âu non tập bay. Vượt qua mọi khó khăn, Lucy đã có thể tự dang rộng đôi cánh của chính mình vươn ra biển lớn.
- Cuốn sách đã truyền cho em hướng tới lối sống tích cực, có trách nghiệm với xã hội:
+ Yêu thương” chính là tình cảm cao quý nhất, có thể ví như viên dạ minh châu sáng giá nhất trong chiếc rương kho báu là tâm hồn con người. Mang trong mình sức mạnh vô hình có thể cứu rỗi cả nhân loại cải tạo một thế giới tốt hơn, yêu thương không bao giờ là sự ích kỷ trong tâm hồn chỉ chấp nhận ôm một vòng người chật hẹp. Nó phải được trải rộng theo chiều dài của cuộc sống bao gồm cả “ai đó khác mình”- điều khác biệt. Và những chú mèo ở bến cảng đã làm được điều đó. Chúng hợp lực đã giúp chú chim hải âu có thể lần đầu tìm lại chính mình trên bầu trời tự do.Nhưng không chỉ mình chú hải âu học được cách bay, chính Zorba cũng đã học được cách "bay lượn" bằng chính tâm hồn của mình. Chỉ trên "đôi cánh" tự do đó, Zorba mới có thể bay thoát ra được những định kiến, vượt ra khỏi những quy luật tự nhiên để nuôi dạy một "đứa trẻ" khác loài. Thậm chí, phải chống lại chính đồng loại của mình, những con mèo hoang đòi lấy đi quả trứng, Zorba phải vượt qua được sự trêu chọc để giữ lời hứa của mình.
+ Cuốn sách là lời cảnh tỉnh về vấn đề môi trường và sự tàn phá của loài người đối với mẹ Thiên nhiên. Cô hải âu Kengah bị nhấn chìm trong váng dầu – thứ chất thải nguy hiểm mà những con người xấu xa bí mật đổ ra đại dương đã làm hai mẹ con Lucy chia cắt. Con người có lỗi khi đang dần huỷ hoại chính môi trường sống của mình và phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Hình ảnh một vùng biển bị váng dầu như một hồi chuông, nhắc nhở con người hãy biết bảo vệ thiên nhiên vì cuộc sống của chúng ta cũng là cuộc sống của những loài động vật khác trên trái đất.
Cuộc sống cúa chúng ta sẽ kéo dài bao lâu? Không ai trong chúng ta có thể biết được. Chúng ta chẳng biết điều gì sẽ đến vào sáng mai khi chúng ta thức dậy. Vậy mà tôi, bạn, chúng ta liệu chúng ta đã sống hết mình trong cuộc sống này hay chưa? Hay chúng ta chỉ duy trì một cuộc sống đơn điệu, chẳng hề thấy hạnh phúc khi mỗi ngày được tỉnh dậy một cách khỏe mạnh? Tôi đã từng như thế, từng trải qua những tháng ngày đơn điệu, vô hồn của tuổi trẻ, cho đến khi bắt gặp hình ảnh Saitou Aya trong tác phẩm nhật ký của cô – “Một lít nước mắt”. Cuốn nhật ký ấy đã khiến tôi rơi nước mắt, khiến tôi chợt nhận ra tôi đã thờ ơ với cuộc sống của mình đến mức nào!
Có lẽ nhiều bạn trong giới trẻ chúng ta hiện nay không hào hứng với những cuốn sách, các bạn không quan tâm, không muốn mất thời gian của mình vào chúng mà thay vào đó, các bạn sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như Smartphone, Ipad, … Theo thống kê của thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ đọc sách ít nhất thế giới, chỉ khoảng 0,7 cuốn/ năm so với Nhật Bản là 55 cuốn/ năm hay quốc gia Do Thái là 88 cuốn/ năm. Có lẽ rằng sách không cuốn hút các bạn bằng máy tính, smartphone, tivi hay ipad, … nhưng giá trị mà sách mang lại cho bạn vô cùng to lớn. Đó là nguồn tư duy khổng lồ, tri thức vô hạn, những cảm xúc chân thành. Sách chưa cuốn hút các bạn có lẽ bởi vì các bạn chưa tìm thấy cuốn sách của chính mình. Với tôi, cuốn sách đã thay đổi nhận thức của tôi với cuộc đời, cho tôi thêm tri thức và niềm tin, biến đổi cả cuộc sống của tôi, đó chính là “Một lít nước mắt”.
“Một lít nước mắt” là cuốn nhật ký của một cô bé người Nhật, mười bảy tuổi, tên là Kitou Aya. Cuộc sống của cô bé vốn vẫn bình thường, êm đềm trôi qua cho đến một ngày cô bé đột nhiên bị ngã quỵ ở trên đường đi học về và cha mẹ cô đã quyết định đưa cô vào bệnh viện. Các bác sĩ đã chẩn đoán cô bé bị mắc căn bệnh nan y “thoái hóa dây thần kinh tiểu não”. Căn bệnh ấy khiến cho người mắc sẽ dần trở nên yếu đuối, không thể khống chế được cơ thể của mình nữa, không thể tiếp tục các hoạt động như một người bình thường được nữa. Aya đã bị cầm tù trong chính cơ thể của mình, thân thể cứ ngày một yếu đi, từ một học sinh năng động, khỏe mạnh, Aya trở nên dần yếu hơn, từ việc phải từ bỏ các môn học thể thao yêu thích như chạy bộ, cầu lông, … leo cầu thang cũng trở thành một nỗi mệt nhọc lớn. Thế nhưng, vượt lên trên tất cả, Aya đã cố gắng từng ngày từng ngày, cố gắng học tập, cố gắng giao tiếp và cả động viên mọi người nữa. Aya luôn muốn trở thành một người có ích, không làm phiền tới ai dù đang mắc bệnh nặng. Từ việc leo cầu thang lên lớp, tới việc đi vệ sinh, Aya đều muốn tự làm, cô luôn thấy mình thật có lỗi khi bắt mọi người phải chăm sóc mình. “Mình thật có lỗi quá!” Aya đã nói vậy khi một người bạn nhẫn nại giúp cô leo từng bậc cầu thang.
Từng trang nhật ký của Aya là minh chứng cho tinh thần chiến đấu với bệnh tật tới cùng, luôn lạc quan, vui vẻ, mạnh mẽ và không bao giờ được bỏ cuộc. Gia định của Kitou Aya đã rất đau khổ, nhưng chính Aya lại là người vực lại tinh thần cho cả nhà. Có lẽ ai đọc qua cũng không khỏi ám ảnh hình ảnh của Aya khi cô phải bò trên sàn nhà bằng cả chân và tay để di chuyển, mẹ của Aya ở phía sau đã cùng bò với con gái mình. Và khi cô bé bật khóc vì quá đau đớn, người mẹ ấy cũng đã bật khóc cùng người con của mình. Thế nhưng chính Aya lại động viên mẹ mình rằng: “Mẹ ơi, mẹ đừng khóc, con sẽ không đau nữa mà!” Tuy không thể thực hiện được ước mơ trở thành một giáo viên như mong ước, nhưng những trang nhật ký thấm đẫm nước mắt của Aya đã truyền cảm hứng cho hàng triệu độc giả trên khắp thế giới. Và câu chuyện về một Aya mạnh mẽ, luôn yêu đời, nghị lực sống của cô có lẽ luôn sống mãi trong lòng mỗi người khi được đọc từng trang nhật ký ấy.
Đọc hết tất cả những trang nhật ký của Aya, tôi mới nhận ra mình đã luôn vô tâm tới mức nào! Tôi không hề cảm thấy biết ơn vì cuộc sống đã cho tôi khỏe mạnh để học tập, không hề biết nhẫn nại thực hiện những điều nhỏ nhặt. Và chính “Một lít nước măt” đã giúp tôi thay đổi nhân sinh quan của mình về cuộc đời. Cuộc đời vốn chẳng mắc nợ tôi điều gì cả. Vậy nên tôi phải sống làm sao để luôn được là mình trọn vẹn từng ngày, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc. Aya – cô bé mạnh mẽ mới mười bảy tuổi ấy đã dạy tôi phải biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh dù hoàn cảnh đó có khắc nghiệt đến thế nào thì chắc chắn bằng tinh thần của mình, chúng ta sẽ vượt lên trên tất cả. Bài học về lòng dũng cảm, về tinh thần lạc quan, mạnh mẽ ấy đã khiến cho tôi thêm niềm tin vào cuộc sống, thêm trân trọng từng khoảnh khắc được sống. Và hơn thế nữa, tôi nhận ra rằng dù bất cứ điều gì xảy đến với tôi, gia đình sẽ là người luôn luôn song hành, luôn ủng hộ và yêu thương tôi, dù tôi có ra sao đi chăng nữa.
Nếu ai đó đang dần mất đi niềm tin vào cuộc sống, cảm thấy cuộc đời của mình thật không trọn vẹn thì hãy thử một lần lật giở từng trang nhật ký “Một lít nước mắt” của Aya Kitou. Tôi không biết bạn sẽ nhận được gì từ cuốn sách, nó có chạm đến được trái tim của bạn hay không, nhưng chắc chắn tinh thần, ý chí mạnh mẽ của Aya, niềm mong mỏi được sống, được vui chơi, mơ ước của cô bé mười bảy tuổi ấy sẽ khiến bạn phải khâm phục! Biết đâu đấy, sau khi đọc xong cuốn sách này, khi tỉnh dậy vào một buổi sáng, bạn chợt nhận ra rằng: Cuộc đời mình thật tươi đẹp biết bao!
Thiên nhiên Tây Ninh rất đẹp, giữ nguyên được vẻ hoang sơ và bình dị vốn có của nó. Thiên nhiên nơi đây ta còn nhận thấy được giá trị rất lớn mà nó mang lại, có giá trị về đa dạng sinh học cao nên tiềm năng phát triển thiên nhiên nơi đây là rất lớn. Tây Ninh nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hào hùng hết sức nên thơ hữu tình khi ngắm nhìn những vật ấy.
THAM KHẢO
bài 1
Có ai đó đã nói rằng: “Mỗi cuốn sách là một bức tranh kì diệu, mở ra trước mắt chúng ta những chân trời tri thức. Quả thật như vậy, qua mỗi cuốn sách, ta sẽ bắt gặp những câu chuyện, những con người với từng mảnh đời, số phận khác nhau. Đó là nàng Kiều với thân phận chìm nổi, bấp bênh cùng 15 năm phiêu bạt vì phải chịu đựng những hủ tục của một giai cấp thống trị thối nát; là cậu bé Hồng với một tuổi thơ bất hạnh cùng hoàn cảnh sống chật vật. Qua những câu chuyện ấy, mỗi người sẽ tự rút ra những bài học cho riêng mình. Với tôi, cuốn sách đã để lại trong tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng nhất là cuốn “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” của tác giả Noh Hee Kyung.
Dù có viết nhiều và được khai thác ở khía cạnh nào thì có lẽ, những câu chuyện về gia đình vẫn luôn là chủ đề không bao giờ xưa cũ. Bởi nó luôn chạm đến sâu thẳm trong lòng mỗi người, và bởi chúng ta, hầu hết ai cũng có một gia đình để nhớ về. “Thật kỳ lạ, khi còn trên đời, mẹ chỉ đơn giản là mẹ thôi, chẳng có gì hơn. Thế nhưng khi bà qua đời, tôi bỗng có suy nghĩ rằng bà chính là cả cuộc đời của mình.” Chỉ với trang sách đầu tiên, tác giả đã đem đến một nỗi buồn man mác cùng sự day dứt đến đau lòng của những người ở lại, báo trước về một cuộc chia tay buồn bã và đầy tiếc nuối.
Lời chia tay đẹp nhất thế gian là câu chuyện kể về bà nội trợ Kim In Hee và gia đình của bà. Kim In Hee là một người mẹ, người vợ, người con dâu tảo tần, chịu thương chịu khó. Bà đã dành cả cuộc đời để chăm sóc, vun vén hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình.
Bà có một người chồng làm bác sĩ, tính tình cộc cằn, vô tâm; một người mẹ chồng già đã mất trí nhớ, khi thì đánh đập, buông những lời chửi bới, mắng nhiếc thậm tệ, một đứa con gái luôn mải mê chạy theo công việc và tình cảm sai trái của mình mà chẳng mấy khi quan tâm đến mẹ; một đứa con trai luôn thất bại trong việc thi cử nên lúc nào cũng chán chường và một người em trai luôn đắm mình trong cờ bạc, rượu chè. Họ bận bịu với công việc, với cuộc sống ngoài kia, với những con người xa lạ mà quên đi một người vẫn hằng ngày lo cho họ từng bữa cơm, từng bộ quần áo. Cuộc sống của bà cứ trôi qua một cách bình dị và lặng lẽ, với căn bếp nhỏ, với những công việc đang dang dở của mình.
Cả cuộc đời bà chưa từng mưu cầu một điều gì lớn lao, trớc mong duy nhất của bà chỉ là cả nhà có thể kịp dọn đến ngôi nhà mới đang xây để tránh những cơn gió rét của mùa đông. Ấy vậy mà, ước mong nhỏ bé, bình dị ấy chưa kịp thực hiện, bà đã phải bỏ lại tất cả. Trong một lần đi kiểm tra sức khỏe, bà được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối không thể chữa trị. Căn bệnh này chắc hẳn đã có từ lâu, nó len lỏi vào trong những cơn tiểu rắt cùng sự đau đớn, thế nhưng bà nào quan tâm tới những điều ấy. Sự bận bịu với công việc đã khiến bà chẳng màng đến bản thân mình nữa. Đối mặt với cái chết sắp đến của bà, các thành viên trong gia đình mới dần nhận ra giá trị cùng sự vô tâm, bạc bẽo của mình, để rồi trong họ dâng lên nỗi xót xa, ân hận vô cùng. Người chồng tuy là một bác sĩ những giờ đây cũng chỉ biết đứng nhìn vợ mình ngày ngày bị cơn đau giày xé. Mặc dù biết người vợ mình sẽ không qua khỏi nhưng trong ông vẫn nhen nhóm những tia hy vọng. Người con gái vốn mải mê chạy theo công việc và tình yêu, nay đã gác lại tất cả để phụ giúp mẹ việc nhà. Người con trai giờ đây luôn tha thiết cầu xin thời gian trôi chậm lại để mẹ nhận được tờ giấy báo đại học mà bà hằng ao ước. Ngay cả người em trai ngày ngày chỉ biết rượu chè giờ đây cũng đã thay đổi, tu chí làm ăn. Và cũng chính vào những ngày cuối đời, bà cũng được cùng gia đình quây quần, hạnh phúc trong ngôi nhà mới. Bà ra đi trong vòng tay yêu thương của cả gia đình, trong nụ cười mãn nguyện. Cuộc chia tay của họ hiện lên thật xót xa, buồn bã nhưng cũng đẹp nhất thế gian. Chắc hẳn, ai đọc cuốn sách cũng cảm thấy ngỡ ngàng, giật mình vì bản thân bấy lâu nay “nhận” tình yêu thương, sự chăm sóc của mẹ như một lẽ thường tình mà chẳng hề để tâm. Và chỉ khi rời xa me, ta mới nhận ra, những điều ấy thật đáng trân quý biết nhường nào. Thật sự cảm ơn tác giả Noh Hee Kyung đã đem đến cho độc giả cuốn tiểu thuyết vô cùng ý nghĩa và đầy sự xúc động. “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” cũng chính là lời tri ân cuối cùng mà tác giả gửi đến người mẹ quá cố của mình và đã trở thành cuốn sách biểu tượng về tình cảm gia đình, kiệt tác lay động trái tim của biết bao thế hệ người Hàn Quốc trong suốt 22 năm qua.
bài 2nếuCó ai đó đã nói rằng: “Mỗi cuốn sách là một bức tranh kì diệu, mở ra trước mắt chúng ta những chân trời tri thức. Quả thật như vậy, qua mỗi cuốn sách, ta sẽ bắt gặp những câu chuyện, những con người với từng mảnh đời, số phận khác nhau. Đó là nàng Kiều với thân phận chìm nổi, bấp bênh cùng 15 năm phiêu bạt vì phải chịu đựng những hủ tục của một giai cấp thống trị thối nát; là cậu bé Hồng với một tuổi thơ bất hạnh cùng hoàn cảnh sống chật vật. Qua những câu chuyện ấy, mỗi người sẽ tự rút ra những bài học cho riêng mình. Với tôi, cuốn sách đã để lại trong tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng nhất là cuốn “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” của tác giả Noh Hee Kyung.
Dù có viết nhiều và được khai thác ở khía cạnh nào thì có lẽ, những câu chuyện về gia đình vẫn luôn là chủ đề không bao giờ xưa cũ. Bởi nó luôn chạm đến sâu thẳm trong lòng mỗi người, và bởi chúng ta, hầu hết ai cũng có một gia đình để nhớ về. “Thật kỳ lạ, khi còn trên đời, mẹ chỉ đơn giản là mẹ thôi, chẳng có gì hơn. Thế nhưng khi bà qua đời, tôi bỗng có suy nghĩ rằng bà chính là cả cuộc đời của mình.” Chỉ với trang sách đầu tiên, tác giả đã đem đến một nỗi buồn man mác cùng sự day dứt đến đau lòng của những người ở lại, báo trước về một cuộc chia tay buồn bã và đầy tiếc nuối.
Lời chia tay đẹp nhất thế gian là câu chuyện kể về bà nội trợ Kim In Hee và gia đình của bà. Kim In Hee là một người mẹ, người vợ, người con dâu tảo tần, chịu thương chịu khó. Bà đã dành cả cuộc đời để chăm sóc, vun vén hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình.
Bà có một người chồng làm bác sĩ, tính tình cộc cằn, vô tâm; một người mẹ chồng già đã mất trí nhớ, khi thì đánh đập, buông những lời chửi bới, mắng nhiếc thậm tệ, một đứa con gái luôn mải mê chạy theo công việc và tình cảm sai trái của mình mà chẳng mấy khi quan tâm đến mẹ; một đứa con trai luôn thất bại trong việc thi cử nên lúc nào cũng chán chường và một người em trai luôn đắm mình trong cờ bạc, rượu chè. Họ bận bịu với công việc, với cuộc sống ngoài kia, với những con người xa lạ mà quên đi một người vẫn hằng ngày lo cho họ từng bữa cơm, từng bộ quần áo. Cuộc sống của bà cứ trôi qua một cách bình dị và lặng lẽ, với căn bếp nhỏ, với những công việc đang dang dở của mình.
Cả cuộc đời bà chưa từng mưu cầu một điều gì lớn lao, trớc mong duy nhất của bà chỉ là cả nhà có thể kịp dọn đến ngôi nhà mới đang xây để tránh những cơn gió rét của mùa đông. Ấy vậy mà, ước mong nhỏ bé, bình dị ấy chưa kịp thực hiện, bà đã phải bỏ lại tất cả. Trong một lần đi kiểm tra sức khỏe, bà được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối không thể chữa trị. Căn bệnh này chắc hẳn đã có từ lâu, nó len lỏi vào trong những cơn tiểu rắt cùng sự đau đớn, thế nhưng bà nào quan tâm tới những điều ấy. Sự bận bịu với công việc đã khiến bà chẳng màng đến bản thân mình nữa. Đối mặt với cái chết sắp đến của bà, các thành viên trong gia đình mới dần nhận ra giá trị cùng sự vô tâm, bạc bẽo của mình, để rồi trong họ dâng lên nỗi xót xa, ân hận vô cùng. Người chồng tuy là một bác sĩ những giờ đây cũng chỉ biết đứng nhìn vợ mình ngày ngày bị cơn đau giày xé. Mặc dù biết người vợ mình sẽ không qua khỏi nhưng trong ông vẫn nhen nhóm những tia hy vọng. Người con gái vốn mải mê chạy theo công việc và tình yêu, nay đã gác lại tất cả để phụ giúp mẹ việc nhà. Người con trai giờ đây luôn tha thiết cầu xin thời gian trôi chậm lại để mẹ nhận được tờ giấy báo đại học mà bà hằng ao ước. Ngay cả người em trai ngày ngày chỉ biết rượu chè giờ đây cũng đã thay đổi, tu chí làm ăn. Và cũng chính vào những ngày cuối đời, bà cũng được cùng gia đình quây quần, hạnh phúc trong ngôi nhà mới. Bà ra đi trong vòng tay yêu thương của cả gia đình, trong nụ cười mãn nguyện. Cuộc chia tay của họ hiện lên thật xót xa, buồn bã nhưng cũng đẹp nhất thế gian. Chắc hẳn, ai đọc cuốn sách cũng cảm thấy ngỡ ngàng, giật mình vì bản thân bấy lâu nay “nhận” tình yêu thương, sự chăm sóc của mẹ như một lẽ thường tình mà chẳng hề để tâm. Và chỉ khi rời xa me, ta mới nhận ra, những điều ấy thật đáng trân quý biết nhường nào. Thật sự cảm ơn tác giả Noh Hee Kyung đã đem đến cho độc giả cuốn tiểu thuyết vô cùng ý nghĩa và đầy sự xúc động. “Lời chia tay đẹp nhất thế gian” cũng chính là lời tri ân cuối cùng mà tác giả gửi đến người mẹ quá cố của mình và đã trở thành cuốn sách biểu tượng về tình cảm gia đình, kiệt tác lay động trái tim của biết bao thế hệ người Hàn Quốc trong suốt 22 năm qua.
Nếu được chọn là Đại sứ văn hóa đọc em sẽ có những kế hoạc và biện pháp để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn là + nêu lợi ích của việc đọc sách + khuyến khích tinh thần đọc sách của mọi người + nếu bn cần thêm ý bn có thể Tham khảo ở đây ạ :https://hoatieu.vn/neu-duoc-chon-la-dai-su-van-hoa-doc-em-co-ke-hoach-gi-de-khuyen-khich-moi-nguoi-doc-sach-nhieu-hon-199443
Tham khảo nha em:
Nguồn: Hoidap247
Câu 1:
Câu 1:
Đọc sách là một thói quen tốt mà em duy trì hàng ngày để tăng vốn hiểu biết cho mình cũng như thanh lọc tâm hồn, tìm đến những mục đích sống hạnh phúc trong đời. gần đây, em có được đọc một cuốn sách rất hay "Ối, đừng mặc xấu" của tác giả Clinton Kelly. Cuốn sách là một chuỗi những kinh nghiệm, bài học, lời khuyên của tác giả về cách ăn mặc trong cuộc sống. Trong đời sống, việc ăn mặc cần phải gọn gàng, đẹp mắt để không chỉ tôn trọng bản thân mình mà còn là tôn trọng người đối diện. Việc ăn mặc đẹp sẽ giúp bạn tự tin giải quyết được công việc. Cuốn sách này ra đời chính là với mục đích như thế. Với người đọc, kể cả là không giỏi trong chuyện ăn mặc thì cuốn sách này sẽ tổng hợp những lời khuyên về cách ăn mặc: cách phối đồ, cách lên đồ,... để giúp cho chúng ta có một diện mạo tự tin khi ra đường. Sau khi đọc cuốn sách này, em đã biết cách chọn đồ cho đúng dịp như: đi học, đi chơi, đi picnic,.. lại còn phù hợp với thời tiết và tính cách bản thân nữa. Nhờ áp dụng cuốn sách này, em không còn gặp khó khăn trong việc nghĩ hôm nay sẽ mặc gì, mẹ không còn phải phàn nàn về bộ em đang mặc nữa. Đặc biệt hơn, em cảm thấy tự tin khi ăn mặc đẹp và còn biết chọn lọc những đồ cần thiết cho tủ đồ của mình sao cho tối giản nhất có thể nữa; tránh tình trạng "tủ đồ đầy mà không có gì để mặc". Tóm lại, cuốn sách này rất bổ ích cho những ai đang cần cải thiện gu ăn mặc của mình sao cho một diện mạo tự tin, đẹp đẽ.
Câu 2:
Đọc sách là việc làm vô cùng cần thiết giúp con người lĩnh hội và tiếp thu tri thức. Là Đại sứ văn hóa đọc, tôi thấy mình có một vài biện pháp khá hữu ích muốn chia sẻ với mọi người để tất cả chúng ta cùng nhau nâng cao tinh thần đọc sách hơn. Thứ nhất, bạn hãy tự chọn cho mình một đề tài mà bản thân yêu thích để chọn làm chủ đề tìm hiểu. Sau đó, bạn hãy tìm mua những cuốn sách nổi tiếng, hay về đề tài này. Tôi tin chắc rằng khởi đầu bằng một cuốn sách hay sẽ giúp bạn thích thú và tăng khả năng nhận thức của bản thân mình lên rất nhiều. Và có một điều vô cùng quan trọng, đó là bạn hãy ghi chú lại những thông tin quan trọng của cuốn sách , hãy ghi lại nó và chia sẻ thắc mắc của mình với những người có chung sở thích. Quá trình trao đổi ấy sẽ khiến bạn học hỏi ra được nhiều điều và từ đó cũng sẽ kích thích niềm say mê đọc sách của bạn hơn. Tôi tin chắc rằng với những điều tôi vừa chia sẻ, bạn sẽ thấy đọc sách không hề nhàm chán, ngược lại nó rất thú vị và bổ ích nữa.
Cảm nhận về cuốn sách Chiến binh cầu vồng
Chiến binh cầu vồng mở đầu câu chuyện bằng một buổi khai giảng của một ngôi trường làng trên đảo Belitong, Indonesia. Buổi khai giảng ấy thật đặc biệt, bởi nó là buổi học đầu tiên, nhưng cũng có thể là buổi học cuối cùng nếu trường không có đủ số học sinh là 10 đứa. Có những kẻ luôn tìm đủ mọi cớ để buộc ngôi trường phải đóng cửa, và không đủ 10 học sinh là một trong số đó. Thầy hiệu trưởng Harfan, cùng cô Mus, và 9 đứa trẻ khác, dường như nín thở mỗi lúc kim đồng hồ nhích sang. Tất cả chỉ có thể thở phào khi cậu học sinh cuối cùng của ngôi trường xuất hiện.
Belitong là một hòn đảo xinh đẹp ở Indonesia, sự phân cấp giàu nghèo ở đó vô cùng rõ rệt. 10 đứa học trò của ngôi trường làng đến từ những gia đình nghèo. Việc đến trường của các cô cậu bé ấy là kết quả của việc đấu tranh giữa giữ lấy giấc mơ con chữ hay mơ về những nông trường khai thác tiêu, khai thác thiếc... Bởi cái đói thì ở trước mắt, giấc mộng chữ nghĩa dường như quá xa vời. Một sự thật hiển nhiên mà chua chát đập vào mắt bọn trẻ rằng học chữ có thể sẽ chẳng kiếm được tiền; nhưng làm cu li hái tiêu hay đốn trầm hương là có thể mua được ngay một chiếc xe đạp mới.
Những đứa trẻ trong ngôi trường làng ấy gọi nhóm của mình là Chiến Binh Cầu Vồng. “Chiến binh” nổi bật nhất trong tất cả là cậu bé Lintang thông minh, hiếu học. Hàng ngày, Lintang phải đạp xe 80 cây số cả đi cả về trên một chiếc xe đạp tả tơi, băng qua khu rừng có đầm lầy cá sấu để đến trường. Có lần Lintang phải bán chiếc nhẫn cưới kỉ niệm của cha mẹ để mua ruột và xích xe mới vì chiếc xe đã quá cũ. Nhưng Lintang chưa bao giờ bỏ một buổi học nào.
“Chiến binh” nổi bật thứ hai là cậu bé Mahar có tài năng nghệ thuật. Dù nghịch ngợm và hay nghĩ ra những trò tinh quái, nhưng không ai có thể phủ nhận sức sáng tạo tuyệt vời của Mahar. Hai cậu bé ấy đã làm thay đổi ngôi trường và những người xung quanh mình.
Ngoài 10 cô cậu học sinh đầu câu chuyện, về sau nhóm tiếp nhận thêm Flo, Chiến Binh Cầu Vồng có 11 thành viên. Ngoài ra, không thể không kể đến hai “chiến binh” vĩ đại khác, người vừa là người dẫn đường vừa là hậu phương vững chãi trên con đường tìm kiếm tri thức của các cô cậu bé: thầy hiệu trưởng Harfan và cô Mus. Họ nghèo khổ nhưng tận tâm, đã thắp sáng và giữ vững ngọn đèn giáo dục.
Chiến binh cầu vồng là một cuốn sách đầy ắp sắc màu. Những gam màu sáng trong, đẹp đẽ, ấm áp khi tác giả vẽ nên những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên vui tươi, mối tình đầu mộng mơ dịu ngọt, nhất quỷ nhì ma nghịch ngợm vui nhộn… Những gam màu nóng mang cảm xúc bùng nổ mạnh mẽ khi cô Mus lặn lội đến những nơi xa xôi tìm kiếm những đứa học trò của mình, mang chúng trở lại trường; Lintang đứng trước những thầy cô định kiến bảo vệ chiếc cúp của mình… Và cả những gam màu xám khi thầy Harfan ngã xuống, khi có những đứa trẻ buộc phải từ bỏ giấc mơ con chữ vì gánh nặng cơm áo gạo tiền cắt mất đôi cánh ước mơ của chúng.
Cầu vồng sẽ xuất hiện sau cơn mưa, nhưng không phải lúc nào mưa tạnh thì nó cũng xuất hiện. “Cầu vồng” cuộc đời đã không đến với tất cả những đứa trẻ ở đảo Belitong ngày ấy.
Nhưng Chiến binh cầu vồng đã thực sự mang đến những giá trị và tầm quan trọng của giáo dục. Có thể không phải tất cả giấc mơ của những đứa trẻ ấy đều thành sự thật. Nhưng điều quan trọng là chúng đã “chiến đấu”. Ít nhất cuộc đời của chúng cũng đã khác đi so với lúc chưa biết chữ. Chúng đã dịch chuyển được một phần của bánh xe số phận. Và chúng sẽ truyền lại tinh thần ấy cho thế hệ kế tiếp, rồi thế hệ kế tiếp nữa, để rồi sẽ có những cuộc đời khác thay đổi. Như những đốm lửa nhỏ thắp lên, lan tỏa, và cuối cùng sẽ cùng nhau trở thành một đốm lửa to hơn, rực rỡ hơn.
Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng
Em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.
Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sách thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. "Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!"
Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.