Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ ơi đêm đã khuya rồi
Ở bên hiên vắng con ngồi đếm sao
Nỗi niềm gửi tới trời cao
Lệ cay khoé mắt lẫn vào bóng đêm
Hiu hiu gió lạnh bên thềm
Tâm tư trĩu nặng càng thêm vỡ oà
Cuộc đời bao nỗi xót xa
Phủ lên mái tóc mẹ già của con
Trách mình chữ hiếu chưa tròn
Tuổi già chân yếu mẹ còn chuân chuyên
Hao gầy giấc ngủ chẳng yên
Biết bao lo lắng muộn phiền vì con
Mẹ ơi bể cạn non mòn
Trong tim con mãi vẫn còn khắc ghi
Dù đời ngang trái thị phi
Nhưng con có mẹ chuyện gì cũng qua
Trong kho tàng ca dao lục bát, em đặc biệt yêu thích câu thơ:
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Hình ảnh so sánh giữa lời nói và con bướm khiến em rất thích thú. Tác giả dân gian mượn hình ảnh con bướm chập chờn, đậu rồi lại bay, không để lại dấu vết gì. Để phê phán những người chỉ thích nói chứ không thích giữ lời hứa. Lời nói của họ như con bướm, nói ra rồi lại bay đi mất, chẳng giữ lại được gì, chẳng thực hiện được những gì mình nói. Qua hình ảnh ấy, ông cha ta nhấn mạnh với con cháu bài học về chữ “tín”, nói được thì phải làm được. Bài học giá trị ấy được gói gọn trong hai câu thơ lục bát, vừa dễ nhớ lại vừa dễ nghe.
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người. Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch. Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.
MB: Trên lớp cũng như ở nhà đều có những người bạn thân thiết, luôn chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với ta. Nhưng trong số những người bạn đó, chỉ có một hoặc hai người bạn gắn bó thân thiết nhất với ta. Tôi cũng vậy, tới đây người tôi muốn nhắc tới là...
KB: Tôi rất yêu quý bạn... Bạn... là người đồng hành của tôi trên bước đường dài phía trước. Tôi mong tình cảm bạn bè của tôi sẽ càng thắm thiết và không phai mờ kể cả khi 2 đứa có cách xa nhau.
Từng ngày băn khoăn
Từng ngày suy nghĩ
Trầm ngâm thắc mắc
Bạn bè là chi?
Trong những kí ức
Kỉ niệm buồn vui
Bạn bè là người
Ta luôn chia sẻ
Từng ngày từng ngày
Từng năm từng tháng
Bạn bè thân thiết
Luôn ở bên ta
Chưa hề ghi nhớ
Chưa hề khắc ghi
Mà hình ảnh bạn
Tình bạn chúng ta
Như ngàn vì sao
Trên bầu trời cao
Tinh tú sáng ngời
Tình bạn chúng ta
Như vạn lời ca
Ca vang ca mãi
Trên bầu trời xanh
Tình bạn chúng ta
Xiết chặt vòng tay
Gắn kết bè bạn
Để cùng tiến tới
Tình bạn chúng ta
Tinh tú sáng ngời
Ôi thật tuyệt vời
Tình bạn của ta
------------------------------------
Thơ 4 chữ hay về mái trường:
Em yêu trường lắm
Mái trường Thành Công
Sân trường rộng lớn
Có hai hang cây
Hàng cây xanh mát
To ra mỗi lúc
Cao lên mỗi ngày.
Mỗi lúc chuông reo
Là báo ra chơi
Sân trường nhộn nhịp
Bao giờ có dịp
Mời bạn đến thăm.
Mỗi khi ra về
Lòng sao vương vấn
Vương vấn mái trường
Mái trường Thành Công.
Đêm nay không ngủ
Thư nhìn lên tủ
Thấy trái đu đủ
Thư lấy ra tủ
Ngồi ăn cho đủ
Ăn xong đi ngủ
Nhưng ăn chưa no
Thư đã ngủ khò
Chợt Thư tỉnh dậy
Thấy ba giờ sáng
Thư đói bụng lắm
Không biết ăn gì
Thư liền ăn mắm
Hết mắm tới đường
Thư bị tào tháo
Thư đi ăn cháo
Ăn xong ngáo ngáo
Thư xỉu trong nhà
Cấp cứu chạy tới
Hốt xác Thư đi
Ướp vào nhà sát!
Yeah, hay quá
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.
bạn tham khảo nha
Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả
Trời cao hỉ xả
Xin nhận lời con
Để mẹ mãi còn
Bên con mãi mãi
Tham khảo :
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.
Trời vừa xế bóng, trăng đã lên rồi, ánh trăng ban đầu rất yếu, tưởng chừng như không đủ sức để đánh đuổi mặt trời, nhưng chỉ một lát sau, nó dần dần lan toả khắp không trung và trở thành thứ ánh sáng chính của bầu trời. Đêm Trung Thu năm nay, trời không có một gợn mây, chỉ thấy trăng và ngàn vạn ngôi sao nhỏ bé. Ánh trăng không như mặt trời, nó không chói chang và đầy vẻ hung hãn, mà nó rất dịu dàng và dễ chịu, nhưng vẫn đủ sức soi sáng vạn vật. Hình như cây cỏ, hoa lá cũng muốn thưởng thức ánh trăng, chúng xoè những bàn tay đủ kích cỡ để đón lấy thứ của quý trời cho. Ô kìa! Ai thế nhỉ! Ánh trăng soi xuống dòng sông nhỏ, sông liền chộp lấy thứ quà tặng mà hằng nga đã ban xuống cho nhân gian, trát lên chiếc áo khoác của mình. Thì ra là chú cuội nổi tiếng nói dối đang ngồi gốc cây đa đây mà, có lẽ chú đang cười rất tươi để mừng ngày Tết Trung Thu vui vẻ này. Ngắm bầu trời, cây cỏ một hồi, bỗng…em chợt nghĩ đến nếu có không có trăng sao thì thế nào? Hẳn là khắp không trung chỉ có một màu đen tĩnh mịch, quang đãng, lạnh lẽo và tối tăm. Sẽ còn cảnh vui chơi, rước đèn tấp nập, mà chỉ thấy sự trống trải đến lạ lùng. Càng nghĩ, em lại càng quý trăng hơn. Thứ ánh sáng tuyệt vời chỉ có một chứ không có hai.
/hoi-dap/question/32786.html
tự thích bài nào thì chép bài đấy!
Ngôi trường của em
Bao năm vẫn vậy
Vẫn một hàng cây
Hang ghế hàng bàn
Và vẫn nồng nàn
Tình cua cô giáo
Nhớ thời mẫu giáo
Cô đút có mớm
Giờ em đã lớn
Vẫn không quên cô
Cô là chiếc ô
Che lũ học trò
Mạnh khỏe cô nhé
Em vẫn còn bé
Trong lòng của cô
Bạn ơi, chính mình là người đặt câu hỏi đó đó bạn :)))
Bạn thấy đề bài gần giống nhau ko