Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cùng với sự thành công của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học - kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Không những vậy, còn có nhiều người cũng đang vô tình hủy hoại môi trường sống xung quanh chúng ta.
Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người.Nhiều học sinh khi đi ngang qua đường, sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sân. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ. Từ một hành động nhỏ là vứt rác đúng nơi quy định nghĩa là bạn đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường, xây dựng một cuộc sống an toàn, sạch sẽ không bị ô nhiễm. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
A. Mở bài
Nhu cầu đi lại là tất yếu của con người. Đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển điều ấy vô cùng cần thiết.
Nhưng an toàn giao thông đang là vẫn đề bức xúc của toàn xã hội, những vụ tai nạn gia tăng là nỗi nhức nhối của tất cả chúng ta
Vậy phải làm gì ? Làm như thế nào đang là câu hỏi đặt ra với toàn xã hội
B. Thân bài
1. Thực trạng của vấn đề
Trong những năm vừa qua, số vụ tai nạn giao thông đường bộ tăng lên (hay giảm)
số người thiệt mạng...
số vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra....
Những con số biết nói ây khiến chúng ta nghĩ gì ...
2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan về phía người tham gia giao thông
Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất trực tiếp dẫn đến những vụ tai nạn giao thông là người sử dụng phương tiện không chấp hành đúng luật lệ giao thông. Phổ biến trên đường phố là hiện tượng lạng lách, đánh võng, cẩu thả của một số thanh niên, họ đang đùa với tử thần, coi thường mạng sống chính mình và nhừng người xung quanh, không tuân thủ các biển báo, vượt quá, không làm chủ tốc độ hoặc sử dụng các chất kích thích trong khi điều khiển phương tiện giao thông.
Việc đi sai đường, lấn chiếm đường, vượt ẩu cũng gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Như vậy nguyên nhân gây ra tai nạn chủ yếu do sự thiếu hiểu biết và thái độ xem thường luật giao thông chủ phương tiện
b) Nguyên nhân khách quan
Hệ thống đường sá của nước ta còn chưa đảm bảo, đặc biệt tai các đô thị đông dân cư, sự phát triển của cơ sở tầng chưa dáp ứng đượng như cầu và sư phát triển của giao thông ngày này, hệ thống đường ngày một xuống cấp, việc sửa chữa thiếu quy hoạch và thống nhất gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Các biển báo trên các tuyến đường còn nhiều bất cập : không có biển báo, biển báo có nhưng không hợp lí, quá nhiều biển báo người đi không biết tuân thủ theo biển nào. Ngay cả hệ thống đèn giao thông cũng thiếu sự đồng bộ.
Những yếu tố khách quan trên cũng gây ảnh hưởng to lớn tới người tham gia giao thông đôi khi đó chình là nguyên nhân gây nên nhưngx vụ tai nạn nghiêm trọng
3. Hậu quả
a) Với bản thân và gia đình người bị tai nạn
Tai nạn giao thông để lại hậu quả nghiêm trọng với bản thân và gia đình những nạn nhân. Nhiều cảnh con mất cha mẹ, cha mẹ mất con vì tai nạn. Hơn ai hết những người bị tai nạn hiểu được giá trị của việc tuân thủ luật giao thông đường bộ khi mất đi sức khỏe, mang thương tật, mất đi một phần thân thể của mình. Có khi họ trở thành gánh nặng cho gia đình.
Đa số những người bị tai nạn giao thông đang trong độ tuổi lao động, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế gia đình.
b) Với xã hội
Số tiền chi phí cho chữa trị cho những vụ tai nạn một năm lên tới con số khổng lồ trong khi đó nước ta còn nghèo rất cần tiền đầu tư cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
4. Biện pháp giải quyết
Có khung hình phạt nghiêm khắc với những người vi phạm luật lệ giao thông
Nâng cao việc giáo dục an toàn giao thông , ý thức của người dân giữ gìn an toàn giao thông là trách nhiệm chung của tất cả mọi người
Đầu tư nâng cấp hệ thống đường sá, hệ thống tín hiệu
Tuyên truyền về an toàn giao thông với nhiều hình thức.
C. Kết bài
An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người
Trách nhiệm của học sinh.
I. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Những năm gần đây xã hội phát triển, đất nước trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng kéo theo bao nhiêu vấn đề phát sinh
- Nêu vấn đề : Một trong số đó chính là vấn đề an toàn giao thông hiện nay có nhiều diễn biến vô cùng phức tạp
II. Thân bài
1. Hiện trạng
- Tình trạng giao thông hiện nay vô cùng đáng lo ngại
- Đã , đang và sẽ còn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày
- Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết : 8 tháng đầu năm 2017 cả nước xảy ra 12775 vụ tai nạn giao thông làm 5422 người chết và 10543 người bị thương
- Tình trạng giao thông hiện nay thực sự khiến chúng ta bàng hoàng
2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu an toàn giao thông hiện nay
- Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chưa chấp hành tốt luật lệ giao thông của người dân
- Do sự hiểu biết hạn hẹp của người dân về an toàn giao thông
- Do nhiều người còn có quan niệm về số mệnh mà không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông đều có thể phòng tránh được
- Do cơ sở hạ tầng giao thông còn nghèo nàn chưa đảm bảo an toàn
- Do tình trạng giới trẻ đua xe, lạng lách . đánh võng …
- Do trách nhiệm của gia đình nhà trường quản lí con cái chưa tốt dẫn tới nhiều bạn trẻ có suy nghĩ lệch lạc coi thường an toàn giao thông
3. Tác hại của việc thiếu an toàn giao thông
- Thiếu an toàn giao thông và tác hại của nó đang là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của toàn xã hội
- Thiếu an toàn giao thông gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham gia giao thông
- Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần
- Thiếu an toàn giao thông ảnh hưởng đến sự nhìn nhận đánh giá về tình hình phát triển của Việt Nam gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
- Vấn đề thiếu an toàn giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới
- Theo con số thống kê của du lịch thì hơn 70% du khách nước ngoài không muốn trở lại Việt Nam vì nhiều lí do nhưng một trong những lí do đáng kểr là tình trạng thiếu an toàn giao thông
- Mỗi con người khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm bổn phận của mình để bảo vệ an toàn giao thông
- Nhà nước cần khắc phục các cơ sở hạ tầng giao thông kém để năng ca sự an toàn cho người than gia giao thông
- Cơ quan cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng thiếu an toàn giao thông để người dân rút kinh nghiệm
- Gia đình nhà trường cần quản lí tốt con em để chúng nhận thức được tác hại của thiếu an toàn giao thông
- Liên hệ bản thân : Mỗi chúng ta cần xem xét lại bản thân để nhìn nhận một cách đúng đắn và sửa chữa góp phần giữ gìn an toàn giao thông chung của cả nước
III. Kết bài
- Khẳng định vấn đề: An toàn giao thông đang là nỗi lo lắng đang nhức nhối của cả đất nước nhưng mỗi người biết chấp hành tốt biết đặt lợi ích chung của mọi người lên trên thì đó sẽ chẳng còn là vấn đề đáng lo ngại
- Lời nhắn đến mọi người : Chúng ta hãy tự mình chấp hành tốt luật lệ giao thông để không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là bảo vệ an toàn chung cho tất cả mọi người
Tham khảo nha em:
Trong số các vấn đề của xã hội thì an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn rung lên hồi chuông cảnh báo bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là ý thức chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên đường. Theo đó, thực trạng về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông được đánh giá ở ba phương diện chính, đó là tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Hiện nay, dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm nhưng vẫn đang ở mức báo động khi trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. Đi kèm đó, số lượng người vi phạm luật giao thông ngày càng tăng với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường,… nghiêm trọng hơn khi người tham gia giao thông còn có thái độ không tôn trọng cảnh sát giao thông, cố tình trốn chạy và không chịu hợp tác. Nguyên nhân của tình trạng trên đều xuất phát chủ yếu từ ý thức tham gia giao thông của người dân, bên cạnh đó còn là những tiêu cực trong ngành giao thông khi cán bộ, cảnh sát giao thông có biểu hiện tham nhũng, vụ lợi. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta cần cải thiện ý thức của người dân, nâng cao trách nhiệm và tinh thần làm việc nghiêm túc của cán bộ, không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho người dân tham gia giao thông an toàn.
Bạn tham khảo :
Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.
Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta.
Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.
Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…
Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.
Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.
An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.
Ngày Thương binh - Liệt sĩ là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kính cẩn tưởng nhớ, tri ân các bậc cách mạng tiền bối, anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của dân tộc đã dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh; biết ơn các thương binh đã cống hiến một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; quan tâm giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Các thế hệ người Việt Nam mãi mãi khắc ghi những chiến công hào hùng, sự hy sinh oanh liệt, cống hiến to lớn của đồng bào, chiến sĩ cả nước vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
Để đền đáp, tôn vinh sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, trong suốt 70 năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và tổ chức vận động toàn dân tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”. Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng đã được ban hành; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được hoàn thiện, thể hiện sự trân trọng, biết ơn, chăm lo của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với người có công.
Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công đã được các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả với nhiều hình thức phù hợp, như các chương trình, chuyên mục “Đi tìm đồng đội”, “Trở về từ ký ức” của Đài Truyền hình Việt Nam; “Giải đáp chính sách”, “Thông tin liệt sĩ” của Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc phòng; “Đền ơn đáp nghĩa”, “Thông tin về mộ liệt sĩ” của Báo Quân đội nhân dân và nhiều chuyên mục về người có công với cách mạng trên các phương tiện truyền thông khác. Qua đó, đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về công lao to lớn của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công; xác định rõ trách nhiệm và các hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng to lớn trong xã hội để chăm lo tốt hơn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công.
Cùng với nguồn kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công từ ngân sách nhà nước, các nguồn lực, hình thức thực hiện chính sách ưu đãi ngày càng phong phú, đa dạng, có hiệu quả thiết thực. Hoạt động chăm sóc người có công ngày càng phát triển, có sức lan tỏa sâu rộng, được cộng đồng xã hội tích cực hưởng ứng. Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng được đẩy mạnh; các chương trình xây dựng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đồng đội”, “Áo ấm tặng thương binh, bệnh binh nặng”, “Áo lụa tặng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng”… được duy trì, phát triển rộng khắp ở các địa phương; việc hỗ trợ nhà ở cho người có công và giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng được chú trọng.
Bên cạnh việc chăm sóc, tri ân người có công với cách mạng và thân nhân, công tác tu bổ, nâng cấp các nghĩa trang liệt sĩ, bia ghi danh, đền thờ liệt sĩ, quy tập hài cốt và xác định danh tính liệt sĩ được nỗ lực thực hiện. Nhiều công trình ghi công liệt sĩ - những người anh hùng “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã trở thành di tích lịch sử, công trình văn hóa, biểu tượng của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc truyền thống yêu nước, cách mạng, thu hút đông đảo đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm viếng, tưởng niệm, như Nghĩa trang Điện Biên Phủ, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9, Đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi, Khu Tưởng niệm liệt sĩ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn, Lam Hạ… Đã tìm kiếm, quy tập hàng vạn hài cốt liệt sĩ trong nước và ở các nước bạn Lào, Campuchia. Việc đầu tư, nâng cấp các trung tâm giám định ADN được chú trọng, góp phần đẩy nhanh việc xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Những việc làm đầy tình nghĩa đó đã góp phần làm vơi đi nỗi đau của các gia đình liệt sĩ, những người cha, người mẹ, người vợ và con em liệt sĩ đang ngày đêm khắc khoải đợi chờ. Nhiều chế độ ưu đãi đối với người có công trong lĩnh vực y tế, giáo dục… cũng được triển khai thực hiện tốt. Vào các dịp lễ, tết, ngày 27 tháng 7 hàng năm, ngoài quà tặng của Chủ tịch nước, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương đều tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách. Các tầng lớp nhân dân, các tổ chức và cá nhân ngày càng tích cực tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công.
Nhờ các giải pháp tích cực, đến nay, cả nước có 97% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình nơi cư trú. Xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương tiêu biểu của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với ý chí và nghị lực rất đáng khâm phục, đã nỗ lực phấn đấu, vượt khó vươn lên trong công tác, chiến đấu, lao động, sản xuất, kinh doanh, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đi đầu trên trận tuyến chống đói nghèo, lạc hậu, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Để phát huy những kết quả, thành tích đạt được trong 70 năm qua, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần quán triệt sâu sắc, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ưu đãi người có công, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Chỉ thị số 14-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công và các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng” trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chú trọng tuyên truyền những kết quả, thành tích nổi bật trong công tác người có công, nhất là trong việc xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi người có công; kết quả chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; việc khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự cường của thương binh, bệnh binh, người có công… Qua đó, thống nhất nhận thức thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công vừa là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, vừa là yếu tố bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thể hiện sâu sắc tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công. Trong đó, đặc biệt quan tâm các gia đình chính sách có nhiều khó khăn, người có công hiện đang sống cô đơn, không nơi nương tựa, các gia đình chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng trước đây, phấn đấu không để hộ người có công thuộc diện hộ nghèo. Đẩy nhanh việc tìm kiếm, quy tập và xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin. Ưu tiên nguồn lực giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với người có công, như phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, dạy nghề, tạo việc làm, giúp đỡ các gia đình chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh… Trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực của Nhà nước, phấn đấu đến năm 2020 đạt chỉ tiêu hộ người có công được hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở theo quy định và có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công, đặc biệt chú trọng giải quyết các vướng mắc, tồn tại phát sinh liên quan để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Kịp thời giải quyết những hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng, bảo đảm chặt chẽ, thấu lý, đạt tình để những người có công và gia đình được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước.
Tôn vinh, biểu dương những tấm gương thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công đã phát huy ý chí tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên, tích cực lao động, sản xuất, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói, giảm nghèo... Kịp thời phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, tích cực đóng góp giúp đỡ các gia đình chính sách khắc phục khó khăn, cải thiện đời sống.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, các cấp, các ngành cần tổ chức các hoạt động thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả với quy mô, hình thức phù hợp gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh sâu rộng các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng” bằng những việc làm cụ thể, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, sự tôn vinh của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với người có công, góp phần tô đậm nét đẹp văn hóa Việt Nam, làm giàu thêm truyền thống nhân văn của dân tộc ta.
Sự hy sinh, cống hiến to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng mãi mãi khắc ghi trong trái tim mỗi người Việt Nam, là nguồn lực tinh thần quý báu tiếp thêm sức mạnh để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.
– Hiện nay cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển về nhiều mặt. trước đó không kể đến sự phát triển về giao thông. Nhưng một nghịch lí về sự phát triển các phương tiện, đường xá, cầu cống là tai nạn giao thông ngày càng gia tăng khiến nhiều người bức xúc. Đó là vấn nạn giao thông.
b, Thân bài– Mỗi gia đình Việt Nam có từ một đến ba chiếc xe máy trên các thành phố lớn, ô tô đã trở thành phương tiện giao thông chủ yếu của nhiều gia đình.
=> Phương tiện giao thông tăng nhanh đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nhưng cũng khiến tai nạn giao thông ngày càng nhiều.
– Theo thống kê của trương trình thời sự: Nước ta có từ 30->40 người chết vì tai nạn giao thông/ngày. Hàng trăm người bị thương.
– Hẳn không ai có thể quên được những vụ tai nạn contaner trồm lên vào xe con khiến năm Việt Kiều thiệt mạng: Một gia đình ở Sài Gòn chồng đưa vợ đi đẻ bị xe bồn cán, chồng mất một chân, bánh xe chèn ngang bụng vợ khiến đứa con bắn ra khoảng 5m từ bụng mẹ mất một chân.
* Nguyên nhân
– Chủ quan:
+ Người tham gia giao thông chưa tuân thủ, chưa nắm đủ luật an toàn giao thông.
+ Người tham gia giao thông còn cố tình vi phạm nhất là thanh niên: Lạng lách, bốc đầu, trở quá khổ, quá tải.
– Khách quan:
+ Phương tiện giao thông quá đát vẫn đưa vào tham gia giao thông.
Đường sá hỏng hóc chưa theo kịp phương tiện giao thông tăng nhanh.
+ Việc xử lí của cảnh sát giao thông chưa nghiêm, chưa có sức dăn đe, chưa đồng đều.
+ Người dân hai bên đường lấn chiếm vỉa hè, lòng đường phơi dơm thóc cản trở giao thông.
+ Thời tiết xấu.
* Tác hại
– Bản thân: Thiệt hại về người và tài sản ảnh hưởng đến tương lai của bản thân nếu bị tàn tật.
– Gia đình: Thiệt hại về vật chất và tinh thần ảnh hưởng đến tương lai của các thành viên khác.
– Xã hội: Mất trật tự an toàn giao thông; thiệt hại về sức lao động; ảnh hưởng đến các cơ sở hạ tầng; giải phân cách, hàng dào chắn=> xã hội chậm phát triển.
* Giải thích
– Bản thân:
+ Nâng cao nhận thức về luật lệ an toàn giao thông.
+ Nghiêm chỉnh các qui tắc ứng xử trên đường giao thông.
+ Tố cáo các hành vi vi phạm: đua xe…
– Gia đình: Quản lí con em, ý thức tham gia giao thông.
– Vấn nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối cần được giải quyết.
– Vấn nạn gây thiệt hại hơn nhiều đại dịch.
Thamm khảoo dàn ý+bài văn:
Dàn ý:
1. MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: an toàn giao thông
2. THÂN BÀI
Cần làm gì để giữ an toàn khi tham gia giao thông
Chấp hành luật giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu,…
3. KẾT BÀI
Khẳng định vấn đề an toàn giao thông là một vấn đề quan trọng cần được lưu tâm.
Bài văn:
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.
An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông canh phòng, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của. Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.
Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiếu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời. Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên.
Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn mình an toàn.
Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng.
“Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.