Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Nhận định hiện tại ô nhiễm môi trường là một phần lớn do việc vức rác bừa bãi.
-Vấn đề này đang trở nên bức thiết,được Nhà nước chú tâm và nhân dân đang dần đi trên "con đường" xanh-sạch-đẹp,theo đúng điều kiện của một môi trường an toàn.
*TB:
-Khái niệm môi trường trong sạch~~>để đưa ra đối chiếu.
-Các loại rác đang tồn tại nhiều,nghiêm trạng:bao ni lông,vỏ bánh kẹo,chai lọ,xác chết động vật,giấy vụn,đất cát,...
-Vàc hiện tượng vức rác phổ biến ,nhiều nhất và tác hại nhất là ở chốn công cộng,nơi sinh hoạt và trên đường phố.
~~~> Nêu dẫn chứng cho mỗi loại rác thải có ở nơi trên và xen lẫn cảm xúc,bình luận.
-Nêu ra tác hại nghiêm trọng và có sự ảnh hưởng to lớn đối với môi trường sống,sự phát triển của loài người.
-Con người là cốt lõi của hiện tượng này.Đặc biệt là phần lớn trẻ em thanh thiếu niên,sống nhẹ nhạng,nhanh lẹ nên cũng rất sẵn tay vứt bừa...
-Đánh giá nhận thức của con người hiện nay với những quan điểm chưa tốt,chưa thấu hiểu rõ những tác nhân to lớn từ rác thải "ập"xuống đầu họ.
-Nêu gương những hành động có ý thức bảo vệ môi trường,không xả rác bừa bãi.(Từ mỗi cá nhân đến từng hộ gia đình mở rộng ra xã hội)
-Giáo dục học đường cho học sinh.Tuyên truyền cho người dân,tích cực phản ánh về vấn đề nghiêm trọng này.
-Ngoài ra phải nói thêm đến lối sống"đèn nhà ai nấy tỏ,của nhà ai nấy sài" vô tình khiến con người sống "1 cửa",với 1 tầm nhìn cho riêng mình.Vô tư vứt rác lung tung,bất cứ nơi nào miễn không phải là gia đình,nơi ở của mình.
-Một khu phố văn hóa được xem là tốt ngoài đời sống của người dân còn là một khu phố xanh-sạch-đẹp,không bị rác "xâm chiếm".
-Đặt ra vấn đề giữ gìn môi trường là đang xây dựng đất nước vững mạnh,phát triển,là sự văn minh,tiến bộ,sống có văn hóa.
-Vươn cao ra thế giới,khẳng định chỗ đứng của Việt Nam trong Đông Dương,ở Châu Á và trên cả Thế Giới.~~> Điều đó,khiến chúng ta được chú ý.Số lượng du khách đến thăm,du lịch là bội lần...môi trường góp phần là bề mặt "tươi tốt" giúp Việt Nam hoàn hảo hơn trong mắt bạn bè năm châu.Không thể nào đề rác cứ "sống" mãi cùng chúng ta và du khách lại nghi vấn :"Việt Nam đẹp là vậy sao?Rác bẩn nhiều đến thế cơ à?"...
-So sánh với một số nước khác về vấn đề môi trường như: Singapore chẳng hạn.Từ đó rút ra nhiều hạn chế và khắc phục tốt hơn.
..............................
*KB:
-Khẳng định một lần nữa,ô nhiễm môi trường đang trở nên nóng hổi trên toàn thế giới,với việc vứt rác bừa bãi đang tồn tại hết sức nghiêm trọng.
-không vứt rác đồng nghĩ với bảo vệ môi trường,sức khỏe,thể hiện nề nếp lối sống hiện đại-văn minh
-Nêu nhận xét,đánh giá của bản thân về thực trạng này.Bày tỏ cảm xúc cá nhân và nêu những đóng góp,ủng hộ cho phong trào "vì một môi trường không có rác!"
25 tháng 1 2017 lúc 15:04
Môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là hành vi xả rác bừa bãi của chính con người. Là những người chủ của tương lai, chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề này và tìm cách cứu vãn môi trường sống đang bị đe dọa. Nghĩ về điều này tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp: “Đừng xả rác bừa bãi và hãy giữ lấy môi trường xanh, sạch, đẹp”.
Môi trường là nơi sinh vật và con người tồn tại. Môi trường sinh thái tốt thì con người khỏe mạnh, cuộc sống sẽ tươi đẹp! Thế nhưng thực tế chó thấy ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao, một số người xả rác bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng. Hiện tượng này khá phổ biến, nó làm ô nhiễm môi trường, mất đi mĩ quan của đường phố.
Các bạn ạ! Đất nước Việt Nam của chúng ta có diện tích nhỏ hẹp, dân số mỗi ngày một đông, nếu như hiện tượng này cứ tiếp tục thì môi trường sẽ ô nhiễm nặng, sức khỏe của cộng đồng sẽ bị đe dọa. Đó là chưa kể đến việc ô nhiễm môi trường sẽ hủy diệt sự sống của động vật, sinh vật, đặc biệt là các loài động vật sống dưới nước.
Các bạn hãy hình dung những danh lam, thắng cảnh của đất nước chúng ta nơi mọi người đến tham quan, nghỉ mát, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà có rác thải ngổn ngang, có những người ngồi hóng mát trên bờ hồ rồi vứt rác xuống hồ, dù là hồ nước đẹp và trong đến đâu chăng nữa. Họ đâu nghĩ rằng hồ nước là môi trường sống của cá, tôm. Vứt rác và xả nước thải xuống sông hồ sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Nước thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp đổ xuống sông với hàng loạt hóa chất độc hại có trong nước thải làm nguồn nước sông, hồ bị ô nhiễm. Tôi nghĩ rằng nhìn hồ nước trong veo không một tí rác hay nhìn những con đường sạch bóng không có rác thải thì ta cảm thấy khỏe khoắn hẳn lên. Chẳng phải ông bà xưa thường nói Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm đó sao.Vậy thì chúng ta phải giữ gìn vệ sinh nhà cửa của mình và nơi công cộng, không vứt rác ra đường, xuống sông hồ hoặc công viên… không làm ô nhiễm môi trường nước. Chúng ta hãy xem nơi công cộng là mái nhà của chúng ta, giữ môi trường sống thật sạch để có không khí trong lành, mát mẻ và có mĩ quan, bởi lẽ cuộc sống của chúng ta rất cần “cái khỏe” và “cái đẹp”. Cũng chính từ quan điểm đúng đắn đó mà nhiều người đã thầm lặng quét rác nơi công cộng, bãi tắm hay đường phố. Nếu ta biết ơn những người công nhân vệ sinh môi trường phải tần tảo sớm khuya để quét rác, thu gom rác thải thì không lí gì chúng ta không bỏ rác đúng quy định. Không nên vứt rác bừa bãi ra đường hay ở những nơi công cộng, cũng không nên vứt rác xuống sông, hồ… cần bỏ rác đúng quy định để không ô nhiễm môi trường và tạo nên cái đẹp trong cuộc sống của chúng ta. Làm được điều này sẽ cứu vãn được môi trường. Mặt khác, chúng ta cần tích cực trồng cây xanh. Cây xanh đối với không khí cũng như lá phổi đối với con người. Giữ vệ sinh môi trường và tích cực trồng cây xanh là việc làm thiết thực nhất để bảo vệ chính chúng ta và làm cho môi trường sạch đẹp, bầu không khí trong lành hơn. Bảo vệ môi trường là cách sống tốt đẹp nhất.
- Luận điểm chính của bài văn thể hiện ở:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Luận điểm chính trên được triển khai với các lí lẽ:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách…) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;
(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm,…)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Luận điểm :
+ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
- Luận cứ :
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa
+ Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ
- Lập luận :
+ Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
+ Hút thuốc lá…..là thói quen xấu
+ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
+ Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người.
- Luận điểm của văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
Để khẳng định cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra các luận cứ và dẫn chứng để khẳng định:
- Luận cứ 1: Có thói quen tốt và thói quen xấu.
- Dẫn chứng:
- Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách là thói quen tốt.
- Hút thuốc lá hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.
- Luận cứ 2 : Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
- Dẫn chứng: vì có thói quen hút thuốc lá nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà
- Luận cứ 3: Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày là thói quen vứt rác bừa bãi. Thói quen này thành tệ nạn
- Dẫn chứng:
- Ăn chuối xong là tiện tay vứt vỏ ngay ra cửa, ra đường => rác cứ ùn lên thành con sông rác, mất vệ sinh nặng nề.
- Có người còn tiện tay ném cả ly, vỏ chai vỡ ra đường=> trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu rất nguy hiểm.
- Dẫn chứng:
- Luận cứ 4: Tạo được thói quen tốt thì khó, nhưng nhiễm thói xấu thì dễ.
- Nhận xét về lập luận: Văn bản có lập luận rất chặt chẽ, từ những vấn đề chung triển khai thành các ý cụ thể, sau đó rút ra lời khuyên: Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. Như vậy, với cách lập luận như trên, bài văn đã làm nổi bật được luận điểm và thuyết phục được người đọc bởi vì văn bản đã đặt ra một vấn đề bức thiết trong cuộc sống, cách giải quyết của tác giả chặt chẽ, xác đáng.