K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2021

Đúng 7 giờ 20 phút ngày 16 tháng 5 năm 1967 tại Sài Gòn, một người phụ nữ Việt Nam đã tự tưới 10 lít xăng lên người rồi châm lửa đốt, tự hiến mình thành ngọn đuốc để phản đối chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.

Tại miền Nam, vào những năm 1965 – 1968, mức độ phát triển và tăng cường chiến tranh ngày càng ác liệt, tàn khốc. Những đại diện các tôn giáo lớn, những nhà hoạt động xã hội, những trí thức, văn nghệ sĩ có uy tín và có lương tri thấy cần phải tập hợp nhau lại, gióng lên những hồi chuông báo động, hồng ngăn chặn phần nào bàn tay đẫm máu của quân xâm lược Mĩ: Liên minh các lực lượng dân tộc – dân chủ và hòa bình, Hội Văn nghệ sĩ yêu nước – yêu hòa bình, Phong trào Dân tộc Tự quyết lần lượt ra đời.

Như loài dơi sợ ánh sáng, ngụy quyền lập tức đàn áp, khủng bố các tổ chức hòa bình, những người có tâm huyết với vận mệnh dân tộc.

 

Là một sinh viên Văn khoa, một phật tử hiền lành, khiêm tốn, nhưng tích cực, Nhất Chi Mai nói:

Tôi muốn làm ánh đuốc le lói trong đêm đen để tố cáo những thế lực đen tối, những tội ác chiến tranh. Không còn sự lựa chọn nào khác, cách duy nhất mà chị biết, mà sức chị cho phép để có thể "ra lời", và cách ra lời chân thật nhất, có sức thuyết phục nhất – theo chị – chính là tự bản thân mình phải thắp lên ngọn đuốc ấy.

Bị vây trong một tình thế:

Sống mình không thể nói

Chị tin tưởng:

Chết mới được ra lời
Chị đã dũng cảm:
Chịu đau đớn thân này
Mong thoát lời thống thiết

Tại chùa Từ Nghiêm, đường Bà Hạt, quận 10, Sài Gòn, sau khi để lại mười bức thư cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè, chị đã châm lửa tự thiêu để cảnh tỉnh những thế lực đen tối, vô minh, đồng thời lên án cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây nên cho đất nước Việt Nam.

Sau cái chết đầy xúc động của chị Nhất Chi Mai, báo chí trong và ngoài nước đều loan tin với tất cả sự tiếc thương và kính trọng. Nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà báo đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với chị bằng nhiều tác phẩm phổ biến rộng rãi ở khắp nơi.

Hôm nay, đọc lại từng lời thơ mộc mạc, chân thành của chị, nhớ đến phương cách "ra lời" bi tráng của chị trong bối cảnh lịch sử khốc liệt những năm 60 ấy, chúng ta nghĩ sự hi sinh của chị đã như một ngọn đuốc góp phần đẩy lùi đêm đen. Và lời thơ nhỏ nhẹ, hiền lành, khiêm nhường của chị sẽ còn vang vọng mãi trên từng hàng cây, ngọn cỏ, trên từng khoảng trời thanh bình xanh vút Việt Nam.

Kể lại câu chuyện ca ngợi hòa bình - Mẫu 4

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, người dân tộc Nùng, quê hương anh ở tỉnh Cao Bằng. Nhà Kim Đồng rất nghèo. Cha bị chết vì nạn phu phen lao dịch của thực dân Pháp. Anh trai đi công tác luôn. ở nhà chỉ có mẹ tàn tật và người em họ mồ côi là Cao Sơn.

Từ bé, Kim Đồng đã có tinh thần yêu nước, căm ghét giặc Pháp. Vùng quê hương Kim Đồng là nơi có phong trào cách mạng rất sớm. Ngày 15 tháng 5 năm 1941, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập có 5 đội viên và Kim Đồng được bầu là đội trưởng đầu tiên của Đội. Trong công tác, Kim Đồng luôn tỏ ra dũng cảm và có nhiều mưu trí.

 

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ người bạn là Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên, chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo, anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.