Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình cảm anh chị em ruột thịt trong gia đình từ xưa đến nay luôn được cha ông ta đề cao, câu nói “Chị ngã em nâng” cũng là để răn dạy con cháu mình như thế. Em cảm thấy thật may mắn khi có một người chị tuyệt vời, luôn quan tâm, yêu thương và chia sẻ mọi khó khăn với em. Chị giống như người bạn lớn đã cho em những bài học ý nghĩa và sâu sắc.
Năm nay, chị gái em vừa tròn 17 tuổi. Cái tuổi 17 trẻ trung, khỏe khoắn và tràn đầy nhiệt huyết. Dáng người chị dong dỏng, khuôn mặt trái xoan với nước da trắng hồng và đôi mắt dài, đen nháy long lanh như hai giọt nước. Chị có hai má lúm đồng tiền nên mỗi khi cười trông chị rất duyên.
Đối với em, chị là một người rất hiền lành và tốt bụng. Có lần, em mách mẹ là chị đi chơi, khi về chị bị mẹ mắng nhưng chưa bao giờ chị quát và nặng lời với em bởi vì chị biết em còn nhỏ nên chị luôn nhường nhịn em. Bố mẹ em rất vui và hài lòng về thành tích học tập của chị. Ở lớp, chị là một học trò giỏi, được các bạn và thầy cô rất yêu quý. Nhờ siêng năng và chăm chỉ nên năm học nào chị cũng đạt được học sinh giỏi và được giấy khen của nhà trường. Ngoài ra, chị em là người rất năng động, chị thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường. Chị em không chỉ học giỏi mà còn rất khéo tay. Ở nhà, chị là một đứa con ngoan, chị luôn giúp bố mẹ làm việc nhà và chăm sóc em mỗi khi bố mẹ đi vắng. Chị nấu ăn rất ngon nên món ăn nào chị nấu em cũng ăn rất ngon miệng. Buổi tối, chị thường dạy em học bài. Chị giúp em luyện từng nét chữ, giảng cho em từng bài toán khó và giúp em phát âm từng câu tiếng anh. Nhờ có tính kiên nhẫn của chị mà em đã bỏ được rất nhiều tật xấu như ham chơi, lười học và hay ỷ lại. Thành tích học tập của em cứ thế tiến bộ theo từng ngày.
Tuổi ấu thơ là những tháng ngày em cùng chị vui đùa. Những buổi sáng đến trường em được chị chở trên con xe đạp nhỏ, hai đứa vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Những mùi vị hương sắc của tuổi thơ em đều cùng được trải qua với chị, được chị yêu thương và dạy bảo như người bạn chứ không phải là lời lẽ khô khan khó nghe.
Em vẫn nhớ có lần mình bị ốm mà bố mẹ lại đi vắng, chỉ có hai chị em ở nhà. Hôm đấy là vào buổi chiều, đã có dự báo thời tiết trời sẽ mưa to, chị đã dặn dò em phải mang áo mưa đi vậy mà em đã mải chơi rồi quên lời chị dặn. Kết quả là hôm ấy em bị dính mưa và đêm đến sốt cao. Chị đã vô cùng lo lắng cho em. Ánh mắt của chị nhuốm đầy ưu tư lo lắng. Nằm trên giường, em miên man chìm vào giấc ngủ say, đầu óc quay cuồng trống rỗng. Em lim dim mắt thấy bóng dáng chị thấp thoáng bên chiếc giường, thi thoảng chị lại sấp khăn lau trán cho em. Một lát sau, chị ân cần bón cho em ăn từng thìa cháo. Một đêm dài, mệt mỏi và khó chịu đã qua đi, nhờ có bàn tay kì diệu và tình yêu thương của chị em đã đỡ sốt hơn. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy em không thấy chị đâu nhưng khi bước xuống nhà em đã thấy chị đang chuẩn bị bữa sáng cho em. Nhìn bóng lưng tiều tụy của chị, em chỉ muốn chạy đến ôm chị và nói với chị một câu cảm ơn.
Em rất yêu quý chị và luôn cảm thấy may mắn khi có chị là chị gái của em. Em sẽ luôn cố gắng làm một đứa em tốt, không nghịch ngợm hay cãi lời chị làm chị phiền lòng. Vậy chị cũng cố gắng làm một người chị thật tốt để chiều chuồng đứa em ngang bướng như em chị nhé. Em yêu chị nhiều lắm!
............
Trong bài thơ “Thư gửi mẹ”, Yesenin đã viết:
“Chỉ mẹ là niềm vui, là ánh sáng diệu kỳ
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước”
Quả vậy, mẹ có lẽ là người thân quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Ai mà không khao khát được sống trong tình yêu thương, sự che chở của người mẹ.
Năm nay mẹ em bốn mươi hai tuổi. Nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Dáng người của mẹ mảnh mai. Mái tóc đen nhánh, mềm mại và rất dài. Làn da đã rám nắng, nhưng trông càng khỏe khoắn. Mẹ có một khuôn mặt phúc hậu, ai nhìn cũng cảm thấy quý mến. Mẹ là một đầu bếp của một nhà hàng khá nổi tiếng trong thành phố.
Là một đầu bếp nên mẹ em nấu ăn rất ngon. Mẹ thường sáng tạo ra những món ăn độc đáo để cho em và bố cùng thưởng thức và đánh giá. Công việc của một đầu bếp rất bận rộn. Nhưng những bữa cơm trong gia đình mẹ vẫn luôn lo lắng tươm tất. Những lúc rảnh rỗi, mẹ lại dạy em nấu một vài món ăn đơn giản.
Khi còn bé, em rất bướng bỉnh nên luôn khiến mẹ phải lo lắng. Có một lần em cùng các bạn rủ nhau đi hái trộm ổi nhà hàng xóm rồi bị ngã gãy chân. Mẹ đã ở bên chăm sóc em suốt một tháng trời. Lúc đó, em cảm thấy rất có lỗi và tự hứa sẽ không nghịch ngợm để mẹ bớt lo lắng.
Không giống như tình yêu thương của bố, người mẹ luôn dành cho những đứa con của mình một tình yêu thật đặc biệt. Đối với mỗi người, có mẹ ở trên đời quả là một điều thật tốt đẹp!
Tham khảo:
Tôi chính là Rùa Vàng đã cho vua Lê Lợi mượn kiếm để đánh giặc giữ nước. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện vì sao hồ Tả Vọng lại được đổi tên là Hồ Gươm.
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm bao điều bạo ngược. Tận mắt chứng kiến cảnh ấy, tôi vô cùng đau lòng. Bây giờ, thế lực ta còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Nhưng đức Long Quân chưa biết tìm cách nào để chọn ra người tài, xứng đáng nhận ấn kiếm. Tôi được giao nhiệm vụ đi tìm người xứng đáng để trao kiếm báu. Tôi bèn chia kiếm làm hai nửa, một nửa thì có lưỡi gươm, nửa kia là chuôi gươm. Lưỡi gươm thì tôi thả xuống biển còn chuôi thì giấu trong rừng. Thời đó, có chàng trai tên Lê Thận, người Thanh Hóa, làm nghề chài lưới ven sông. Một đêm nọ, anh thả lưới bắt cá nhưng tôi bèn ngậm lưỡi gươm đặt vào lưới của anh ta. Anh ta kéo lưới lên ba lần đều thấy lưỡi gươm mắc vào lưới bèn mang về nhà. Lúc đầu, Lê Thận tưởng đó chỉ là một thanh sắt nhưng khi anh ta đưa lại cạnh mồi lửa thì mới biết đó là một lưỡi gươm. Anh ta đem cất lưỡi gươm cẩn thận nhưng vẫn không biết là gươm quý. Về sau, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một lần, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy từng đến nhà Lê Thận. Trong bóng tối, thanh sắt sáng rực lên. Tôi biết thanh gươm đã chọn được người làm chủ. Khi Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên, thấy khắc hai chữ "Thuận Thiên" nhưng ông ta vẫn chưa biết đó là báu vật.
Trong một lần bị giặc đuổi, tôi đã dẫn Lê Lợi đến chỗ có chuôi gươm nạm ngọc. Tôi đã giấu nó trên ngọn đa. Khi Lê Lợi đến, nó phát sáng thì chắc chắn Lê Lợi sẽ nhìn thấy. Quả nhiên, Lê Lợi đã leo lên ngọn đa, nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi đem giắt chuôi gươm vào thắt lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người, Lê Lợi đem câu chuyện kể cho mọi người nghe. Khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì vừa in. Thế là tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ Long Quân giao. Từ khi có kiếm báu, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên vùn vụt. Thanh gươm trong tay Lê Lợi tung hoành khắp nơi khiến giặc Minh khiếp vía. Có gươm thần trong tay, Lê Lợi càng trở nên mạnh mẽ, chẳng khác nào rồng mọc thêm cánh. Gươm mở đường cho họ đánh đến khi quét sạch bóng giặc trên đất nước.
Khi đất nước đã hòa bình, Long Quân sai tôi đòi lại kiếm. Nhân dịp vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, tôi bèn tiến lại gần thuyền vua và nói "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua nâng gươm tiến về phía tôi, tôi đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Sau lần đó, Lê Lợi đã cho đổi tên hồ Tả Vọng là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Cái tên đó nhắc mọi người nhớ đến ơn của Long Quân cho mượn kiếm báu đánh giặc.
Tham Khảo :
Trong gia đình, người tôi gần gũi nhất có lẽ chính là anh trai. Tôi và anh trai đã có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ cùng nhau.
Anh trai của em năm nay mười tám tuổi. Tên của anh là Nguyễn Trung Hiếu. Anh có dáng người cao ráo nhưng hơi gầy. Khuôn mặt trái xoan. Vầng trán cao và chiếc mũi thẳng. Anh không chỉ đẹp trai mà còn học rất giỏi. Suốt mười hai năm liền anh đều đạt học sinh giỏi. Trong nhà khắp nơi đều lưu giữ bằng khen của anh.
Bên cạnh đó, anh tôi chơi thể thao rất giỏi, nhất là với bộ môn bóng đá. Ước mơ của anh là trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Trước đây, tôi thường thấy anh mỗi buổi chiều đi học về là lại theo các anh trong xóm đi đá bóng. Trận đấu nào anh tham có anh tham gia thì đội nhà cũng đều chiến thắng. Hiện nay, anh đã có cơ hội thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá của thành phố. Mọi người trong gia đình đều rất tự hào về anh. Dường như mọi sự chú ý đều hướng đến anh. Đã có lúc, tôi cảm thấy vừa ngưỡng mộ lại vừa ghen tị với anh. Tôi cũng muốn trở thành một cầu thủ bóng đá.
Một lần nọ, anh rủ tôi ra sân vận động chơi. Chúng tôi cùng nhau chạy bộ để rèn luyện sức khỏe. Sau đó, anh còn dạy tôi đá bóng. Tôi rất bất ngờ nhưng cũng chăm chú lắng nghe, làm theo những điều anh dạy. Anh còn nói rằng từ hôm nay anh sẽ dạy tôi về bóng đá. Tôi đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích về kĩ năng đá bóng. Tôi vui lắm, và rất cảm động. Không ngờ anh trai lại quan tâm tôi như vậy. Điều đó khiến tôi cảm thấy phải cố gắng hơn để có thể giống như anh.
Trải nghiệm này đối với tôi thật bổ ích. Cũng nhờ như vậy mà tôi cảm thấy yêu quý anh trai của mình nhiều hơn. Tôi sẽ tiếp tục cố gắng để có thể thành công như anh trai của mình.
tham khảo :
Mỗi người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ, ít nhiều cũng từng được nghe tiếng à ơi ru hời êm dịu. như suối hát, những lời ca ngọt ngào như dòng sữa mẹ vẫn không có gì thay thế được một hồi ức đẹp về tình yêu mẹ dành cho con..Tâm hồn của những người con yêu đất Việt thường hướng đến tiềm thức về một làng quê thanh bình với cánh cò trắng lượn vòng trên cánh đồng lúa xanh mướt, dòng sông xanh trong uốn lượn bên những khóm tre ngà mát rượi giữa cái nắng ban trưa nắng gắt, một mái đình cổ kính thấp thoáng bên những cây đa, cây đề ngay lối qua cổng làng.. Tất cả như đều có thể mường tượng và làm xúc động lòng người khi ta được nghe lại lời hát ru của người mẹ. Ấy không chỉ là nét đẹp tryền thống của dân tộc Việt mà còn là cả tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho ta thuở đầu đời. Trong bài thơ “ Mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Minh cũng gợi lại cho ta cảm giác thân thương, trìu mến đó:Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ruLời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió vềNhững ngoi sao thức ngoài kiachẳng bằng mẹ đã thức vì chúng conđêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngon gió của con suốt đời.Những lời thơ giản dị đằm thắm đượm chất quê hương được khéo léo xây dựng nên bởi những biện pháp tu từ dân tộc hết sức độc đáo không chỉ lột tả vẻ đẹp của tình mẫu tử mà bài thơ còn chất chứa trong đó nỗi vất vả của mẹ khi sinh ra và nuôi dạy con. Lời hát ru của mẹ cứ nhẹ nhàng và âu yếm cứ thế thẩm thấu vào tâm hồn non nớt và bé xinh kia..Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ruTa nhận thấy ngay ở câu thơ đầu tiên , nghệ thuật đảo vị ngữ : “lặng rồi cả tiếng con ve” nhằm nhấn mạnh không gian khắc nghiệt của trưa hè oi ả .Đến cả con ve cung “lặng” tiếng rồi bởi vì cái nắng qúa oi bức : “con ve cũng mệt vì hè nắng oi”. Ta thử tượng tượng cái con vật kêu ra rả suốt mùa hè ấy nay cũng biết “mệt” bởi nó cảm nhận được sức nóng ghê gớm của trưa hè .Nghệ thật nhân hoá làm cho con ve cũng có cảm xúc như con người .điệp ngữ cuối đầu : “con ve “– “con ve” , điệp ngắt quãng : “mẹ” …”mẹ” , sự tương phản đối lập giữa một bên là “con ve cũng mệt” với bà mẹ vẫn bền bỉ ru con cho ta thấy tình yêu con vời vợi của mẹ khuất phục cả cái nắng oi bức của trưa hè .Không gì có thể ngăn lòng mẹ yêu con .Phải chăng tiếng ru ngắt quãng ấy của mẹ đã vượt lên trên cả thời tiết khắc nghiệt ,bao trùm lên không gian , khiến con ve kia cũng phải lặng im, cái nắng kia cũng phải bớt nóng để con của bà được yên giấc say nồng .ôi lòng mẹ - thật tuyệt vời .Tác giả tiếp tục sử dụng rất đắt các biện pháp nghệ thuật tu từ ở những câu thơ tiếp theo :Lặng rồi cả tiếng con veCon ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ờiKẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ rulời ru có gió mùa thuBàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Lễ chào cờ chính là một nghi lễ mang ý nghĩa thiêng liêng và trang trọng. Ở các trường học, lễ chào cờ đã trở thành một nghi thức không thể thiếu mỗi sáng thứ hai hàng tuần hay một nghi lễ nào đó của đội.
Mỗi tuần, lễ chào cờ sẽ được diễn ra vào tiết đầu tiên của buổi sáng thứ hai. Ngoài ra, lễ chào cờ còn được thực hiện trong các buổi khai giảng, bế giảng, lễ mít tinh. Toàn bộ thầy cô và học sinh trong trường đều phải tham gia lễ chào cờ. Buổi lễ thường được diễn ra ở dưới sân trường.
Trước giờ chào cờ, các lớp sẽ phân công một số bạn xuống xếp ghế dưới sân trường. Cán bộ lớp có nhiệm vụ lấy cờ và bảng tên lớp. Khi tiếng trống báo hiệu vang lên, học sinh sẽ xuống sân trường, xếp thành hàng ngay ngắn. Đội nghi lễ gồm đội cờ và đội trống vào vị trí sẵn sàng.
Đầu tiên, liên đội trưởng sẽ hô: “Kính mời các thầy cô và toàn thể học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. Các thầy cô và học sinh toàn trường sẽ đứng dậy trong tư thế nghiêm trang và giữ trật tự. Sau đó, liên đội trưởng sẽ hô to “Chào cờ! Chào!”. Toàn bộ học sinh tiến hành chào cờ theo nghi thức quy định. Đội nghi thức sẽ đánh trống.
Tiếp đế là phần hát “Quốc ca” và “Đội ca”.Học sinh cần hát to và rõ ràng. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”. Học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Nghi thức chào cờ sẽ kết thúc.
Chào cờ là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân.
Em tham khảo:
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Đối với tôi, trải nghiệm bên cạnh những người thân trong gia đình là đẹp đẽ và đáng quý nhất.
Gia đình em có bốn thành viên: bố, mẹ, em và em trai. Bố mẹ lúc nào cũng yêu thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Nhưng mẹ là người dạy cho em rất nhiều điều bổ ích. Chủ nhật tuần trước là ngày sinh nhật của bố. Em đã giúp mẹ lên kế hoạch để tổ chức sinh nhật cho bố. Anh trai sẽ phụ trách trang trí nhà cửa, chuẩn bị quà. Còn em và mẹ sẽ phụ trách chuẩn bị các món ăn. Chiều hôm đó, bác Hoàng - hàng xóm của gia đình đã giúp em rủ bố đi chơi đá bóng. Mọi người trong gia đình sẽ có khoảng ba tiếng để chuẩn bị.
Anh trai đã dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Em đã cùng với mẹ nấu một bữa ăn thịnh soạn. Em giúp mẹ một số công việc vặt như: nhặt và rửa rau, băm thịt. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Em và mẹ đã nấu được một bàn ăn thật hấp dẫn. Rất nhiều món ăn mà bố thích như sườn xào chua ngọt, thịt bò xào măng, cua rang me… Đặc biệt là món trứng rán nhồi thịt - món ăn bố thích nhất do chính tay em làm. Tất nhiên mẹ đã ở bên cạnh để hướng dẫn em hoàn thanh. Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Em cảm thấy để nấu được một bữa ăn thịnh soạn thật sự rất kì công. Nhờ vậy, em hiểu rằng mẹ đã vất vả như thế nào.
Khi bố trở về nhà, bố đã cảm thấy rất bất ngờ khi nhận được món quà đặc biệt từ ba mẹ con. Gia đình em đã có một bữa ăn vui vẻ, ấm áp. Ăn cơm xong, em cùng với anh trai dọn dẹp, rửa bát. Sau đó, cả nhà cùng ngồi trò chuyện với nhau ở phòng khách. lâu lắm rồi, em mới cảm thấy hạnh phúc như vậy.
Lần đầu tiên, em đã có một trải nghiệm thật thú vị - giúp mẹ nấu ăn. Em đã nhận ra công việc nội trợ không hề dễ dàng. Em cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn.
Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Vậy tình cảm anh em trong gia đình là gì?Đó trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau. Không những thế chúng ta còn hiểu được tầm quan trọng và tình cảm thiêng liêng ấy qua các câu ca dao tục ngữ như:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Tình cảm anh em là như thế đấy dù cho anh mình em mình có như thế nào đi chăng nữa thì tình cảm anh em vẫn thế vẫn yêu thương chăm sóc cho nhau như chân tay của nhau mà đã là chân tay thì chúng ta chẳng thể nào vứt bỏ nó được . Tình cảm ấy như một bộ phận trên cơ thể chúng ta, muốn chấm dứt tình cảm ấy phải chặt chân tay đi và điều đó dường như không thể.
tham khảo
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”, hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, v.v… Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.