Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Ngày trước nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh đạo, tức vua quan trọng triều đình, càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia.
Tìm hiểu về hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ’ của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.
Tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “ .. các khanh thấy thế nào?”.
Một người lãnh đạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế.
Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ở đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm no, muôn vật phong phú tốt tươi,...
Theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là "kinh đô của bậc đế vương muôn đời".
Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thu như Hoa Lư.
Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn, dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đinh, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.
Qua hai văn bản ‘‘Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” đã cho tôi hiểu rõ vai trò của những vị lãnh dạo anh minh.
Những người lãnh đạo chính là những người nắm giữ vận mệnh đất nước, chính họ đã cho tôi Việt Nam ngày hôm nay, tôi rất biết ơn họ và tự hào rằng mình là người Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, dân tộc ta có một truyền thống quý báu, đó là truyền thống yêu nước, từ xưa đến nay, truyền thống đó luôn được thể hiện và phát huy trong mọi hoàn cảnh. Nếu như ngày xưa ông cha ta ngã xuống vì độc lập dân tộc, thì ngày nay, chúng ta có rất nhiều cách khác để thể hiện truyền thống yêu nước. Với thế hệ trẻ, chúng ta cần chăm chỉ học tập, tự hào về truyền thống dân tộc, yêu quê hương làng xóm, yêu gia đình, bạn bè... Đó có khi đơn giản chỉ là một hành động vì môi trường, không vứt rác bừa bãi. Hoặc thậm chí đơn giản hơn chỉ là nở một nụ cười với vị khách nước ngoài khi ta vô tình gặp trên đường mà thôi. Là học sinh, chúng ta phải ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Luôn ghi nhớ lịch sử dân tộc và biết ơn những người đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc, cần học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh. Tất cả là những việc làm nhỏ, nhưng đều góp phần phát huy tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Thế hệ trẻ ơi, chúng ta hãy cùng nhau góp sức mình dựng xây đời, góp sức mình xây dựng quê hương, nước nhà giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới!
Lý Công Uẩn là một vị vua kiệt suất của đất nước ta, ông được mệnh danh là " Một vị anh minh khai mở 1 triều đình chói lọi trong lịch sử Việt Nam đã rất quan tâm tới nhân dân". Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng. Nhà Lý dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã phát triển rất lớn mạnh lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. Ông chính là người đã viết "Chiếu dời Đô", thuyết phục việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ông nhìn ra được, nơi đây có thế “rồng cuộn hổ ngồi”,“đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Việc đó là một bước ngoặc rất lớn, nó đánh dấu sựtrưởng thành của dân tộc đại Việt . Bằng tầm nhìn đó, không có gì có thẻ phủ định được sự thông minh, sáng suốt của ông. Không chỉ là một người có tầm nhìn cao, Lý Công Uẩn còn là một vị vua yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ... Ông luôn thương xót cho những người dân vô tội, phải bất đắc dĩ bị lôi vào chiến tranh. Tóm lại, Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, tài giỏi, ông chính là một vị vua vĩ đại của dân tộc
Qua tác phẩm Chiếu dời đô, ta thấy rằng Lí Công Uẩn là một vị vua yêu nước. Vốn dĩ nhà vua có lòng yêu nước thương dân nên ông vô cùng đau xót trước cảnh đất nước nghèo nàn, nhân dân đói khổ. Hơn ai hết ông đã nhìn thấy nguyên nhân một phần là do hai nhà Đinh, Lê cứ theo ý mình đóng đô ở Hoa Lư, nơi có địa hình núi non hiểm trở, dựa vào thế núi non đó để bảo toàn quyền lợi của triều đại mà không nghĩ đến việc xây dựng và phát triền đất nước, chăm lo hạnh phúc cho muôn dân. Đến tận bây giờ mới được Lí Công Uẩn tìm ra được nơi đây, đây chẳng phải là điều khẳng định thêm cái tài bên cạnh cái đức của nhà vua hay sao? Đây bài chiếu này không chỉ đơn thuần là ban bố mệnh lệnh của một nhà vua cao quý cho triều thần và nhân dân phải răm rắp thực hiện theo mà nó còn là lời trao đổi, bàn bạc với quần thần cùng cảm xúc chân thành.
Một số kịch bản hội thi An toàn giao thông
Kịch bản hội thi An toàn giao thông số 1: (Kịch câm)
- 1 HS nam đi xe đạp, (bánh xe to) đạp vòng quanh sân khấu, vừa đi vừa huýt sáo.
- 1 HS nữ (đeo cặp sách), đi học về đang tìm chỗ sang đường (gần chỗ đèn xanh đèn đỏ).
- 1 thanh niên đi xe máy (không đội mũ bảo hiểm), phóng xe từ nhà ra đường.
- Cả 3 người cùng đi qua sân khấu.
- Đến giữa sân khấu, HS nam đụng phải HS nữ, HS nữ ngã xuống sân khấu.
- Thanh niên đi xe máy đến, thấy thế rút điện thoại (cách điệu) gọi 111, 112, 116, ... nhưng đầu dây bên kia không ai trả lời (Anh ta lắc đầu- vứt điện thoại đi). Anh ta chay ra phía trước, phía sau để tìm cách gọi người đến giúp.
- 2 người cầm cáng cứu thương chạy vào; 1 người bác sĩ (cổ đeo ống nghe) , đặt ống nghe vào nghe nhịp tim ... Lắc đầu. Giơ chân nạn nhân lên bắt mạch ... hạ mạnh chân xuống.... vứt ống nghe ra nghe nhịp tim trực tiếp.. lắc đầu, xua tay...
Mọi người cùng đứng lại sân khấu.
Màn 2: 1 HS tuyên truyền:
Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Vừa rồi chúng ta đã được chứng kiến vụ va chạm gây chết người do vi phạm ATGT. Chỉ vì muốn nhanh một phút mà họ đã chậm cả đời phải không ạ!
Kính thưa Ban giám khảo, thưa toàn thể hội thi
Tai nạn giao thông hiện nay là một vấn nạn của toàn xã hội, Nhà nước đã bỏ ra biết bao công sức, tiền của vì vấn đề này: Luật an toàn giao thông đã đến từng ngưòi dân, được triển khai đến từng học sinh trong nhà trường. Thế mà tai nạn giao thông không mấy giảm xuống, mà vẫn còn bao cảnh tang thương, con lìa xa cha, vợ lìa xa chồng, ông lìa xa cháu......
Kính thưa quý vị và các bạn! Luật lệ đã biết nhưng mọi người không chịu ý thức, không chịu chấp hành thử hỏi tai nạn giao thông sao không xảy ra.
Và hôm nay đến với hội thi, chúng em có vài lời xin tự giới thiệu
Màn 3: Tự giới thiệu: Cả đội cùng vào đứng giữa sân khấu
Kim Đồng trường chúng em đây
Học hành chăm chỉ chẳng thua trường nào
Tham gia phong trào môn nào cũng giỏi
An toàn giao thông ta nên thực hiện:
Khi đi học về
Đi đúng vỉa hè
đi theo hàng một
đi theo mà hàng một (cả đội cùng đọc)
(một HS cầm biển đi theo hàng một đưa lên)
Đừng chơi dại dột
đùa nghịch trên đường
Muốn chuyển đổi phương
đưa tay ra trước
đưa tay mà ra trước (cả đội cùng đọc)
(một HS cầm biển chuyển đổi phương phải đưa tay ra trước đưa lên)
Không đi đường ngược
không bám đuôi xe
để khỏi bị chê
ai ai cũng nhắc
Đi đường đúng luật
để khỏi hiểm nguy
để khỏi mà hiểm nguy (cả đội cùng đọc)
(một HS cầm biển Đi đường đúng luật để khỏi hiểm nguy đưa lên)
Bạn ơi nhớ ghi
ngồi sau xe máy
bảo hiểm đội ngay
an toàn trên hết
an toàn mà trên hết (cả đội cùng đọc)
(một HS cầm biển an toàn trên hết đưa lên)
Cô thầy đã nhắc
cam kết đã ghi
nhắc nhở nhau đi
an toàn đúng luật
an toàn mà đúng luật (cả đội cùng đọc)
(một HS cầm biển đi đường an toàn đúng luật đưa lên bước vàogiữa ngồi thấp xuống, đồng một HS ở giữa cầm biển An toàn giao thông là không tai nạn đưa lên,cùng lúc tất cả đồng thanh đọc to chậm rõ): AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ KHÔNG TAI NẠN (cả đội cùng đọc)
Trường Kim Đồng
Thắng không kiêu
Bại không nản
Vui là chính
Học tập là quan trọng.
Kính chúc hội thi thành công rực rỡ!
Trên đây là kịch bản mà các bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho hội thi của mình, ngoài ra còn có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những tài liệu hữu ích về an toàn giao thông khác. Hay nếu bạn chưa hiểu về văn hóa giao thông thì cùng tham khảo chi tiết hơn qua bài viết Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông này nhé. Còn rất nhiều những bài viết hay và thông tin hữu ích, mời các bạn cùng tìm hiểu và lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình nhất.
Với những kiến thức vô cùng đa dạng, phong phú và sâu rộng về giao thông dựa trên hình thức thi trắc nghiệm và tự luận, cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai sẽ là sân chơi bổ ích cho các em học sinh để nâng cao hiểu biết và nhận thức về luật lệ giao thông.
Hội thi An toàn giao thông thường xuyên được diễn ra để giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về an toàn giao thông và chấp hành đúng luật giao thông. Tại hội thi, các đội sẽ tham gia dàn dựng tiết mục để góp phần tuyên truyền đến các em học sinh một cách hiệu quả nhất. VnDoc.com mời các bạn tham khảo mẫu kịch bản dự thi An toàn giao thông trong bài viết này.
Màn chào hỏi hội thi An toàn giao thông
Kịch bản hội thi An toàn giao thông
Cảnh 1: (Tiếng còi xe trên đường).
Bà Bình An ngơ ngác đi trên đường, vừa đi vừa nhìn xung quanh, miệng lẩm bẩm:
- Quái, không biết có phải đường này không nhỉ, mới mấy năm không về quê mà nhà cửa, phố xá thay đổi quá không thể nhận được. ( Quay sang vẫy nón hỏi: )
- Ơ này các bác ơi, về Thị trấn Thứa Lương Tài đường nào ấy nhẩy?
Nói đế: Cứ đi thẳng rồi rẽ trái là đến nơi.
- À, thế thì em nhận ra rồi . Thanks các bác nhé . Em về quê với ông lão nhà em đây. Gớm , mấy năm vào Miền Nam bế cháu cho thằng bố cả, hôm nay mới được về quê. Nhớ nhà quá, nhớ cả…..ông lão nữa. Thôi về nhanh kẻo ông ấy mong.
Cảnh 2: Mai đang đứng ở cổng trường đợi người đến đón:
Sao mãi không ai đến đón mình nhỉ.
(quay ra) A ông bà ơi! Cháu đây! ( chạy ra chỗ ông bà đỗ xe)
Bà Chát: Mai ơi, nhanh lên xe về không muộn cháu.
Mai: Thế mũ xe máy của cháu đâu ạ?
Ông Đốp: Ông bà đi ăn cỗ gần đây tiện thể vào đón cháu nên không mang theo mũ xe máy. Mà từ đây về nhà có một đoạn đường làm gì phải mũ với nón.
Mai: Cô giáo cháu bảo ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm. Không có mũ cháu không lên xe đâu!
Bà: Giờ này các thầy cô giáo về hết rồi không ai biết đâu, còn các chú công an ông đều quen biết hết không sợ gì. Lên xe về thôi cháu.
Mai: Đội mũ xe máy không phải để đối phó với mọi người mà để bảo vệ chính mình ông bà ạ.
Ông: (quát) Có lên xe không thì bảo. Ông cho mày đi bộ về bây giờ. Trứng mà đòi khôn hơn vịt à. Lên ngay!
(bà cắp cháu lên xe)
(Ông phóng xe rồ ga)
Cháu: Ông ơi, ông đi nhanh quá, cháu sợ lắm!
Ông: Sợ cái gì mà sợ. Cứ bám chặt vào! (vít ga phóng nhanh hơn).
Bà Chát: Chậm chậm thôi ông ơi, ông vừa uống rượu lại
Ô kìa! Có người dừng lại đi, dừng lại đi ông ơi.
Bà Bình An đột ngột qua đường (tiếng phanh xe) két….oành/ ối …ối
Bà Bình An: Ối giời, ối giời ơi…
Bà Chát: Cháu ơi, cháu có sao không? Ông Đốp, ông Đốp ơi, ông có làm sao không?
Cháu: Cháu không sao ạ.
Ông Đốp: Giập mất quả mông rồi bà nó ơi.
Bà Chát: Tôi đã bảo rồi mà ông có chịu nghe tôi đâu
Ông Đốp: Chỉ tại cái bà kia. Ôi cái xe…cái xe SH vừa mới tậu của tôi.
(vội vàng chạy lại chỗ cái xe) Trời ơi gương đi đằng gương, yếm đi đằng yếm còn gì là xe nữa.
(Sững sờ). Cái nhà bà kia (bà An sợ sệt lùi lại) đền ngay cái xe cho tôi. Bà làm hỏng xe của tôi.
Bà Chát: Đền ngay.
Bà An: Tại gì tôi, tại ông thì có, ông đâm xe vào tôi xước hết cả người lại còn….
Bà Chát: Tại bà.
Bà An: Tại ông.
Bà Chát: Tại bà….
Ông Đốp: Chả tại bà thì tại ai, đi sang đường chẳng nhìn gì cả lại còn già mồm, bà có muốn cãi không
Bà An: Ông ơi tôi xin ông, ông tha cho tôi, tôi làm gì có tiền mà đền.
Ông Đốp: Tôi không biết, bà muốn làm thế nào thì làm (xót xa) cái xe tôi vừa mới mua hơn 70 triệu đấy.
Bà An: Thế…. thế tôi phải đền ông bao nhiêu.
Ông Đốp: Hỏng nặng thế này bà phải đền tôi 2 chục triệu.
Bà An: (mắt trợn tròn, mồm lắp bắp) Hai…chục…triệu?
Ông Đốp: Đúng! 2 chục triệu. Sai thì phải đền chứ còn sao nữa.
Bà An (hát): Trời ơi tôi lấy đâu ra tiền, bây giờ tôi trót vi phạm luật giao thông đường kia cứ sang ngang. Chẳng nhìn vạch sơn hay nhìn quanh khi bước sang đường. Giờ đây xe vỡ, yếm tan, chẳng còn gương nữa. Ông bắt đền tôi ngần kia, thôi tan rồi mộng ước sum vầy.
Ôi khiếp người dân nghèo tôi lấy đau ra ngần ấy là tiền.
Ối giời cao đất dầy ơi! Ối thằng bố cả ơi là thằng bố cả ơi! Bu lấy đâu ra tiền mà đền cho người ta bây giờ! Tên là Bình An mà có được bình an đâu.
Bà An (đến gần ông Đốp, bà Chát, xuống giọng): Ông ơi, bà ơi, ông bà tha cho tôi đi, tôi quả thật là không có tiền.
Cháu: Ông ơi, hay bỏ qua cho bà ấy đi, trông bà ấy tội lắm.
Ông Đốp: Tha là tha thế nào. Ai sửa xe cho tôi
Bà An: Đây. Tôi còn có 200. Ông cầm tạm…
Ông Đốp: Bà nói thế nghe được à. Xe hỏng thế kia mà đền có 2 trăm sao. Đã vậy bà theo tôi vào đồn công an.( lôi xềnh xệch)
Bà An: giằng tay lại (đanh đá) Tôi nói cho ông biết nhá. Tôi đã hết lời xin mà ông vẫn định đưa tôi vào đồn. Đừng hòng. Đã thế thì….
Ông Đốp: Thì sao ?
Bà An: Đã thế thì tôi cứ nằm ở đây để giữ nguyên hiện trường . Bà con ơi, ông ấy đi xe máy đâm vào tôi đây này.
Cháu: Bà ơi bà dậy đi. Để cháu sẽ phân xử cho.
Ông Đốp: Mày bé tí thế thì biết gì mà phân với xử.
Cháu: Ở trường, cháu được các cô dậy luật giao thông rồi cháu biết mà.
Ông Đốp: Ồ thế nói ta nghe.
Cháu: Ông và các bà và cả cháu nữa đều vi phạm luật giao thông.
Bà An, bà Chát, ông Đốp: Làm gì có chuyện đấy!
Cháu: Bà An, bà phạm lỗi sang đường không đúng vạch quy định, không quan sát khi sang đường. Còn ông bà và cả cháu nữa tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, mà ông còn uống rượu nữa.
Ông Đốp: Đi có một đoạn đường làm gì phải đội mũ. Mà ăn cỗ thì phải uống rượu chứ.
(một nhóm hs đi tới): Bạn Mai nói đúng đấy ông bà ạ.
HS 1: Dù đi gần hay xa đã ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm.
HS 3: Ông đã uống rượu thì không được lái xe.
Ông Đốp: Ông biết mình sai rồi.
Cháu: May mà chỉ hỏng cái xe, mọi người an toàn như thế là tốt rồi. Theo cháu tất cả các mọi người đều phải rút kinh nghiệm. Ra đường phải chấp hành luật giao thông cho chúng cháu noi theo chứ ạ.
Bà An: Bà cứ tưởng luật giao thông là chỉ có đi về bên phải là đủ rồi. Lần sau bà sẽ chú ý hơn.
Ông Đốp: Nhưng này, sao cái gì các cháu cũng biết thế?
HS1: Các thầy cô dạy chúng cháu đấy ạ.
HS2: Các cô còn dạy chúng cháu cả văn minh giao thông nữa cơ. Trường chúng cháu ai cũng thực hiện tốt nên cả năm không có tai nạn giao thông xảy ra.
Ông: Thế văn minh giao thông như thế nào
(đọc vè)
Cháu: Cháu đã bảo ông rồi mà ông chẳng nghe lại còn mắng cháu.
Học sinh: Lần sau khi tham gia giao thông các ông bà nhớ thực hiện đúng luật giao thông nhé.
Ông Đốp, bà An, bà Chát: Cảm ơn các cháu, ông bà nhớ rồi.
Bà An: Thôi chào ông bà và các cháu nhé, tôi về với ông lão nhà tôi đây. Mọi người về, nhớ đi cẩn thận nhé. Không ai phạm lỗi để “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. (Mọi người cùng nói)