Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Câu thơ mở ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh cỏ non xanh mướt tới tận chân trời và hoa lê đang bắt đầu nở khi xuân sang. Bức tranh có sự hài hòa đến tuyệt diệu. Màu trắng tinh khôi của hoa lê hòa cùng với màu xanh non mỡ màng của cỏ. Không gian rộng lớn bạt ngàn ngút ngàn với những bãi cỏ “rợn chân trời” kết hợp với không gian thu nhỏ trên một cành hoa xuân. Tất cả gợi lên một sức sống tràn đầy, một bầu khí quyển trong trẻo, nên thơ, dịu nhẹ của tiết thanh minh. Xuân về khoác áo xanh cho cỏ, mặc áo trắng cho hoa. Cỏ và hoa bừng dậy sau giấc ngủ đông dài lạnh lẽo để rồi cỏ non nối tiếp chân trời xanh, và hoa lê bừng sắc trắng trên cành. Còn gì đẹp hơn thế, còn gì trong trẻo hơn thế! Câu thơ của Nguyễn Du làm ta chợt nhớ tới câu thơ của thi nhân Ức Trai ngay trước :
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
(Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên)
(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)
Cùng đặc tả màu xanh của cỏ nhưng mỗi thi nhân lại có cảm nhận rất khác nhau. Nếu đến với thơ Nguyễn Trãi, cỏ dưới làn mưa xuân giăng nhè nhẹ “xanh như khói” thì trong thơ của Nguyễn Du màu xanh của cỏ vẫn vẹn nguyên có cảm giác như cỏ nối liền chân trời tạo làm không gian được mở rộng tới vô cùng. Đó phải chăng chính là sức hấp dẫn của thơ ca, cùng viết một hình ảnh nhưng ở mỗi một bài thơ, qua những lăng kính nhìn khác nhau sẽ đem đến những cách cảm nhận riêng biệt, không trộn lẫn.
Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)
Câu thơ mở ra một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp có màu sắc, có đường nét đặc biệt lại có cả hương thơm. Đó là hương thơm của cỏ non “phương thảo”. Đó là màu xanh mướt của cỏ nối liền với trời xanh “liên thiên bích”. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa mới nở “sổ điểm hoa”. Câu thơ của Nguyễn Du rất gần với tứ của câu thơ này. Nhưng chúng có nét giống nhau chứ không hề đồng nhất. Nguyễn Du đã có những sáng tạo của riêng mình để đem lại sức hấp dẫn cho câu thơ của Truyện Kiều. Nếu như câu thơ cổ Trung Hoa chỉ miêu tả một cách đơn thuần: cành lê có một vài bông hoa thì câu thơ trong Truyện Kiều lại nhấn mạnh màu sắc của hoa “trắng điểm”. Ở đây tính từ “trắng” đã được động từ hóa, câu thơ không chỉ nói lên màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy. Câu thơ không hề tĩnh tại mà có tính chất động. Chúng ta không chỉ cảm nhận được một màu trắng tinh khôi của hoa lê mà còn dường như thấy được cả những mạch sống đang cựa mình trỗi dậy theo bước chuyển mình của mùa xuân. Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc. Chỉ đôi câu thơ nhưng cũng đủ cho ta thấy sự sáng tạo, sức bút kì diệu của thiên tài Nguyễn Du. Đó phải chăng chính là một trong những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của Truyện Kiều,Truyện Kiều của Nguyễn Du nằm ngoài sự “băng hoại” của thời gian.
Tục ngữ ca dao là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nền văn học Việt Nam. Ông cha ta từ xa xưa đã khuyên dạy chúng ta rất nhiều điều qua những câu tục ngữ đó. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên đúng đắn về sự kiên trì nhẫn nại được cha ông ta gửi gắm tới thế hệ sau.
Trước hết ta cần hiểu “sắt” là vật liệu cứng, khó mài mòn. Còn “kim” là vật dụng nhỏ, làm bằng sắt, thường dùng để may vá. Để có thể “mài sắt” thành “kim” là một công việc vô cùng khó khăn, thậm chí khó có thể làm được. Do đó, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa nếu như chúng ta kiên trì, cần mẫn mài sắt thì sẽ có thể tạo thành kim. Từ đó khuyên chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại khi làm việc thì nhất định sẽ đạt được thành công.
Ngay từ xa xưa, sự kiên trì nhẫn lại luôn là truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta quý trọng, hướng tới. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương gặp khó khăn nhưng vẫn kiên trì nhẫn nại và đã đạt được thành công. Tiêu biểu là tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký- một nhà giáo ưu tú được rất nhiều người quý mến, kính trọng. Khi còn nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai tay sau một trận sốt cao. Thế nhưng thầy vẫn mong muốn có thể đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Bởi vậy, thầy đã cần mẫn luyện viết bằng chân. Đó là một việc vô cùng khó khăn, rất nhiều lần thầy bị chuột rút đau đớn, bao lần muốn bỏ cuộc. Nhưng với tinh thần kiên trì nhẫn nại, ý chí quyết tâm đã giúp thầy tiếp tục chăm chỉ học tập, thầy đã thi đỗ Đại học, trở thành một giáo viên xuất sắc dìu dắt bao thế hệ học sinh.
Tại sao chúng ta phải có lòng kiên trì nhẫn nại? Bởi vì thành công được tạo nên từ muôn vàn khó khăn. Đó là quá trình gian khó cần đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, là sự cố gắng không ngừng nghỉ. Để đến với thành công, chắc chắn ai cũng phải trải qua những thất bại. Chính vì thế, chúng ta cần sự kiên trì nhẫn nại để có thể vượt qua những vấp ngã đó. Ví dụ như nhà bác học Thomas Edison để sáng tạo ra dây tóc bóng đèn cũng đã phải trải qua hơn 1000 thí nghiệm thất bại. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa to lớn của tinh thần kiên trì nhẫn nại. Giống như Bác Hồ cũng từng nói:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Kiên trì nhẫn nại là một đức tính tốt đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, tinh thần kiên trì nhẫn nại càng cần thiết hơn. Nó giúp chúng ta có trách nhiệm hơn đối với mỗi việc đang làm, giúp chúng ta có thêm ý chí nghị lực để hoàn thành công việc của mình. Ví như đứng trước một bài toán khó, một bài văn chưa biết hướng làm, sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta có quyết tâm tìm hiểu cách làm nó và giúp chúng ta cải thiện trình độ học tập của mình. Đó sẽ là tiền đề tốt đẹp cho thành công sau này. Người có tinh thần nhẫn nại chắc chắn sẽ có thể gây được thiện cảm cho những người xung quanh, được mọi người kính trọng, quý mến.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên sâu sắc, đúng đắn về tinh thần kiên trì nhẫn nại trong cuộc sống. Từ đó chúng ta phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, nhẫn nại khi làm bất cứ công việc nào. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể vượt qua những rào cản và đạt được thành công trong cuộc sống.
1. : Đoạn văn nói về sự giản dị của Bác Hồ trong cách ở , cách ăn ,mặc
Dẫn chứng là:
+ Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.
+ Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
+ Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
3 , Biện pháp liệt kê : Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
- Tác dụng : Cho thấy Bác sống một cuộc sống hết sức đơn sơ, giản dị, đạm bạc và bình dân.
4. Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị
Bài học về giản dị và tiết kiệm
Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ
Sự giản dị rơi nước mắt của Bác Hồ
Câu chuyện: Chú sang xông nhà cho Bác
Sự giản dị của Bác Hồ
câu thơ
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.
Một ngôi nhà đơn sơ nơi làm việc của Bác cũng nói lên được nhiều điều về một lãnh tụ. Và sau đó không lâu chúng ta được gặp lại từ đơn sơ này một lần nữa trong thơ Tố Hữu:
Làng Sen quê Bác đây rồi
Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui
Sông Lam nước chảy xanh trời
Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim
Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm
Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào
Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào
Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.
Hoặc:
Ba gian nhà trống, nồm đưa võng
Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.
(Theo chân Bác)
Sự đơn sơ ấy không chỉ là ngôi nhà ở Làng Sen, mà chính ngay giữa Thủ đô Hà Nội, nơi ở của một vị Chủ tịch Nước vẫn là một cốt cách thanh bạch, giản dị:
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
(Theo chân Bác)
Vừa qua, trong các cuộc thi kể chuyện Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ cơ sở đến quận, huyện, tỉnh thành…hầu như ở đâu cũng nhắc lại bốn câu thơ Tố Hữu viết về sự giản dị mà vĩ đại của Cụ Hồ:
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người toả sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.
(Sáng tháng năm)
Chế Lan Viên cũng là nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX, khối lượng tác phẩm rất đồ sộ và nhiều thể loại. Ông có khoảng 30 bài viết về Bác Hồ rất thành công. Có lẽ mọi thế hệ người Việt khó quên được bài thơ Người đi tìm hình của nước, khó quên được hình ảnh “viên gạch hồng” chống lại cả một mùa băng giá nơi xứ người trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (đã được Chế Lan Viên tái hiện lại trong bài thơ này). Ở một bài thơ khác của Chế Lan Viên, chúng ta gặp lại từ đơn sơ để diễn tả phẩm chất giản dị của cụ Hồ:
Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép
Manh áo chàm, Bác mặc quá đơn sơ.
Nói về sự giản dị của Người có rất nhiều bài thơ viết về chiếc áo vải, áo ka ki bạc màu, đôi dép lốp cao su... Trong trường ca Mặt đường và khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm viết:
Đôi dép của Người mòn vẹt gót
Người đã đi khắp ngả đường đất nước hành quân.
Cũng là đôi dép của Bác Hồ, nhưng nhà thơ Bằng Việt trong bài Gửi lòng con đến cùng cha lại thể hiện ở một góc độ khác:
Hành trang Bác chẳng có gì
Một đôi dép mỏng đã lì chông gai
Cho con núi rộng sông dài
Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.
Riêng Hải Như thì tâm tình:
Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ
Người quên Người dành hết thảy cho ta
(Chúng cháu canh giấc ngủ, Bác Hồ ơi…)
Trở lại với nhà thơ Chế Lan Viên, bằng sự cảm nhận tinh tế đầy trí tuệ, thi sĩ đã khái quát Hồ Chí Minh giản dị như một chân lý:
Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý
Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười
Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác
Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.
(Bác)
1. Nội dung : Đoạn văn nói về sự giản dị của Bác Hồ trong cách ở , cách ăn ,mặc
- Đoạn văn gợi em nhớ đến văn bản :" Đức tính giản dị của Bác Hồ "
2. Lời dẫn : Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.
- Cách tác giả trích dẫn lời nói đó là cách dẫn trực tiếp.
3. Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn :
+Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.
+ Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
- Nhà văn bộc lộ tình cảm yêu quý, kính trọng và nể phục, ngưỡng mộ trước lối sống giản dị của Bác
4. Biện pháp liệt kê : Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
- Tác dụng : Cho thấy Bác sống một cuộc sống hết sức đơn sơ, giản dị, đạm bạc và bình dân.
k cho mk nha
chúc trung thu vui vẻ
HT
1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều
2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
. - Nội dung của tám câu thơ: Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.
b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận
Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.
Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” (Sách Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục) 1(1,0). Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Giải thích nhan đề của văn bản có đoạn trích trên? 2(1,0). Đoạn trích trên là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Hãy dùng một câu văn để nêu rõ nhận xét của em về nhân vật ta trong đoạn trích trên. 3(3,0). Qua nội dung của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu văn theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ phẩm chất nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán, một lời dẫn trực tiếp (có chú thích). 4.(1,0)Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên câu sau: “Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
k cho mk nha
HT
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản:"Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm Ngô Gia Văn Phái( Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du,...)
Giải thích nhan đề: Ghi chép lại sự thống nhất đất nước của nhà Lê.
Câu 2: Đoạn trích là lời của vua Quang Trung nói với các tướng sĩ dưới quyền.
Trong hoàn cảnh quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta
Nhận xét: Vua Quang Trung là người có tài khích lệ quân sĩ chiến đấu vì nghĩa lơn; không những thế còn là người có mưu lược cầm quân, có tầm nhìn trông rộng và tài tiên đoánchính xác của một nhà quân sự có tài.
Câu 3: Viết đoạn văn:
Hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí đã tái hiện chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Hình ảnh vua Quang Trung hiện lên với những vẻ đẹp phi thường của một bậc đại tướng. Thông qua ngòi bút sinh động của nhóm tác giả họ Ngô , hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên vô cùng đẹp đẽ, phi thường. Đó là con người có hành động mạnh mẽ ,quyết đoán và có trí tuệ sáng suốt, sâu xa ,nhạy bén.Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long ông không hề nao núng mà quyết định thân chinh cầm quân đi ngay. Trong vòng một tháng ông đã liên tiếp làm nên nhiều chiến công, ông thu phục lòng dân và có danh nghĩa ra Bắc dẹp giặc. Bên cạnh đó, Quang Trung - Nguyễn Huệ còn là một người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.Mới khởi binh nhưng ông đã khẳng định được sự chiến thắng.Điều này Nguyễn Huệ đã khẳng định rằng ông thật sự là một tài năng quân sự ,một nhà mưu lược tài ba.Trong những cuộc chiến tranh phong kiến ở Việt Nam hiếm có một vị tướng nào tính toán thần tình và sâu xa đến vậy.Trong trận chiến với quân Thanh hình ảnh nhà vua hiện lên vô cùng oai phong, lẫm liệt! ông thân chinh cầm quân đóng vai trò là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự "cưỡi voi đi đốc thúc" ,xông pha tên đạn.Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy áo vải quân Tây Sơn đã đánh trận thật lẫy lừng. Những chiến công lẫy lừng của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc.
Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên câu sau:
“Chờ mười năm nữa, cho ta/ được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân
CN VN
mạnh, thì ta/ có sợ gì chúng?”
CN VN
Phải ghi tham khảo nha
Lưu Nguyễn hà An
Bạn lớp 4 thôi
1. Mở bài:
- Nói chuyện riêng là hành động xấu cần loại bỏ bởi đó là một đức tính xấu ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập của học sinh trong học đường…
2. Thân bài.
- Gọi tên: Nói chuyện riêng giờ học là rì rầm bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ, chuyện lớn lao… không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô đang giảng trên lớp.
- Biểu hiện: trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà chúng ta đang quan tâm. Cho dù những chuyện đó là nhỏ hay lớn đều được đem ra bàn luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức: viết giấy, hành động, cử chỉ.
- Nguyên nhân: Do ý thức kém, chưa chú ý học tập chưa chú ý vào vấn đề học tập, chưa coi việc học là việc quan trọng hàng đầu. Do học kém, do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo nói chuyện. Do tò mò thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích người khác chú ý đến mình, do thầy cô chưa nghiêm khắc hoặc xử phạt quá nhẹ với học sinh vi phạm.
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện riêng trong giờ học nhưng cho dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì việc nói chuyện riêng là một thói xấu đáng chê trách cần phải loại bỏ.
- Tác hại:
+ Mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng
+ Không hiểu bài giảng của thầy cô dẫn đến chán học, bỏ học, chơi bời lêu lổng
+ Ảnh hưởng tới người xung quanh, làm cho mọi người xung quanh có ấn tượng không tốt với mình
+ Hao tốn tiền bạc của gia đình là cho cha mẹ phải lo lắng
+ Ảnh hưởng đến quá trình giảng bài của thầy cô có thể thầy cô bị ức chế không thể giảng bài hay không thể truyền tải đủ lượng kiến thức như vậy học sinh mất đi lượng kiến thức.
- Biện pháp: Đây là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách
+ Cách 1: Rèn luyện về ý thức, xây dựng mục đích học tập đúng đắn khi đến trường
+ Cách 2: Quan tâm đến vấn đề thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài bằng cách hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+ Góp ý, phê bình với những bạn hay nói chuyện riêng. không những tập thể phê bình mà mỗi cá nhân trong lớp cũng phải có trách nhiệm phê bình, thầy cô phải xử phạt thật nghiêm khắc đối với những bạn nói chuyện riêng trong giờ, bị nhắc mà không sửa đổi.
- Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, tập trung vào học tập để hiểu kỹ, hiểu sâu kiến thức, muốn được như vậy thì ngay từ hôm nay chúng ta cần phải loại bỏ thói xấu này để không còn tồn tại trong ngôi trường học tập của chúng ta.
3. Kết bài:
- Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần phải loại bỏ, mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức vì môi trường học đường văn minh, vì tương lai tươi sáng của đất nước.
Nghị luận hiện tượng nói chuyện riêng - Mẫu 1
Hiện nay, khi mà đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế – xã hội và song song với đó chính là một sự phát triển về nền văn hóa, đó cũng chính là sự phát triển nền văn minh nước nhà. Ta có thể nhận định được ngày nay, những lối sống văn hóa, hay văn minh dường như cũng đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Tuy vậy nhưng ta thấy được đâu đó vẫn còn tồn đọng rất nhiều những hành vi không tốt đẹp. Đặc biệt là trong nhà trường, ta như thấy được trong giờ học thì hiện tượng học sinh nói chuyện riêng hay làm việc riêng trong giờ là một hiện tượng phổ biến. Nó dường như xuất hiện ở hầu hết các trường học và là một vấn đề rất lo ngại cho cả xã hội chúng ta hiện nay.
Đầu tiên ta phải hiểu được vấn đề nói chuyện riêng trong giờ học là một hành động như thế nào mà lại bị coi là một hành vi thiếu văn hóa? Khi nói chuyện riêng hay làm việc riêng trong giờ tức là họ – những người học sinh kia ngay trong giờ học làm những hành động không phải là học bài. Các em dường như có bàn bạc và thảo luận về những vấn đề từ nhỏ nhặt cho đến những chuyện lại rất “trọng đại, lớn lao” ko hề liên quan đến những bài học hay mà người giáo viên đang giảng dạy trên lớp. Trong lúc cô giáo đang giảng bài thì các bạn quay ra nói những câu chuyện riêng tư đời sống của mình chẳng hạn như “bộ phim hôm qua như thế nào?”, “Bạn có thấy kiểu tóc mới của mình hợp không?”,…Có vô vàn những câu chuyện vụn vặt không liên quan đến bài học của các bạn. Và khi chúng ta tập trung đến những câu chuyện được đánh giá là vô bổ đó, những câu chuyện không đi đến đâu cứ tràn lan mà làm cho các bạn mất đi lượng kiến thức cô giảng dạy trên lớp. Và điều đó thật đáng buồn bởi học sinh chúng ta đi học là để tiếp thu tri thức, tiếp thu tri thức là mục đích của việc ngày ngày bạn cắp cặp đến trường. Vậy mà bạn lại không tận dụng được nó, mà sao nhãng lãng phí vào những việc làm việc riêng trong lớp.
Có thể nói được rằng chính những cái việc bàn luận những sự việc như thế trong giờ học dường như đã trở thành những câu “chuyện thường ngày” nó được diễn ra ở hầu hết các trường học, lớp học ở nước ta. Đây thực sự là một điều đáng buồn biết bao nhiêu.
Để rồi, ta như thấy được rằng khi mà những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoặc chính họ cũng đã bỏ tất cả những kiến thức. Bỏ cả một lượng thông tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy. Quả thật lúc đó thì dường như mọi thứ nào chỉ có “họ làm họ chịu”. Đặc biệt hơn ta như thấy được ngay cả những người bạn ngồi xung quanh họ dù đang cố gắng học tập, ghi chép lại bài giảng thì dường như cũng phải bị ảnh hưởng một phần từ những tiếng ồn mà do những người làm việc riêng đã gây ra.
Khi được đánh giá trên tất cả những hành vi nói chuyện riêng hay làm việc riêng ngay trong giờ học có thể nói là một hành vi không hề có văn hóa một chút nào. Ta như thấy được rằng, cũng sẽ thật khó có thể chấp nhận dc khi nó được thực hiện bởi những người – những thế hệ được coi là chủ nhân tương lai của đất nước đã và đang học văn hóa trong trường lớp. Thông qua đây ta như thấy được hành vi này vô văn hóa ở chỗ những người thực hiện nó. Ta như hiểu điều đó tức là mỗi người học sinh đã không dành sự tôn trọng cho người đang truyền giảng kiến thức cho mình. Hơn nữa còn làm ảnh hưởng đến chính mình, chính những người xung quanh.
Xét một cách toàn diện, ta như thấy được chính những hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng. Có lẽ rằng chính chúng ta cũng như đã đánh mất đi tinh thần hiếu học của học sinh. Thêm một nguyên do đó là người truyền dạy kiến thức cũng cần phải có một bài giảng hấp dẫn để gây ra được sự chú ý của các em học sinh. Không thể khi mà người thầy không biết được truyền tải kiến thức mà học sinh lại chú ý nghe được. Các thầy cô hãy biết đa dạng hóa bài mình dạy để có thể thu hút các em.
Tất cả chúng ta hãy để hành vi vô văn hóa này sẽ phải triệt tiêu và loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi trường tri thức trường lớp thì trước hết. Ta như thấy được dường như mỗi người học sinh cần phải biết đến lòng tự trọng và chính các bạn dường như cũng cần phải xác định được mục đích học tập là gì để từ đó xác định được học tập như thế nào ở trong lớp học.
Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.
Nghị luận hiện tượng nói chuyện riêng - Mẫu 2
Học đường và các vấn nạn trong học đường luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Bởi học đường chính là nơi rèn luyện, xây dựng cho các em học sinh một hành trang vững chắc để bước chân ra cuộc đời. Mà hiện tượng học sinh nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học là một trong số đó. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc của tập của học sinh.
Học sinh, những người trẻ tuổi, những chủ nhân tương lai của đất nước. Mang trong mình những sứ mệnh to lớn, sau này sẽ gánh vác một phần giang sơn. Công việc đầu tiên của học sinh đó chính là học. Là trang bị những kiến thức cần thiết, để tương lai bước vào đời.
Chính bởi nhiệm vụ quan trọng như vậy, nên việc học đối với học sinh là một việc cực kì trọng đại. Nó quyết định con đường tương lai của người đó. Nếu một người không chịu khó học tập, tương lai sẽ khó có thể làm lên được sự nghiệp, công danh như mong muốn.
Mà nếu còn vướng vào những thói hư tật xấu làm ảnh hưởng tới quá trình học tập. Người ấy còn phải chịu nhiều hậu quả khác ở trong tương lai. Hiện tượng học sinh nói chuyện riêng, làm việc riêng đã dần phổ biến hơn trong lớp học. Nó là hệ lụy của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa nước nhà. Cuộc sống của con người trở lên đầy đủ hơn. Học sinh cũng phân biệt ra giàu nghèo nhiều hơn. Những bạn học sinh nhà có hoàn cảnh khá giả, thì chẳng ham mê gì học tập. Chỉ bởi vì sự bắt buộc của cha mẹ, làm cho những học sinh ấy phải đi học. Tạo ra cảm giác chán học trong học sinh, dẫn đến tình trạng mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học.
Hay là do sự phát triển của văn hóa giải trí. Công nghệ thông tin phát triển mạnh. Con người hòa nhập với thế giới một cách dễ dàng. Những thứ mà học sinh tiếp cận cũng rất nhiều, và hay hơn hẳn những bài giảng của thầy, cô. Cho nên những chủ đề mà học sinh đưa ra bàn luận trong lớp mới là điều mà học sinh thích thú, còn những bài giảng khô khan, làm cho học sinh trở lên chán ngán.
Nhưng không phải bởi vì có kinh tế, có đam mê thứ khác mà học sinh từ bỏ việc học. Chỉ tập trung vào làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học. Bởi mỗi con người sống trong xã hội cần vận động để có thể tồn tại. Cuộc sống luôn chuyển động không ngừng. Con người nếu không có kiến thức, kĩ năng cần thiết. Khi ra đời sẽ chẳng được ai đón nhận cả. Chính vì vậy, việc học chưa bao giờ là mất đi giá trị của nó.
Tình trạng nói chuyện riêng, làm việc riêng vẫn luôn diễn ra trong các lớp học. Điều ấy thể hiện những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa của học sinh. Bởi các em đang trong độ tuổi mới lớn, bước đầu hòa mình vào cuộc sống. Có rất nhiều thứ mới mẻ để các em tiếp cận. Vì vậy, các em quan tâm tới những việc xung quanh hơn bài giảng cũng là một điều dễ hiểu.
Cái chúng ta cần để cải thiện tình trạng này là việc làm sao cho học sinh hứng thú với việc học. Việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên, hay có những biện pháp phù hợp hơn là một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Thiết nghĩ, chính bản thân các bạn học sinh. Cần có một thái độ học tập tích cực, bởi các bạn nên biết rằng. Của cải vật chất chỉ là thứ bên ngoài, sẽ mất đi. Chỉ những kiến thức mà các bạn học tập được, mới là hành trang vững chắc nhất cho các bạn, trên bước đường tương lai của mình. Chỉ có làm chủ được kiến thức, mới có thể làm chủ được tương lai.
Hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp học, gây ra những hệ lụy rất xấu cho sự phát triển của học sinh. Đòi hỏi mỗi học sinh cần tự ý thức và trách nhiệm hơn với bản thân mình. Để có thể học tập cho tốt, cho giỏi. Để tương lai sau này góp sức mình vào việc xây dựng, làm giàu quê hương đất nước.\
HT
Chi mang tinh chat tham khao