K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Như chúng ta đã được biết, thuốc lá được ví như con dao vô hình giết chết người sử dụng lúc nào không hay. Thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất. Bình quân mỗi năm có tới hơn 7 triệu ca tử vong do thuốc lá và tới hơn 2 triệu người chết do hút phải khói thúc lá. Thuốc lá gây ra rất nhiều căn bệnh : ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim gay giảm tuổi thọ của những người hút nói riêng và của những người hút phải nói chung. Và để khắc phục tình trạng ấy, trên báo đã có rất nhiều bài viết nêu ra tác hại của thuốc lá và khuyên người dùng nên bỏ thuốc lá. Một số nhà y học còn sản xuất ra thuốc cai thuốc lá.... Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta nên biết đề phòng những lời cám dỗ, hạn chế sử dụng thuốc lá, tuyên truyền tác hại của thuốc lá bà khuyên mọi người không nên sử dụng. Nếu như trong nhà các bạn có thành viên sử dụng thuốc lá thì chúng ta nên khuyên năn, giải thích tác hại của thuốc lá và khuyên người ấy nên cai.

Tham khảo nhé !

Như chúng ta đã được biết, thuốc lá được ví như con dao vô hình giết chết người sử dụng lúc nào không hay. Thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất. Bình quân mỗi năm có tới hơn 7 triệu ca tử vong do thuốc lá và tới hơn 2 triệu người chết do hút phải khói thúc lá. Thuốc lá gây ra rất nhiều căn bệnh : ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim gay giảm tuổi thọ của những người hút nói riêng và của những người hút phải nói chung. Và để khắc phục tình trạng ấy, trên báo đã có rất nhiều bài viết nêu ra tác hại của thuốc lá và khuyên người dùng nên bỏ thuốc lá. Một số nhà y học còn sản xuất ra thuốc cai thuốc lá.... Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta nên biết đề phòng những lời cám dỗ, hạn chế sử dụng thuốc lá, tuyên truyền tác hại của thuốc lá bà khuyên mọi người không nên sử dụng. Nếu như trong nhà các bạn có thành viên sử dụng thuốc lá thì chúng ta nên khuyên năn, giải thích tác hại của thuốc lá và khuyên người ấy nên ca

 Cắt bớt từng câu 1 nha bạn

1 tháng 1 2022

Bạn hỏi từng câu thui nha bạn 😁

1 tháng 1 2022

 Tham khảo :

 Hiện tượng hút thuốc ở học sinh hiện nay đang tăng nhanh. Đó là câu nói rất quen thuộc của các cán bộ nhân viên nhà trường. Bên cạnh đó, không ít những bạn hút thuốc vì tâm lí đua đòi và học theo bạn bè và cũng có những bạn tìm đến thuốc lá như một giải pháp để giảm bớt căng thẳng, áp lực. Vô hình trung, các bạn đều chưa nhận thức đúng và đủ về tác hại của thuốc lá. Ôi! những bạn học sinh ngây thơ và dại dột. Chính hành động hút thuốc đó có thể tác động xấu đến tương lai của chính người sử dụng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Bởi vậy, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đồng thời là thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ hơn về điều này và tránh xa thuốc lá.

9 tháng 7 2023

Theo suy nghĩ của tôi, thói quên xấu là một vấn đề phổ biến trong một số bộ phận học sinh hiện nay. Thói quên xấu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sự thiếu quan tâm, lơ đễnh hoặc áp lực học tập quá cao. Đôi khi, học sinh có thể quên những việc quan trọng như làm bài tập, chuẩn bị cho bài giảng hoặc mang đồ dùng cần thiết đến trường.

Thói quên xấu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập và phát triển cá nhân của học sinh. Nó có thể gây ra sự mất cân đối trong việc quản lý thời gian và tạo ra áp lực không cần thiết. Hơn nữa, nếu không được giải quyết kịp thời, thói quên xấu có thể trở thành một thói quen xấu kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

Để khắc phục thói quên xấu, học sinh cần phải nhận thức về vấn đề này và thực hiện các biện pháp cụ thể. Một số phương pháp có thể áp dụng bao gồm lập kế hoạch, sử dụng hệ thống ghi chú, tạo ra nhắc nhở và thiết lập ưu tiên. Hơn nữa, việc tạo ra môi trường học tập tổ chức và hỗ trợ cũng có thể giúp học sinh vượt qua thói quên xấu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mỗi học sinh có thể có nguyên nhân và cách giải quyết riêng. Quan trọng nhất là học sinh phải nhận thức và cam kết thay đổi để vượt qua thói quên xấu và phát triển một thói quen tốt hơn trong quản lý công việc và thời gian.

9 tháng 7 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Tình trạng học vẹt là một tình trạng xấu diễn ra trong các lớp học hiện nay..)

Thân bài:

Bàn luận: 

Nêu khái niệm học vẹt?

Nguyên nhân dẫn đến học vẹt:

+ Do lười học

+ Do không hiểu sâu kiến thức

...

Tác hại của học vẹt:

+ Gây lên tình trạng ỷ lại, lười học...

+ Làm giảm chất lượng học tập

+ Khiến cho học sinh rỗng kiến thức sau khi thi

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Học vẹt để lấy điểm qua kì thi...

Mở rộng vấn đề:

Trái với học vẹt là gì?

Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng học vẹt?

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa quan điểm của em về học vẹt. 

_mingnguyet.hoc24_

28 tháng 12 2022

Tham khảo dàn ý sau và triển khai nhé: 

1. Mở bài

- Đại văn hào Nga Maxim Gorky đã từng quan niệm: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Tình thương chính là cái quý giá của con người; “nó làm cho người gần người hơn”; sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa. Thế nhưng, có một mặt trái đáng buồn trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang dần mất đi tình thương ấy để sống với lòng ích kỉ, bằng trái tim lạnh giá, chỉ nghĩ cho bản thân, lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Đó chính là thái độ sống vô cảm mà mọi người cho đó là “căn bệnh lâm sàng”.

2. Thân bài

a. Khái quát (Dẫn dắt vào bài)

- “Bệnh vô cảm” đã và đang trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển. Vậy, chúng ta hiểu gì về “ bệnh vô cảm”?

b. Giải thích: "Bệnh vô cảm" là gì?

- "Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

c. Thực trạng, biểu hiện:

- Bệnh vô cảm có những biểu hiện:

+ Thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những số phận của những người xung quanh mình. Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ "Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!" (Tố Hữu).

+ Thờ ơ với những vấn đề xã hội dù lớn, dù nhỏ, các phong trào, các sự kiện. Hằng năm, mọi người đều hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất. Khi mà toàn thể xã hội tham gia sự kiện một cách tích cực và hào hứng, nhất là thế hệ trẻ thì bên cạnh đó vẫn có những con người thản nhiên bật nhạc, bật đèn, bật tivi. Rõ ràng, đây là một cách thể hiện sự vô cảm, anh ta thờ ơ với những vấn đề lớn lao nhất, hoặc thậm chí là những vấn đề rất bình dị nhưng mà thật có ý nghĩa trong cuộc sống. Những phong trào hiến máu, tình nguyện, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, những vấn đề lớn lao của xã hội… thờ ơ, coi như đó không phải là chuyện của mình.

+ Thờ ơ trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, của con người. Một tấm gương học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, cố gắng vươn lên học giỏi, nhưng anh ta sẵn sàng bỏ qua, không để tâm đến, không biết ngưỡng mộ, và cảm phục. Trước một cảnh đẹp của thiên nhiên khiến mọi người phải xúc động, phải xao xuyến thì lại thờ ơ, coi như không có chuyện gì.

+ Thơ ơ với cái xấu, cái ác. Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ đi xem như đấy không phải chuyện của mình. Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trên hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ. Hoặc trông thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.

+ Thờ ơ với chính cuộc sống, tương lai của mình, “nước chảy bèo trôi”, đến đâu hay đến đó.

- Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Tôi thấy đau lòng và xót xa khi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một bé gái 2 tuổi bị xe tải cán và sau đó bị những người đi ngang qua bỏ mặc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thiên thần bé nhỏ này đã bị xã hội bỏ rơi và qua đời bởi chính sự thờ ơ, vô cảm của những con người không có tình thương và đạo đức.

d. Nguyên nhân:

- Do cách sống vị kỷ của mỗi con người, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.

- Do nhịp sống, guồng quay hối hả, đầy tốc độ của xã hội thời hiện đại. Mọi người cứ bị cuốn vào guồng quay với học tập, với phấn đấu, với lao động, với sự nghiệp mà nhiều khi chúng ta quên đi tất cả mọi điều xung quanh. Bởi vì nhiều khi không đủ thời gian, không đủ sức lực và tâm huyết để mình chú ý đến những vấn đề khác ngoài công việc.

- Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hóa”, văn hóa làng xã ngày một mai một dần, cái khái niệm gọi là “tắt lửa tối đèn” cũng mất dần đi.

- Một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước. Cho nên không cần phải phấn đấu, không cần phải bận tâm, mọi thứ đều đã được bố mẹ lo, cho nên anh ta thờ ơ với cuộc sống, tương lai của mình.

e. Tác hại, hậu quả:

- Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì vô cảm, mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức. Vì vô cảm, các quan chức nhà nước sẵn sàng giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, tư túi, tham ô tiền, đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong, chẳng còn ai lo cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Vì vô cảm, mà các thầy cô giáo – “kỹ sư tâm hồn” của học sinh sẽ đào tạo ra thế hệ học trò thiếu tri thức, trình độ và thậm chí cũng vô cảm giống như họ. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối họa vô cùng lớn cho xã hội!

f. Ý kiến đánh giá, bình luận:

- Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất màu mỡ để sinh sôi nảy nở như "cỏ mọc hoang" và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.

- Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người "Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ" (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm "nhiễm mặn", vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: "Thương người như thể thương thân". Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của "Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá". Thật buồn đau và thất vọng biết bao!

g. Bài học nhận thức và hành động:

Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp... Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

3. Kết bài:

Tình thương là cái quý giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành máu trắng. Trái tim mỗi con người cần được thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa.

23 tháng 3 2023

Từ hành động của cậu bé trong văn bản "Cậu bé và cây si già", chúng ta có thể suy nghĩ về sự vô cảm của một số học sinh hiện nay đối với môi trường xung quanh. Câu chuyện đã minh họa cho chúng ta cách một hành động nhỏ bé có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường và sự sống của các loài trong đó. Và đây là điều mà chúng ta cần nhận thức và chấp nhận.

Tuy nhiên, hôm nay, nhiều học sinh dường như đã bị lãng quên bản chất của vấn đề này, họ ít quan tâm đến môi trường và thiếu nhận thức về tác hại của việc xâm hại đến các tài nguyên thiên nhiên của chúng ta. Họ có thể chủ quan với các hành động nhỏ nhặt như vứt rác bừa bãi, sử dụng một lượng lớn nước trong khi đánh răng, tắm, hay đi lại bằng các phương tiện gây ô nhiễm.

Tuy nhiên, chúng ta đều có thể học lấy bài học từ câu chuyện về cậu bé và cây si già. Mỗi hành động, dù nhỏ bé hay lớn lao, đều có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống cho loài người. Chúng ta cần nhận thức và hành động để giải quyết vấn đề ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của chúng ta. Nếu mỗi người đều có tinh thần trách nhiệm và hành động tích cực với môi trường, thì chúng ta có thể tổng hợp được sức mạnh để cùng nhau chăm sóc và bảo vệ môi trường sống xung quanh.

8 tháng 5 2023

mẹ giống i hệt wed vừa trc :)))))))))))))