Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn vào trang này nè :
https://olm.vn/hoi-dap/detail/ 249164645345.html
mình có viết ở đó vô tham khảo xong rồi k đúng cho mình nhé !!!!!
Tham gia cuộc hội chẩn trực tuyến điều trị những ca bệnh nhân nặng của Hội đồng chuyên môn (Bộ Y tế) vào trưa 3/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, khẳng định người dân Việt Nam đều rất cảm ơn, tự hào về đội ngũ y, bác sĩ, những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch. Đồng thời yêu cầu ngành y tế tập trung cứu chữa, hạn chế tối đa trường bệnh nhân có diễn biến nặng, tử vong.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu ngành y tế tập trung cứu chữa, hạn chế tối đa trường bệnh nhân có diễn biến nặng, tử vong. |
Theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, hiện khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện này đang điều trị 5 bệnh nhân nặng. Trong đó, 3 ca đã có những tiến triển tích cực, không còn phải máy thở. Đó là 2 nam bệnh nhân người Anh đã âm tính nhiều lần với virus SARS-CoV-2 và nam bệnh nhân số 50, người Việt Nam đã hết sốt.
Tuy nhiên, trong số 2 trường hợp còn lại, nữ bệnh nhân là bác của bệnh nhân số 17, có kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần nhưng vẫn phải sử dụng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO).
Trường hợp còn lại là bệnh nhân số 161, quê Hưng Yên, 88 tuổi, mắc Covid-19 trong thời gian điều trị xuất huyết não tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai sang khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, nữ bệnh nhân này có xu hướng tổn thương phổi tăng hơn. Đến ngày 2/4, vẫn phải thở ô xy, mở nội khí quản, phải chuyển lên khoa Hồi sức tích cực và kết quả xét nghiệm gần đây nhất vẫn dương tính.
Nắm bắt tình hình tại cuộc hội chẩn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ tự hào và động viên khích lệ đội ngũ thầy thuốc đã dồn tâm sức tham gia phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân Covid-19. Phó Thủ tướng cho biết, trong phòng bệnh đã thực hiện rất tốt việc ngăn chặn, phát hiện, cách ly và khoanh vùng. Quy trình truy tìm, phát hiện người nghi ngờ mắc để cách ly đã được triển khai khẩn trương liên tục trong thời gian qua. Do vậy, ngành y tế không bị bất ngờ khi xảy ra ổ dịch lớn tại Bệnh viện Bạch Mai.
“Bên khối y tế dự phòng thì cố gắng không để có nhiều người mắc. Bên khối điều trị, cố gắng không để bệnh nhân trong tình trạng nặng. Nếu chuyển sang tình trạng nặng thì "còn nước còn tát", hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong. Nếu không có bệnh nhân Covid-19 tử vong thì đây không chỉ là niềm tự hào của ngành y tế, mà của cả đất nước. Qua theo dõi, đến hôm nay chỉ có 5 quốc gia, vùng lãnh thổ có số ca mắc Covid-19 như Việt Nam trở lên chưa có bệnh nhân tử vong.”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết.
Trước đó, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid 19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, các cấp chính quyền địa phương triển khai nhanh biện pháp phòng chống tại các bệnh viện trong cả nước, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lây nhiễm cho bệnh nhân, nhất là tại các bệnh viện lão khoa, khoa lão, viện dưỡng lão và trung tâm bảo trợ xã hội. Trong 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, sẽ có những ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận người dân. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng như các địa phương cần quan tâm hơn đến những người có hoàn cảnh khó khăn.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thực hiện giãn cách xã hội đang mang đến những kết quả tích cực trong việc khống chế dịch bệnh Covid-19 trên toàn quốc.
“Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực trong vòng 15 ngày (từ 1-15/4) rất kịp thời để hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Cách ly xã hội bản chất là giãn cách xã hội. Đây là biện pháp còn mới nên một số nơi chưa hiểu. Chúng tôi đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ để hôm nay có hướng dẫn cụ thể. Một số nước thường áp dụng biện pháp này khi số ca mắc trong ngày khoảng 50 trường hợp trở lên, nhưng Việt Nam áp dụng khi số ca mắc dưới 20 trường hợp/1 ngày là rất kịp thời”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.
Một thông tin tích cực tại cuộc họp, đó là Bộ Y tế cho biết, các doanh nghiệp trong nước đã may được trang phục bảo hộ phòng chống dịch bệnh Covid-19, chủ động được nguồn nguyên liệu khẩu trang y tế và đã sản xuất được khẩu trang chuyên dụng tương đương loại N95 nhập khẩu./.
Bạn tham khảo!
Virus Corona đang được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Vì thế mà việc phòng bênh và ngăn chặn loại dịch này lan rộng là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ luôn sẵn sàng làm việc để cứu đồng bào trong tình hình hiện nay. Mặc dù, trong môi trường làm việc của mình có chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đứng trước nguy hiểm đang cận kề mà họ vẫn dũng cảm để cùng chính phủ chiến đấu. Nên người ta mới có câu: ''Các y bác sĩ như những thiên thần''. Họ còn hơn cả sự cao đẹp của nghề mà họ làm nữa. Với phương châm: “Chúng tôi ra đường vì các bạn, mong các bạn ở nhà vì chúng tôi”. Ở đây muốn nói về những người vẫn phải việc, cống hiến lao động cho đất nước trong mùa dịch như là: các ý bác sĩ, người phục vụ trong khu cách ly, ... Và họ muốn những người dân cũng đồng lòng với họ để có thể hạn chế việc lây lan dịch bệnh. Muốn mọi người cùng hợp tác, hạn chế ra ngoài, nắm bắt thông tin nhanh để việc phòng chống dễ dàng và mạnh mẽ hơn. Đồng thời, mỗi người phải có ý thức tự phòng chống cho bản thân cũng như giữ sức khỏe cho cả một cộng đồng. Đừng hành động khi chỉ suy nghĩ cho bản thân.
Tôi đã chảy nước mắt vì thương bác sĩ! Vất vả quá! Tận tình quá! Chẳng một lời kêu ca! Tuyến đầu! Nói thì dễ! Nói thì nhẹ! Nhưng nếu ở đó không chữa được, thì thôi, không phải đi đâu nữa! Tôi đã từng nằm ở đó trong trận ốm thập tử nhất sinh của đời mình! Nằm đúng nơi nặng nhất! Và đã được cứu sống! Ban đêm, chính mắt tôi chứng kiến những ca trực bác sĩ không hề chợp mắt. Họ đã gọi bệnh nhân mở mắt như gọi người thân của mình. Tôi cũng tận mắt chứng kiến họ hối hả suốt đêm tìm mọi cách cấp cứu bệnh nhân. Cả kíp trực chạy dồn chạy dập. Nơi ấy, cũng là niềm hi vọng và nơi bấu víu cuối cùng của tất cả những ca khó khăn trên cả nước, bệnh viện nào gặp khó và cầu cứu là họ lại lên đường ngay! Thương lắm các y bác sĩ ơi! Hi sinh sự vất vả của mình vì đất nước! Cố lên ngành Y đáng kính đáng trọng ơi! Hãy kiên cường, cả đất nước cầu mong cho mọi người khỏe mạnh! Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng!
TYM HỘ MÌNH NHAAA!!!!
Bạn tham khảo
bài làm
Hiện nay dịch bệnh covid-1 ngày trở nên phức tạp .Cả đất nước đang chung tay trống dịch . Mà đứng đầu chiến tuyến ấy , là những y bác sĩ với màu áo trắng tinh khôi . Từ trước đến nay , hình ảnh của các bác sĩ với chiếc áo blouse trắng luôn giống với những thiên thần mang lại sức khỏe cho mọi người . Họ làm một nghề vất vả mà cao quý . Đặc biệt là khi dịch bệnh đến , họ lại phải chiến đấu ở tuyến đầu như những chiến sĩ kiên cường . Em rất yêu quý các y bác sĩ và luôn đồng cảm với những khó khăn mà họ phải chịu đựng . Em hi vọng mọi người cùng nhau chung tay vượt qua thời kì khó khăn nay , để ngày mai , chúng ta lại có một bầu trời tươi sáng .
k đúng cho mình!!!!
Tham khảo nha bn!!!
Nguồn : HOIDAP247
Trong cuộc phòng chống covid-19, người vất vả nhất là cấc y bác sĩ đang cố gắng chữa bệnh cho các bệnh nhân đã mắc phải. Nhưng các bắc sĩ cũng phải cẩn thận trong việc tiếp xúc với những người mắc bệnh. Để giúp cho cấc bác sĩ thì chúng ta ko đc chủ quan mà phải đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện như sốt, ho, khó thở, và phải rửa tay thường xuyên, gọi ngay cho các cơ sở y tế khi có những triệu chứng trên. Chúng t ở nhà vì các bác sĩ và cấc bác sĩ làm việc vì chúng ta. Vậy chúng ta tuyệt đối không được chủ quan
giờ dịch corona đang hoạt động còn rất mạnh . các y bác sĩ và y tá là nhưng người đầu tuyến chống dịch đã và đang ngày đêm ra sức chống dịch giải cứu cho những người ở đất nước của mình . họ không ngại ra đi để cứu người họ luôn chuẩn bị tâm lý kĩ càng để tiếp nhận những ca nhiễm mới . họ là những y bác sĩ dũng cảm họ luôn chăm sóc những người đang bị nhiễm virus covid - 19 . các y bác sĩ bây giờ không kém gì những anh hùng mình đồng da sắt dũng cảm dám đứng lên bảo vệ tổ quốc . còn những con virus như là giặc ngoại xâm đánh triếm cả địa cầu này là dành riêng cho virus . rồi bọn chúng cũng sẽ thất bại mà thôi các bác sĩ hãy cố lên .
Bạn vào đấy tham khảo nhé!!!
https://olm.vn/hoi-dap/detail/249164645345.html
mình viết trong đó nhé !!! Học tốt
Những người hùng nơi tuyến đầu chống dịch
Cuộc chiến chống dịch COVID-19 bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong hơn 3 tháng qua, với lời hiệu triệu “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, hiệp đồng chặt chẽ, đoàn kết, trách nhiệm sâu sát từ Trung ương đến tận tổ dân phố, thôn xóm, khu dân cư vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chống lại đại dịch COVID-19.
Phát huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, trong cuộc chiến này toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi chống dịch như "chống giặc”. Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy đó, không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19.
Có mặt để tận mắt chứng kiến công việc bộn bề của những “người lính áo trắng” mới thấu hiểu hết nỗi gian truân, sự hy sinh cống hiến của họ. Ở nơi tuyến đầu chống dịch, các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn hàng ngày túc trực 24/24, lao vào ổ dịch bất kể ngày đêm hoặc cả tháng chưa về đến nhà. Như chia sẻ của bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy “Chỗ có dịch bệnh là nơi mọi người chạy đi, còn nhân viên y tế lại chạy vào”.
Một điều dưỡng tại Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai bộc bạch "Chúng tôi không sợ dịch bệnh, nhưng chúng tôi chỉ lo là nếu về thì ai sẽ chăm sóc cho người bệnh đây”.
PGS.TS, Bác sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ: “Chúng tôi làm việc không có ngày nghỉ, trực 24/24 giờ để sẵn sàng đáp ứng những tình huống khẩn cấp. Nhiều hôm nửa đêm, vừa mới chợp mắt thiu thiu ngủ, nhận cuộc gọi khẩn cấp, cả Tổ công tác lại bật dậy bàn xử lý tình huống ngay”.
Hay như từ khi phát hiện ca bệnh trong 3 toà nhà chung cư ở Quận 2, TP Hồ Chí Minh liên quan đến ổ dịch ở quán bar Buddha, bác sĩ Trương Thành Trung, Trưởng Phòng Y tế Quận 2 cho biết, quận đã huy động toàn bộ nhân viên y tế mỗi ngày lấy từ 400-500 mẫu xét nghiệm. “Chúng tôi mỗi lần mặc đồ xét nghiệm vào không muốn cởi ra để đi ăn, thường xuyên nhịn ăn để làm cho xong vì có quá nhiều xét nghiệm gửi về, người dân lại luôn hối thúc kết quả. Có những hôm phải lấy cả đêm, chỉ kịp nghỉ ngơi chốc lát rồi bắt tay ngay vào công việc”, bác sĩ Trung chia sẻ.
Bác sĩ Lưu Nguyên Thắng, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chia sẻ, thời gian qua, không chỉ riêng anh mà các đồng nghiệp trong Khoa đều phải làm việc liên tục, cường độ cao gấp 3 lần so với những ngày thường. Đặc biệt, dịch xảy ra trong thời điểm Tết Nguyên đán, hầu như cán bộ của Khoa không có Tết, ngày đêm họ cuốn vào guồng quay của công việc, sẵn sàng ứng trực, để thời gian sum họp với những người thân, gia đình ở lại phía sau.
Còn với Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đến nay, những “chiến sĩ áo trắng” luôn trong tình trạng “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”. Hơn 1.000 cuộc gọi tới mỗi ngày khiến cho các nhân viên trực tại đây hiếm có một bữa cơm trọn vẹn.
Ngày thường, các bác sĩ vốn đã rất bận, nhưng trong mùa dịch vừa điều trị cho các bệnh nhân cũ, vừa phải tiếp nhận các ca cấp cứu mới. Bên cạnh đó còn kiêm thêm nhiệm vụ trực, đo thân nhiệt, nhắc nhở, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà đeo khẩu trang, rửa tay sát trùng. Có những y, bác sĩ, nhân viên y tế kiêm nhiệm vụ khuân vác, phân phối hàng hóa…
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đang là một trong bệnh viện chủ công trong tuyến đầu điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. Với đặc thù của một cơ sở y tế tuyến đầu về bệnh truyền nhiễm, công việc quá tải, làm việc liên tục không có ngày nghỉ là điều đã quá quen thuộc với "người lính áo trắng" nơi đây, thậm chí lây nhiễm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Song, không vì thế mà họ nản lòng. 2 bác sĩ tại Khoa Cấp cứu trong quá trình điều trị cho bệnh nhân đã bị nhiễm COVID-19, chúng ta mới thấy áp lực và căng thẳng của các nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch là như thế nào. Nhưng với họ, tự động viên nhau, nhân viên y tế nhiễm bệnh là chuyện không may.
Biết rằng lạc quan của đội ngũ y, bác sĩ là thế, nhưng mà trong guồng quay của dịch bệnh bác sĩ, y tá và những người phục vụ đã không chỉ vất vả hơn về công tác chuyên môn mà bản thân họ còn phải tập trung cao độ, không có sai sót nào để tránh lây nhiễm chéo cho những người xung quanh. Còn trong tình cảnh họ điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19, họ được tính là F1, vì vậy phải cách ly tuyệt đối, gần như không tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt không được về nhà. Vì thế, nhiều y bác sĩ không thể có một “nụ hôn” với đứa con thơ, không có câu chuyện vui đùa với con nhỏ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già…
Với bác sĩ Quách Duy Cường, Khoa Vi rút - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương gần 1 tháng nay đã không về nhà mà ở lại bệnh viện cùng các đồng nghiệp của mình chữa bệnh cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Điều đó đồng nghĩa với việc gần 1 tháng nay anh không được gặp vợ và cô con gái bé bỏng 16 tháng tuổi, Chelsea. Hàng ngày, cả nhà chỉ còn cách "gặp nhau" và gửi những nụ hôn qua màn hình điện thoại.
"Mỗi ngày, ba cùng các cô chú đồng nghiệp ở đây đều có rất nhiều việc phải làm. Nhưng khi kết thúc tất cả công việc, ba cùng các cô chú cũng thường chỉ nói về những chuyện vui, không ai nói về sự mệt mỏi hay lo lắng. Tất cả chỉ tiếp tục cố gắng làm thật tốt công việc của mình. Con biết để làm gì không Chelsea? Để các cô chú bị ốm sẽ được quay trở lại cười nói thật khỏe mạnh!", đây là những lời trong bức thư của bác sĩ Cường gửi cho cô con gái bé nhỏ của mình.
Như bác sĩ Cường, chắc chắn còn có hàng trăm, hàng nghìn y bác sĩ cùng với hàng ngàn chiến sĩ đang thầm lặng căng mình chăm sóc, chữa chạy cho bệnh nhân nhiễm COVID-19, phục vụ hàng chục ngàn người cách ly tập trung.
Ở Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có 39 bệnh nhân mắc COVID-19, khối lượng bệnh nhân nhiều nên đội ngũ y, bác sĩ trong khoa phải chia làm 2 tốp, mỗi tốp có 3 bác sĩ, 8 điều dưỡng để đổi ca làm việc. Mỗi tốp làm 14 ngày rồi lại nghỉ để tự cách ly, hết thời gian cách ly lại "chiến đấu" tiếp chứ đâu được về nhà.
Bác sĩ Chuyên khoa II Đỗ Thị Phương Mai, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cho biết, cả tháng trời bệnh viện cách ly cùng người bệnh. Đặc biệt, khi dịch bệnh bước sang giai đoạn 2 từ đầu tháng 3, chị và nhiều đồng nghiệp khác khoảng 1 tháng nay không về nhà, ở liền trong bệnh viện. Một phần vì bệnh nhân, phần dù nhớ con nhỏ nhưng về lại sợ lây bệnh sang con, sang người nhà...
Còn đối với những cán bộ y tế dự phòng, họ không đối mặt trực tiếp với loại vi rút mới này như những đồng nghiệp chuyên điều trị, thu dung bệnh nhân, nhưng họ mang sứ mệnh nặng nề khi trở thành “lá chắn thép”. Họ “đến từng nhà, rà từng xóm”, phải tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngàn người để sàng lọc, chẩn đoán được “kẻ thù”, đâu có thể biết rằng những “kẻ thù” đó đang ẩn nấp trong bóng tối đó luôn rình rập đem đến sự nguy hiểm cho họ…
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, Phó khoa Xét nghiệm sinh học lâm sàng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh chia sẻ, để có được những mẫu bệnh phẩm chuyển về phòng thí nghiệm tìm virus corona, ngoài việc đến các khu cách ly, những nhân viên, kỹ thuật viên lấy mẫu xét còn phải ngày đêm gồng mình trong bộ đồ bảo hộ kín mít đến tận nhà lấy mẫu bệnh phẩm. Việc lấy mẫu vô cùng khó khăn, nguy cơ phơi nhiễm rất lớn. Có một kỷ niệm đáng sợ của nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm trực tiếp tại sân bay là cứ hễ đưa que lấy dịch mũi là người này chuẩn bị hắt hơi trực diện vào nhân viên xét nghiệm…
Gian khó, nguy hiểm luôn rình rập là vậy nhưng “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào, kiều bào về nước và cả những người mang quốc tịch nước ngoài…
Dù cuộc chiến chống lại dịch bệnh còn chông gai, con đường đi còn nhiều gian khó, tính mạng các “chiến sĩ áo trắng” đang rình rập và những hy sinh, thiệt thòi đó là để giúp chúng ta kiểm soát được tình hình dịch bệnh, an toàn cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Vì vậy, đến thời điểm này, nước ta chưa có trường hợp nào tử vong do COVID-19 gây ra, ngoài ra số lượng người mắc COVID-19 ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với nước. Trong cuộc chiến chống đại dịch Việt Nam còn là điểm sáng trên toàn cầu, được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao Việt Nam.
Có được kết quả như vậy, là sự hy sinh, nỗ lực quên mình của những “chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng. Dân tộc sẽ ghi nhận sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến "chống giặc” COVID-19 vô hình này. “Người dân Việt Nam đều rất cảm ơn, tự hào về đội ngũ y, bác sĩ, những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch. Việc điều trị thành công các ca bệnh, chưa để xảy ra trường hợp tử vong không chỉ là niềm mong mỏi, niềm tin, sự tự hào của Ngành Y tế Việt Nam mà còn niềm tự hào của dân tộc Việt Nam” như lời Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng bày tỏ.
"Lá chắn thép" bảo vệ sức khỏe nhân dân