K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2022

Bài thơ lào

11 tháng 4 2022

thơ đâu bạn ơi

trong bài thơ lào hở bn

2 tháng 9 2023

Nhà thơ trong bài "Bạn đến nhà" truyền tải tâm trạng của mình thông qua những câu thơ sâu lắng và tình cảm. Từ ngữ và hình ảnh trong bài thể hiện sự háo hức, vui mừng và hạnh phúc khi bạn đến thăm nhà. Nhà thơ có thể cảm nhận được niềm vui và sự ấm áp khi có bạn đến, và tâm trạng của nhà thơ trở nên tươi sáng và phấn khởi.

24 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.

22 tháng 2 2020

Đoạn văn đạt các yêu cầu sau:

- Hình thức: 7-9 câu, chứa ít nhất một câu nghi vấn.

- Nội dung: Khổ cuối bài thơ Nhớ rừng thể hiện khao khát tự do của con hổ. Trước thực tại đầy chán ghét, có khi đã bị rơi vào bất lực nhưng mãnh chúa quyết không chịu khuất phục vẫn không nguôi niềm khao khát tự do. Đoạn kết như một lời nhắn gửi đầy bi tráng của chúa sơn lâm với nước non hùng vĩ. Dù thân này bị cầm cố trong cũi sắt nhưng khát vọng tự do thì mãi mãi bay bổng. Ta vẫn luôn nhớ về nơi ta ngự trị, thênh thang vùng vẫy, ta ôm giấc mộng ngàn to lớn, vẫn thiết tha với tiếng gọi rừng xanh - tiếng gọi tự do "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"