K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2023

Bài ca dao này thể hiện sự tình cảm và tình yêu thương của tác giả dành cho làng quê. Em cảm nhận được sự thanh bình và tươi mát của làng quê thông qua hình ảnh lũy tre xanh và sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. Cảnh vật bên bờ vải nhãn hai hàng và sông cá lội từng đàn tung tăng càng làm cho làng tôi trở nên sống động và đáng yêu hơn.

Bài tập1. Trên trời có đám mây xanh Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.2.. Rủ nhau xem cảnh Kiếm HồXem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc SơnĐài Nghiên, Tháp Bút chưa mònHỏi ai gây dựng nên non nước này?3. Làng tôi có lũy tre xanhCó sông Tô Lịch uốn quanh xóm làngBên bờ vải...
Đọc tiếp

Bài tập

1. Trên trời có đám mây xanh Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

2.. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

3. Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng

Bên bờ vải nhãn hai hàng

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng

 

1.Mỗi bài ca dao trên gồm có mấy dòng ?( 2 đ )

2.Mỗi dòng gồm có mấy tiếng ? môi bài thơ gồm mấy câu ? ( 2 đ)

3.Hãy xác định cách gieo vần ? Cách ngắt nhịp trong bài thơ (3 đ)

4 Địa danh nào được nhắc đến trong bài ca dao thứ 2 ?( 1,5)

5. Xác định thể thơ được sử dụng trong những bài ca dao trên

0
28 tháng 12 2021

giúp mk với mk với mk đang cần gấp

 

11 tháng 5 2021

tk

 Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm.
11 tháng 5 2021

tk 

 

Con sông ở quê em là một con sông trong và sạch. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Mặt nước mênh mông vẫn lặng lẽ dõi theo từng dòng chảy. Thi thoảng, từng chú cá bông lại quẫy nhẹ dưới dòng nước mát lành. Vì nó đã gắn bó với em rất lâu nên em coi con sông này như là một người bạn thật vậy. Vào buổi sáng, mỗi khi ông Mặt Trời thức giấc, từng vầng hồng rạng rỡ mọc lên ở phía đằng đông, dòng sông sáng bừng lên dưới những ánh ban mai, ánh sáng ở dưới nước lúc này lấp lánh như là những viện kim cương vậy. Em rất yêu con sông quê em

26 tháng 2 2022

Bạn tham khảo:

Nguồn: vndoc.com

Em đã từng được đọc nhiều câu chuyện cổ tích hay, về nhiều nhân vật tài năng, tốt bụng. Trong đó, em ấn tượng nhất là nhân vật Thạch Sanh. Em yêu thích Thạch Sanh vì anh rất tài giỏi, tinh thông nhiều môn võ thuật và cả phép lạ. Nhưng hơn hết, chính là lòng nghĩa hiệp, thương người của anh. Những lần thấy người bị nguy nan (công chúa, con trai vua Thủy Tề) anh liền không ngần ngại giúp đỡ. Chính vì vừa có tài năng, vừa có tấm lòng nhân hậu như vậy, nên Thạch Sanh đã trở thành hình mẫu người anh hùng lý tưởng trong lòng em.

Cụm danh từ: người anh hùng

Tham khảo

Thạch Sanh - nhân vật chính của câu chuyện cổ tích cùng tên. Anh sinh ra với một trái tim tràn đầy tình yêu thương con người. Luôn sẵn sàng chiến đấu, cứu giúp người khác mà không chút nghĩ đến bản thân. Chỉ bằng sức của mình, Thạch Sanh đã tiêu diệt được chằn tinh ăn thịt giết bao người. Giết được đại bàng giải cứu công chúa. Lại còn cứu được con trai vua Thủy Tề bị nhốt trong lồng. Chàng làm nhiều việc tốt như vậy, nhưng chẳng đòi hỏi và cũng chẳng nhận bất cứ đồng tiền nào cả. Chính điều đó, khiến hình ảnh chàng Thạch Sanh cao lớn, vĩ đại đến kỳ lạ trong lòng em.

Tham khảo:

Ca dao là thể loại được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Để nói về công ơn của cha mẹ (tg) thù không thể không kể đến câu ca dao trên. Để thể hiện rõ nét được công lao lớn lao của cha mẹ tác giả (tg) đã sử dụng biênh pháp tu từ so sánh. Tác giả so sánh công cha như núi Thái Sơn, một trong năm ngọn núi cao nhất ở TQ. Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công lao cao cả không thể đo đếm được của cha. Còn (tlk) ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, giọt nước đó luôn luôn chảy quanh năm, dù nhỏ giọt nhưng không bao giờ ngừng. Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la, không giới hạn. Vậy (tlk) chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ.  Đạo làm con là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lý đạo đức xã hội. Con đường ấy là "thờ Mẹ, kính Cha".  Để đền đáp công lao to lớn đó, mỗi chúng ta không phải chỉ cần thờ Mẹ, kính Cha khi cha mẹ đã mất. Chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống. Phải luôn vâng lời cha mẹ, sống đúng đạo nghĩa làm tốt những bổn phận người con. Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó.

CÂU 1 : ( 3 . 0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thốn . Dưới bóng tre của ngàn xưa , tháp thoáng mái đình mải chùa cổ kính . Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đới . Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà , dụng cửa , vỡ ruộng , khai hoang . Tre ăn ở với người , đời đời ,...
Đọc tiếp

CÂU 1 : ( 3 . 0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau : Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thốn . Dưới bóng tre của ngàn xưa , tháp thoáng mái đình mải chùa cổ kính . Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đới . Dưới bóng tre xanh , đã từ lâu đời , người dân cày Việt Nam dựng nhà , dụng cửa , vỡ ruộng , khai hoang . Tre ăn ở với người , đời đời , kiếp kiếp . ” . | ( Trích Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6 - Tập hai , NXB Giáo dục ) a . Nêu nội dung chính đoạn trích trên . ( 1 . 0 điểm ) b . Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong câu : “ Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản , xóm , thôn ” . ( 1 . 0 điểm ) c . Viết từ 2 đến 3 câu nêu suy nghĩ của em về hình ảnh cây Tre của làng quê Việt Nam . ( 1 . 0 điểm ) CÂU 2 : ( 2 . 0 điểm ) Ca dao có câu : “ Một cây làm chẳng nên non , Ba cây chụm lại nên hòn núi cao . ” Viết đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 câu ) nêu suy nghĩ của em về câu ca dao trên . CÂU 3 : ( 2 . 0 điểm ) Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh sum họp của gia đình em vào buổi

0
Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,...
Đọc tiếp

Ngữ văn 6 Bài 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ân hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. 1. Đoạn văn trên nằm trong đoạn trích nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? 2. Văn bản chứa đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nhận biết ngôi kể? 3. Tóm tắt nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn? 4. Tìm những hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên? Phân tích cấu tạo của những hình ảnh so sánh vừa tìm được? 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau – vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phó từ, một hình ảnh so sánh (Gạch chân và chú thích) Bài 2 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu sau: 1. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) 2. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ - Trần Quốc Minh)

0
Các cậu làm nhanh giúp tớ,sắp toi rCâu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“...Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi vềNăm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cánước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóngtrắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng...
Đọc tiếp

Các cậu làm nhanh giúp tớ,sắp toi r

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về
Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá
nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng
trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước
dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng
lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng
bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù
và khói sóng ban mai...
(Trích Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi)
a.Ghi ra một câu văn có chứa phép so sánh trong đoạn trích trên. Phân tích tác
dụng của phép so sánh đó.
b. Viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức
tranh thiên nhiên được tác giả khắc hoạ trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn của em có hai
phó từ ( yêu cầu gạch chân).

0