Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức.Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.
Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng.
Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh cần phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác…; học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân học sinh nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…
Chỉ khi nào mỗi người phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.
hoạt động trải nghiệm rất bổ ích mình học lớp 4 như thế mình chưa biết làm bài này đâu.
Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta sự hiểu biết, cái nhìn bao quát và đi đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống. Con người có đôi mắt để nhìn đời phân biệt đục-trong, phải-trái, đúng-sai… Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá mọi việc bằng đôi mắt của mình, có khi chúng ta sẽ mắc phải những sai lầm. Suy nghĩ khác, góc nhìn khác giúp ta có cái nhìn toàn diện về sự vật, hiện tượ Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta sự hiểu biết, cái nhìn bao quát và đi đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống. Con người có đôi mắt để nhìn đời phân biệt đục-trong, phải-trái, đúng-sai… Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá mọi việc bằng đôi mắt của mình, có khi chúng ta sẽ mắc phải những sai lầ ng. Nó còn giúp ta tránh được lối suy nghĩ thiển cận , phiến diện và bồi dưỡng cho ta tri thức mới mẻ. Biết suy nghĩ khác biệt tạo nên tính năng động trong tư duy. Đó chính là cơ sở và động lực để con người sáng tạo và thành công. Steve Jobs đã không ngần ngại suy nghĩ về một sản phẩm khác biệt trong nhiều năm. Cuối cùng ông đã tạo ra được chiếc Iphone huyền thoại. Harland Sanders đến gần cuối cuộc đời mới nhận ra sự khác biệt của món gà rán do ông sáng tạo và gặt hái thành công lớn sau bao năm tháng vất vả. Tất cả là nhờ có điểm nhìn khác biệt, suy nghĩ khác biệt. Như vậy, để nhận định vấn đề một cách đúng đắn, chúng ta phải thay đổi góc nhìn, phải đặt mình vào vị trí của mọi người đến tìm hiểu mọi việc một cách toàn diện hơn. “Không có gì tầm thường trên thế giới. Tất cả đều phụ thuộc vào góc nhìn”.
Từ in đậm là từ Hán Việt.
Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta sự hiểu biết, cái nhìn bao quát và đi đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống. Con người có đôi mắt để nhìn đời phân biệt đục-trong, phải-trái, đúng-sai… Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá mọi việc bằng đôi mắt của mình, có khi chúng ta sẽ mắc phải những sai lầm. Suy nghĩ khác, góc nhìn khác giúp ta có cái nhìn toàn diện về sự vật, hiện tượng. Nó còn giúp ta tránh được lối suy nghĩ thiển cận, phiến diện và bồi dưỡng cho ta tri thức mới mẻ. Biết suy nghĩ khác biệt tạo nên tính năng động trong tư duy. Đó chính là cơ sở và động lực để con người sáng tạo và thành công. Steve Jobs đã không ngần ngại suy nghĩ về một sản phẩm khác biệt trong nhiều năm. Cuối cùng ông đã tạo ra được chiếc Iphone huyền thoại. Harland Sanders đến gần cuối cuộc đời mới nhận ra sự khác biệt của món gà rán do ông sáng tạo và gặt hái thành công lớn sau bao năm tháng vất vả. Tất cả là nhờ có điểm nhìn khác biệt, suy nghĩ khác biệt. Như vậy, để nhận định vấn đề một cách đúng đắn, chúng ta phải thay đổi góc nhìn, phải đặt mình vào vị trí của mọi người đến tìm hiểu mọi việc một cách toàn diện hơn. “Không có gì tầm thường trên thế giới. Tất cả đều phụ thuộc vào góc nhìn”.
Chú thích: Từ Hán Việt là từ ngữ được in đậm trong đoạn văn.
Tham khảo:
Khi nhìn nhận bất kì một vấn đề gì, chúng ta nên nhìn nhận nó từ nhiều góc độ khác nhau. Bởi vì thế giới của chúng ta là một thế giới đa chiều - nơi mà mọi sự việc, mọi vấn đề đều có nhiều khía cạnh chìm nổi. Nếu chỉ nhìn từ một chiều thì ta khó mà đánh giá đúng, đủ về vấn đề đó. Hơn cả như thế, việc nhìn nhận đa chiều về vấn đề còn giúp ta có thể tìm được nhiều giải pháp, hướng đi hơn. Từ đó có thể thoải mái lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Nó tựa như một bài toán. Thật hiếm khi bài toán chỉ có một cách giải. Vì vậy, mỗi học sinh, với góc độ nhìn nhận của mình sẽ tìm ra một cách giải. Điều này cũng giống như khi ta gặp một sự việc nào đó ở trong cuộc sống. Nhìn thấy một bạn học sinh ngồi trên ghế xe buýt không nhường cho cụ già bên cạnh. Một số người cho rằng bạn ấy không có tình thương, nhưng thật ra chiều nay bạn ấy vừa bị ngã ở lớp, cổ chân sưng to nên đứng dậy rất khó khăn. Và còn rất rất nhiều tình huống khác nữa, đòi hỏi chúng ta phải biết quan sát, nhìn nhận một cách đa chiều và nhiều góc độ để đưa ra cách ứng xử phù hợp.
→ Từ Hán Việt: vấn đề, đa chiều, sự việc, giải pháp, phương pháp, phù hợp..
Từ bài viết trên, em rút ra được bài học gì về việc viết bài văn trình bày ý kiến về mộthiện tượng trong đời sống?
Hiện tại thì, làm việc nhóm là một phần rất thiết yếu trong cuộc sống. Chúng ta làm việc cùng rất nhiều người mỗi ngày. Đồng nghiệp là một người mà chúng ta làm việc và chia sẻ nhiệm vụ cùng nhau. Theo quan điểm của tôi thì những tính cách quan trọng nhất của một người đồng nghiệp là những điều sau. Thứ nhất, một tính cách quan trọng là sự tin cậy. Vì chúng ta thường có nhiều vấn đề trong công việc, thật tốt khi có ai đó để giúp đỡ mình. Một người đồng nghiệp có thể tin tưởng có thể giúp đỡ chúng ta với những vấn đề mà chúng ta không giải quyết được. Nếu chúng ta nghỉ làm, họ có thể hỗ trợ những việc chúng ta đang làm dở và quyết định đúng đắn khi không có chúng ta. Một tính cách khác là trách nhiệm. Thực tế, không ai muốn làm việc cùng một người đồng nghiệp vô trách nhiệm. Sẽ là một ác mộng nếu đồng nghiệp không làm gì và để bạn gánh vác tất cả mọi việc. Nói cách khác, một đồng nghiệp có trách nhiệm là người không chỉ làm việc của họ mà còn giúp đỡ bạn khi họ hoàn thành công việc. Một đồng nghiệp có trách nhiệm có thể giúp đỡ người khác làm việc hiệu quả bằng việc giúp đỡ ngoài việc họ đã hoàn thành. Tóm lại, như tôi đã nêu ra, một người đồng nghiệp cần phải tin cậy và trách nhiệm. Một người đồng nghiệp sở hữu những tính cách này chắc chắn sẽ giúp nâng cao tiến độ công việc và lợi ích cho đồng nghiệp.
Trong thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức.Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.
Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng.
Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh cần phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác…; học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân học sinh nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…
Chỉ khi nào mỗi người phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.