Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường mình kiểm tra 90' cơ
Đề này:câu1:đọc chuyện TRÍ KHÔN CỦA TA ĐÂY và trả lời câu hỏi:
-Truyện có bn nhân vật
-Phương thức biểu đạt chính là j
-Ý nghĩa của truyện
Câu 2:kể lại chuyện sơn tinh thuỷ tinh theo lời kể cẩ em.
-----------------chúc bạn thi tốt-------------------------------
SƠN TINH, THỦY TINH
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.
EM BÉ THÔNG MINH
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
Mik lm thiếu
THÁNH GIÓNG
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.
Thạch Sanh rất thật thà, dũng cảm và hiền lành, khiêm tốn. thật ở lúc Lý Thông bảo TS đi canh miếu thở và dũng cảm đánh Chằn Tinh phá hoại làng. Ts khiếm tôn khi xuống dưới nước. TS chỉ nhận mỗi 1 cây đàn. Ts xứng đáng là tấm gương cho mọi người dân của đất nước Việt Nam phải noi theo
a/ Tác giả
- An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897)
- Nhà văn hiện thực lỗi lạc của nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
- Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.
- Văn chương của ông nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình thương, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước.
- Là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng: "Một thời niên thiếu", "Những cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Tactaranh ở Taraxcông"...
b/ Tác phẩm
- Bối cảnh
+ Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, phải cắt vùng Andát và Loren (2 vùng tiếp giáp với Phổ) cho Phổ (Đức)
+ Các trường ở đây bị buộc phải học tiếng Đức.
- Nhan đề
+ Tác phẩm phần nào hé lộ cho độc giả biết nội dung chính của tác phẩm.
+ Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp
→ Chính vì thế mà xuyên suốt tác phẩm là những tâm sự của người dân vốn là xứ sở của loại rượu vang nổi tiếng này.
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt
- Tự sự
- Kể kết hợp với miêu tả.
Nội dung: Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
Tóm tắt
Như thường lệ, buổi sáng hôm ấy cậu bé Phrăng đến lớp học, trên đường đi cậu thấy có rất nhiều sự khác lạ so với mọi hôm, cả khi vào trường cũng vậy, sân trường bỗng dưng yên ắng như một ngày chủ nhật.
Bước vào lớp cậu càng ngạc nhiên hơn vì thấy mọi người im phăng phắc, thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng, trong lớp lại còn có cả các cụ già cùng đến học. Qua lời nói xúc động của thầy giáo, cậu mới hiểu rằng hôm nay là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Phrăng vô cùng ân hận vì sự ham chơi trước đây của mình, xấu hổ vì mình đã không đọc được bài như mong muốn. Thầy Ha-men nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp về sự quý giá của tiếng nói dân tộc, ai nấy đều xúc động thiêng liêng... Cuối buổi học thầy giáo Ha-men viêt lên bảng dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.
Các bạn độc giả có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt bài Buổi học cuối cùng
Bố cục: Chia làm 3 phần
+ Phần 1. Từ đầu ..."vắng mặt con": Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng.
+ Phần 2. Tiếp theo..."cuối cùng này": Diễn biến buổi học cuối cùng.
+ Phần 3. Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
2) Đọc - hiểu văn bản Buổi học cuối cùnga/ Nhân vật Phrăng
* Quang cảnh hôm diễn ra buổi học cuối cùng
- Trên đường đến trường: nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị.→ Khác lạ
- Ở trường
+ Mọi sự bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
+ Lớp học trang trọng, thầy Ha-men dịu dàng, mặc đẹp hơn mọi ngày, mọi người trong làng đều đi học với vẻ buồn rầu. → Yên tĩnh, trang nghiêm, khác thường.
⇒ Phrăng ngạc nhiên, dường như báo hiệu một cái gì nghiêm trọng, khác thường.
* Diễn biến tâm trạng của Phrăng
- Thái độ đối với việc học tiếng Pháp
- Định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.
- Cưỡng lại được, vội vã đến trường
- Phrăng choáng váng, sững sờ, hiểu ra nguyên nhân của sự khác lạ, tiếc nuối ân hận vì sự lười nhác học tập, ham chơi của mình.
- Xấu hổ và tự giận mình không chịu học các qui tắc phân từ.
- Chăm chú nghe giảng, kinh ngạc thấy mình hiểu bài đến thế.
→ Từ lơ là đến thiết tha, lo lắng cho việc học.
* Thái độ với thầy Ha-men
- Lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi thấy thầy cầm thước.
- Nhận ra giọng nói của thầy thật dịu dàng.
- Thấy tội nghiệp cho thầy
- Hiểu được lời khuyên của thầy
- Chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế.
→ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí sâu sắc
⇒ Từ sợ hãi, thân thiết, quý trọng thầy.
⇒ Phrăng là cậu bé hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải, yêu tiếng nói dân tộc, quý trọng và biết ơn thầy.
b/ Thầy giáo Ha-men
* Trang phục
- Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục
- Đội mũ bằng lụa đen thêu
→ Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng.
* Thái độ đối với học sinh
- Rất mực ân cần, dịu dàng tha thiết, không quở trách như mọi ngày khi Phrăng đến muộn
- Nhiệt tình truyền giảng bài học bằng cả tâm huyết của mình
→ Thầy muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay toàn bộ tri thức vào học sinh trước khi ra đi.
* Những lời nói về việc học tiếng Pháp
- Tâm niệm của Thầy: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá ở chốn lao tù”
→ Giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, không để kẻ địch đồng hoá, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù.
* Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc
- Người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói nên câu
- Thầy dường như kiệt sức
→ Bao nhiêu tinh lực, tâm huyết thầy đã dồn hết cho buổi học cuối cùng.
- Khuyên mọi người hãy yêu quý, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc
→ Ca ngợi sự giàu đẹp của dân tộc.
- Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
- Đứng im, đầu dựa vào tường
→ Thể hiện sự đau đớn dữ dội về tinh thần.
⇒ Thầy đã thắp lên ngọn lửa yêu nước cháy bừng trong tim mọi người
* Tổng kết
Nghệ thuật
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện hợp lí: Người kể (ở ngôi thứ nhất) là một cậu bé.
- Cách kể chân thực vì cậu là người trong cuộc - chứng kiến một cách đầy đủ buổi học cuối cùng.
- Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (cả ngoại hình lẫn nội tâm) đều chính xác, tinh tế.
- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng.
- Giọng kể tự nhiên, linh hoạt, ngôn ngữ vừa chính xác vừa mang tính biểu cảm cao.
Nội dung: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng, Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm, có tình yêu chân thành với người thầy, yêu nước sâu sắc.
3) Bài tập minh họa bài Buổi học cuối cùngĐề bài 1: Phân tích bài "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê
1/ Mở bài
- Đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở 1 lớp tiểu học thuộc vùng An-Dát và Lo-ren (giáp với biên giới nước Phổ-tức nước Đức).
- Từ ngày mai, các trường sẽ phải dạy bằng tiếng Đức, ngôn ngữ của quân xâm lược.
- Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
2/ Thân bài
* Hai nhân vật chính của truyện
a/ Chú bé Phrăng
- Vì không thuộc bài nên lúc đầu chú định trốn học, sau đó lại đến trường.
- Chú ngạc nhiên vì không khí yên ắng khác thường của lớp học.
- Choáng váng khi nghe thầy giáo tuyên bố đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
- Tự giận mình vì thói ham chơi, lười học...
- Thấm thía lời dạy của thầy, chăm chú nghe thầy giảng bài.
- Cảm động trước hình ảnh lớn lao, cao đẹp của thầy Ha-men.
b/ Thầy Ha-men
- Thái độ của thầy dịu dàng khác hẳn ngày thường .
- Thầy lên lớp với bộ y phục đặc biệt chỉ dành cho những dịp long trọng.
- Thầy ca ngợi tiếng Pháp và tôn vinh Tổ quốc của mình.
- Tâm trạng thầy hết sức xúc động: thể hiện qua giọng nói thiết tha, nghẹn ngào và hành động bất ngờ.
3/ Kết bài:
- "Buổi học cuối cùng" là một tác phẩm hay, phản ánh niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng yêu nước thiết tha của người dân nước Pháp.
- Hình ảnh chú bé Phrang và thầy giáo Ha-men được tác giả miêu tả rất thành công, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.
E tham khảo để viết nha
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miêng biết, cả bọn kéo nhau ra về.
Một ngày, hai ngày, ba ngày... cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khoẻ trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn.
Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa
Văn bản nào hả bạn
Lớp 6 thì có nhiều văn bản lắm như :
+ Bài học đường đời đầu tiên
+ Vượt thác
+ Buổi học cuối cùng
+ Bức tranh của em gái tôi
..............................
Bạn viết rõ tên văn bản cần trình bày giá trị nội dung,nghệ thuật nhé
bài lòng yêu nước nha.Mình vội quá nên quên ko viết tên bài