Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha!
Trước hết, Vũ Nương là người phụ nữ hết mực yêu thương và thủy chung. Nguyễn Dữ với Chuyện người con gái Nam Xương đã cho ta thêm hiểu về nàng Vũ Nương với tình yêu thương dành cho chồng con, cho mẹ chồng và sự thủy chung vô hạn. Người vợ ấy hiểu chồng hay ghen nên nhất mực giữ gìn khuôn phép. Đặc biệt trong những tháng năm chồng đi lính, người vợ ấy thay chồng làm tròn chữ hiếu, trọn đạo làm mẹ, làm cha. Người phụ nữ bụng mang dạ chửa tiễn chồng đi lính cùng sự mong chờ chồng "trở về mang theo hai chữ bình yên" cho ta hiểu tấm lòng nàng. Tháng ngày xa chồng cũng là tháng ngày ta thấy được tình yêu thương và sự cao đẹp trong nàng. Chăm sóc mẹ già, Vũ Nương hết lòng hết dạ. Lời người mẹ trước lúc lâm chung chính là sự khẳng định cho tấm lòng của Vũ Nương. Nhưng đặc biệt nhất là tình thương với đứa con thiếu vắng tình cha. Cái bóng trên vách kia hay cũng là thương nhớ khôn cùng của người vợ sau bao ngày xa chồng. Sự thủy chung của Vũ Nương được đặ trong hoàn cảnh thử thách khi Trương Sinh hiểu lầm. Vì chứng minh, nàng sẵn sàng nhảy sông HOàng Giang. Lời thề của nàng với "Cỏ Ngu Mĩ, ngọc Mị Nương"càng soi tỏ tấm lòng và trái tim người vợ thủy chung đến vô cùng, vô tận. Sự trở lại của nàng và gặp gỡ Trương Sinh lần cuối là lời tiễn biệt của yêu thương và lòng thủy chung. Vũ Nương dưới ngòi bút Nguyễn Dữ thật đẹp và cũng thật đáng trân. Chọn lựa chi tiết, xây dựng tình huống truyện và đặc biệt là chi tiết cái bóng, chi tiết tưởng tượng kì ảo đã giúp ta hiểu và thấu hơn bao giờ hết ngòi bút nhân đạo của nhà van với nhân vật của mình.
Tham khảo nha em:
Trước hết , Vũ Nương là người phụ nữ hết mực yêu thương và thuỷ chung. Ngay cả khi lấy chồng, nàng vẫn biết tính tình không hòa hợp nhưng “cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa”. Nhưng sum vầy chưa được bao lâu, chồng ra trận. Nàng ở nhà thủ tiết chờ chồng, nuôi dưỡng con cái và phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo. Ngay cả trước khi qua đời, mẹ chồng nàng đã nói: “…xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như đã chẳng phụ mẹ”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng dâu đối với mẹ chồng trong xã hội phong kiến có lẽ ta ít thấy. Ông bà ta từ ngày xưa đã dùng cụm từ “mẹ chồng nàng dâu” để nói lên sự nghiệt ngã trong quan hệ đó. Thế nhưng đối với tấm lòng của Vũ Nương, người mẹ chồng hết sức cảm động và khẳng định rằng “sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức…”. Nhớ lại ngày tiễn chồng ra trận nàng có nói “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Chứng tỏ Vũ Nương coi tính mạng của chồng lên trên mọi công danh phù phiếm ở đời. Một người vợ thủy chung, một người con dâu ngoan hiền như người mẹ chồng đã nói lúc lâm chung “xanh kia quyết chẳng phụ con…”, thế mà nàng phải mượn dòng nước Hoàng Giang cuốn trôi nỗi đau đời.
Mở đoạn:
- Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật Vũ Nương thông qua tác phẩm, tác giả.
+ Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực (câu ghép). Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Trong ấy, nhân vật Vũ Nương là người con gái đức hạnh nhưng lại có số phận bất hạnh.
Thân đoạn:
- Khái quát chung về đặc điểm của nhân vật này:
+ Là người vợ chung thủy, người con dâu hiếu thảo.
- Đi sâu vào phân tích, bàn luận vẻ đẹp trong vai trò người vợ của Vũ Nương:
+ Nàng là người vợ rất mực thủy chung với chồng, có thú vui gia thất nhưng vì chồng mà một mực giữ gìn trinh tiết.
+ Khi chồng ra trận thì một tuần sau, nàng sinh con và cố gắng làm tròn vai trò người mẹ: chăm sóc nuôi con từng li từng tý.
+ Nàng vừa làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ vừa làm tròn bổn phận của một người con, nàng luôn chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chồng.
+ Nàng sợ bé Đản cô đơn khi thiếu vắng đi hình ảnh người cha, nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói đó là cha của cậu bé. Giúp cho cậu nguôi ngoai phần nào về cha mình.
+ Có thể nói, nàng đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của người vợ, nàng chăm chỉ tảo tần, nàng đoan trang giữ gìn, nàng thương con thương chồng.
- Nhận xét:
+ Có thể nói là nàng đã cố gắng dành trọn "tình" và "nghĩa" cho chồng con của mình, cha mẹ.
+ Có lẽ vẻ đẹp của Vũ Nương cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa.
+ Ta có thể kết luận rằng nàng chính là người phụ nữ lý tưởng cho xã hội bấy giờ, có đủ: Công, dung, ngôn và hạnh.
+ Số phận: Chỉ đáng tiếc rằng cái vẻ đẹp ấy của nàng lại bị chồng xem thường, không tin tưởng mình mà cuối cùng nàng có cái kết rất bi kịch là: lấy cái chết của bản thân để chứng minh sự trong sạch của mình.
-> Bi kịch từ đầu đã là do chồng Nương đa nghi lại thêm tính không tin tưởng vợ mình mà chỉ tin trẻ con dẫn đến cái chết của nàng.
-> Cuộc đời nàng sống công dung ngôn hạnh, khắc khổ nhưng chưa bao giờ được yêu thương thực sự.
-> Nàng - cũng như bao người phụ nữ khác thời phong kiến bị ràng buộc bởi định kiến làm vợ nên không dám sống tiếp.
Kết đoạn:
- Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ và cảm nhận của mình dành cho nhân vật này.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Vũ nương là người vợ thủy chung, người mẹ hiền. Thật vậy, khi Trương Sinh đi lính chỉ để lại Vũ Nương bụng mang dạ chửa với người mẹ già. Vũ Nương còn là một người mẹ hết mực yêu thương con. Vì không muốn Đản nghĩ mình không có cha mà Vũ Nương đã nghĩ cách trỏ bóng mình trên vách tường và nói đó là cha Đản. Ta thấy Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con vô hạn. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.
( Đây là phần dàn bài của mình nên bạn chỉ nên tham khảo thôi nha 🤗 )
Gợi ý:
1. Tổng: Khai triển câu chủ đề thành mở đoạn: Trong tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương " tác giả Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.
2. Phân tích:
* Nêu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật Vũ Nương.
* Đi vào phân tích:
- Trước hết, trong cuộc sống hàng ngày: biết Trương Sinh hay ghen, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép và không từng để gia đình xảy ra thất hòa.
- Khi tiễn chồng đi lính:
+ Vũ Nương ân cần rót rượu dặn dò đằm thắm yêu thương.
+ Nàng tha thiết bày tỏ nỗi nhớ nhung khắc khoải của mình.
+ Nàng luôn xót thương khi chồng phải dấn thân vào nơi trận mạc hiểm nguy.
+ Nàng cảm thông trước những gian truân, vất vả mà chồng phải chịu đựng.
+ Nàng coi trồng hơn mọi thứ vinh hoa phú quý. Đối với nàng, áo gấm phong hầu không có nghĩa lý gì khi phải đánh đổi bằng những khó khăn vất vả mà chồng phải trải qua.
+ Nàng chỉ thiết tha mong ngày chồng trở về mang theo hai chữ bình yên.
- Trong những ngày Trương Sinh đi lính:
+ VN ko nguôi nhớ thương ngóng chờ chồng, nỗi buồn nhớ cứ kéo dài theo năm tháng.
+ Ko thiết đến việc trang điểm, làm đẹp " tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng ".
+ Đỉnh cao của nỗi nhớ chồng trong lòng VN là nang thường chỉ bóng mình lên tường và bảo với con đó là cha nó => Hành động ấy trước hết xuất phát từ nỗi nhớ chồng da diết, nàng làm vậy để vơi đi nỗi khắc khoải luôn nhớ chồng luôn thấy hình bóng chồng bên mình, khẳng định vợ chồng như hình với bóng. Ngoài ra nó còn thể hiện khao khát vợ chồng sum họp để có cuộc sống gia đình đoàn tụ => VN là người phụ nữ đức hạnh, là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa kia.
- Khi Trương Sinh đi lính trở về và nghi ngờ VN ko chung thủy: Nàng đã tìm mọi cách để minh oan cho bản thân.
+ Nói lên thân phận mình " thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu ".
+ Nói lên tình nghĩa vợ chồng " sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh ".
+ Tìm cách phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình " cách biệt ba năm giữ gìn một tiết ". Lòng thủy chung cửa VN được thể hiện ở 3 năm Trương Sinh đi lính là 3 năm VN giữ gìn trinh tiết " ngõ liễu tường hoa chưa hề bén ngót ".
+ Cầu xin chồng đừng nghi oan cho mình.
+ Nói lên nỗi đau đớn tuyệt vọng khi ko hiểu vì sao lại bọ đối xử bất công, không có quyền được bảo vệ hạnh phúc.
( Ở đây bạn có thể dùng câu cảm thán: Chao ôi, tình cảnh của VN mới đáng thương làm sao ! ).
=> Nàng vô cùng đau đớn khi chồng ko tin tưởng lại còn chà đạp lên sự trong sạch và lòng thủy chung của mình, nàng đã hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình nhưng ko thành.
- Khi sống dưới thủy cung:
+ Dù VN rất giận Trương Sinh nhưng nàng đã ứa nước mắt khi nghe Phan Lang nhắc đến chàng và nói sẽ có ngày trở về.
- Khi Trương Sinh lập đàn giải oan: Nàng trở về và dường như nàng đã tha thứ cho lỗi lầm của chồng.
* Nêu nghệ thuật ( đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật ).
3. Hợp: Khai triển câu chủ đề thành câu kết.
Gợi ý cho em các ý để em viết:
Mở bài: Giới thiệu về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc
Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Phân tích nhân vật lão Hạc)
Thân bài:
Hoàn cảnh của lão Hạc:
+ Con trai bỏ đi
+ Ở một mình với con chó Vàng
+ Ốm yếu, nghèo đói
+ Lương thiện, nhân hậu, tự trọng
Phẩm chất của lão:
+ Nhân hậu: Yêu thương con chó Vàng
+ Yêu thương con: Quyết giữ mảnh vườn cho con, thương con không lấy được vợ.
+ Luôn tự lo liệu, không muốn phiền hà hàng xóm
+ Giàu lòng tự trọng
Bày tỏ suy nghĩ của em về lão Hạc?
Kết bài.
Bày tỏ suy nghĩ của em về lão Hạc thêm một lần nữa.
_mingnguyet.hoc24_
Em tham khảo:
Vũ Nương là người vợ thủy chung. Thật vậy, khi Trương Sinh đi lính chỉ để lại Vũ Nương bụng mang dạ chửa với người mẹ già. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Một người như nàng, đáng lẽ phải xứng đáng được hạnh phúc. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Than ôi! Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.Câu thán từ+ Câu bị động: In đậm nghiêng
Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng..Vũ Nương là con nhà nghèo, một phụ nữ bình dân. Người đã được giới thiệu trong truyện “ tính tình đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp. Còn chồng nàng, Trương Sinh, là một người đa nghi, con nhà giàu, ít học. Chính những tính nết này đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch.Nguyễn Dư đã tập trung khắc họa vẻ đẹp đức hạnh của Vũ Nương trong các mối quan hệ với chông, với mẹ chồng và với bé Đản – đứa con yêu quý của nàng. Để làm nổi bật nàng, nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào các hoàn cảnh, tình huống đặc biệt. Nàng là một người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng. Khi mới lấy chồng, Vũ Nương cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép, nên cho dù Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng nghừa quá mức nhưng gia đình vẫn luôn êm ấm thuận hòa. Khi tiễn chồng đi lính, nàng không trông mong vinh hiển, chỉ cầu mong chồng được bình yên trở về: “ Chàng đi chuyến này … mang theo 2 chữ bình yên thế là đủ”. Nàng rất cảm thông với nỗi vất vả gian lao mà chông nàng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc. Nàng đã nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình – những lời nói ân tình đằm thắm này của nàng khi tiễn chồng đã làm cho người đọc xúc động. Khi Trương Sinh đi chiến trận, xa chồng, Vũ Nương càng tỏ rõ là người vợ thủy chung, yêu chông hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầu mùa – cảnh vui mùa xuân hay mây che hình núi – cảnh buồn mùa đông, nàng lại chạnh nỗi nhớ nhung da diết, thổn thức tâm tình. Tiết hạn đấy của Vũ Nương cũng được khẳng định lại trong câu nói với chồng: “ … cách biệt 3 năm, giữ trọn một tiết, tô son điểm phẩn, từng đã nguôi lòng…”. Nàng còn là 1 người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Trong lúc chồng đi vắng, nàng đã sinh con. Một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm, nàng đã hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên đơn. Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. Lời trăn trối của mẹ chồng đã ghi nhận công lao của Vũ Nương với gia đình nhà chồng. Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của một người mẹ rất mực yêu thương con. Khi chồng đi lính, nàng đã sinh con một mình, dành hết tình yêu thương cho bé Đản. Nàng đã yêu con bằng cả phần người cha cộng lại. Nàng còn chỉ bóng của mình trên tường để dỗ con vì thương con thiếu vắng tình cha. Nàng là một người phụ nữ trọng nhân phẩm và nghĩa tình. Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng nói lên thân phận mình, nói đến tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ. Vũ Nương đã chọn cái chết để tự minh oan cho mình, để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ. Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhưng đó là giải pháp duy nhất của Vũ Nương. Lời than của nàng là 1 lời thề nguyện: “Xin thần sông chứng giám…” Hành động trầm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Đối với người phụ nữ bất hạnh ấy, phẩm giá còn cao hơn cả sự sống. Vũ Nương còn là 1 người phụ nữ rất coi trọng tình nghĩa. Dù thương nhớ về quê hương song nàng quyết giữ lời hứa với Linh Phi
k mink nha
Vũ Nương là người mẹ hết lòng yêu con. Thật vậy, phẩm chất ấy của nàng được thể hiện rất rõ trong những năm tháng mà Trương Sinh đi lính. Trong khoảng thời gian dài ba năm ấy, nàng đã một mình sinh con, nuôi con khôn lớn. Chẳng những thế, nàng còn vừa làm cha vừa làm mẹ, dành hết tình yêu thương cho con để bù đắp tình yêu thương của cha mà con đang chưa có. Vì yêu thương con, không muốn con bị thiếu tình yêu thương của cha, nên nàng chỉ bóng mình trên vách bảo đó là cha con. Đó chính là sự hy sinh, tảo tần và yêu thương con, chăm lo cho gia đình của nàng suốt mấy năm Trương Sinh đi lính. Nàng chấp nhận cô đơn, chấp nhận vất vả khi không có chồng ở bên cũng vì tình yêu thương dành cho con. Nhưng nàng không biết rằng chính chiếc bóng ấy đã đẩy nàng đến nỗi oan khuất sau này. Tóm lại, Vũ Nương là người mẹ có tình yêu thương con sâu sắc.