Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Trạng ngữ chỉ mục đích: ''Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ không gì thay thế được việc đọc sách.''
b, BPTT: So sánh
Tác dụng: Giúp cho câu văn giàu hình ảnh
Cho người đọc thấy rõ vai trò của sách đối với mỗi người.
c, Câu rút gọn: ''Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý.''
Tác dụng: Nhằm tránh lặp lại chủ ngữ.
d, NDC: Vai trò của sách đối với mỗi người.
Gợi ý các ý cho em viết nha!
Nêu lên câu chủ đề (Ví dụ: Vấn đề đọc sách với các bạn học sinh hiện nay là điều được các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo quan tâm...)
Những bạn học sinh hay đọc sách là những bạn như thế nào?
Vai trò của đọc sách đối với học sinh?
Dẫn chứng?
Những bạn lười đọc sách, chọn không đúng loại sách là những bạn như thế nào?
Liên hệ bản thân em?
Kết luận.
1. PTBĐ: nghị luận
2. Luận điểm: Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được việc đọc sách.
3. ND chính: vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách.
4. Hs đưa ra quan điểm cá nhân và phân tích lập luận thuyết phục. Gợi ý: Việc đọc sách đối với giới trẻ là rất quan trọng, góp phần bỗi dưỡng thế giới tinh thần, đem lại tri thức cho mỗi người...
Bạn có bao giờ thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đông? Bạn có bao giờ run lẩy bẩy không biết diễn đạt ý mình như thế nào trước mọi người? Bạn có bao giờ nói vòng vo một vấn đề và cố gắng giải thích mà người khác vẫn không sao hiểu nổi?
Đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp, khi đó tác giả quyển sách và bạn là những nhân vật tham gia giao tiếp. Chỉ có điều quá trình giao tiếp này diễn ra 1 chiều, những vấn đề tác giả nói đến đi sâu vào trí não và hình thành tư duy ở bạn thế nhưng những suy nghĩ của bạn tác giả không hề biết được nếu bạn không viết thư hay gọi điện thoại phản hồi. Quá trình giao tiếp này giúp các bạn hiểu vấn đề, biết cách trình bày vấn đề theo chiều hướng triển khai hay khái quát hợp lý, cách lý luận hay dùng dẫn chứng chứng minh cho một luận điểm nào đó. Đọc sách một thời gian lâu, bạn sẽ biết trình bày vấn đề một cách khúc chiết, mạch lạc, suông sẻ, có đầu có đũa gọn gàng dễ hiểu.
Không chỉ vậy, nhờ loại hình giao tiếp đặc biệt này, bạn sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác. Hình thành những phản xạ và sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để xử lý vấn đề. Chẳng hạn, bạn biết nói bằng ngữ điệu thế nào, khi nào nói khi nào ngưng, khi nào đặt câu hỏi khơi gợi, khi nào pha trò tạo cảm hứng mới ở người tham gia giao tiếp...
Sách được viết bằng hệ thống ngôn ngữ, cụ thể là các chữ viết được nối kết liên tục với nhau tạo thành câu, dòng, đoạn, bài... Từ ngữ được dùng luôn có nghĩa, và nét nghĩa đó lại được quy chiếu vào các sự vật tương ứng trong cuộc sống. Thí dụ nói đến 'tĩnh vật' chúng ta nghĩ đến một loạt các đồ dùng hay cây trái được đặt trong trạng thái yên tĩnh, nói đến 'quỹ đạo' chúng ta nghĩ đến tập hợp những điểm tạo nên một con đường khép kín dành cho sự chuyển động của một thực thể nào đó, hoặc nói đến 'hoa mai' chúng ta nghĩ đến loại hoa nhiều cánh, nở vào mùa xuân, đẹp và mọi người thích thưởng thức... Như vậy, quá trình đọc sách thực chất cũng là một quá trình quan sát các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống thực mà chữ viết được quy ước tượng trưng thông qua quá trình tưởng tượng, liên tưởng.
Rồi cũng có khi sự liên tưởng nảy sinh khi bạn so sánh những vấn đề đã được đọc trong sách này và sách khác, trong quan điểm của người này người khác, cái giống và khác nhau, tại sao lại có giống và khác như vậy... Trí tưởng tượng phong phú, suy nghĩ cặn kẽ, kết hợp với những động lực khám phá tìm tòi sẽ giúp bạn hình thành năng lực sáng tạo, nghĩ ra cái mới, tìm ra cái mới và từ đó làm ra cái mới.
Không có đọc sách, người ta khó có thể thực hiện được điều đó.
Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, việc đọc sách còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao. Sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.
Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Từ xưa, cha ông ta đã lưu lại những hiểu biết phong phú về mọi mặt đời sống xã hội và muôn hình vạn trạng trạng thái vận động của tự nhiên. Và như vậy, sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Nhờ đó, khi tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đọc sách, ta biết về những gì đã xảy ra trong lịch sử loài người. Có xuất phát điểm từ loài vượn thông minh, con người dần gây dựng được những nền văn minh rực rỡ: văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, văn minh Hi Lạp – La Mã,… và từ đó trải qua bao hình thái kinh tế xã hội phức tạp mới có xã hội văn minh, hiện đại như ngày nay. Đọc sách, ta còn biết về những phát minh có ảnh hưởng quan trọng đến sự tiến bộ xã hội: đèn điện, máy bay, điện thoại,… Đặc biệt, nhờ có sách mà ngày nay, ta ngồi trong nhà mà có thể biết về mọi nơi trên thế giới, giống với đi du lịch vậy! Đọc sách quả là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống.
Hiện nay, phát triển bền vững được xác định là chiến lược ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển đó là nguồn lực con người. Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong mọi giai đoạn, con người là yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã hoàn toàn đúng khi khẳng định rằng, sự phát triển của xã hội không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào, mà chính con người đã sáng tạo nên lịch sử của mình - lịch sử xã hội loài người. Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn lực con người, trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh đến nguồn lực con nguời, coi đó là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Với sự ra đời của triết học Mác, vấn đề con người đã được nhìn nhận, đánh giá và lý giải một cách sâu sắc, khoa học và toàn diện. Đặc biệt, triết học Mác đã có những
phân tích hết sức đúng đắn và khoa học về vị trí, vai trò của con người đối với sự phát triển xã hội. Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người trong tiến trình phát triển lịch sử thể hiện tập trung trên một số điểm cơ bản sau:
Trước hết, bằng hoạt động cải biến tự nhiên theo nhu cầu mục đích của mình, đối tượng hoá lực lượng bản chất của mình thông qua thực tiễn, con người đã tự khẳng định và thể hiện vai trò động lực đối với sự phát triển của xã hội. Nhờ hoạt động lao động, con người không chỉ tạo nên bước chuyển quan trọng của mình, “tách” khỏi thế giới động vật để trở thành con người theo đúng nghĩa của từ này, mà còn "tự nhân đôi mình lên một cách tích cực, một cách hiện thực”(1)như C.Mác đã khẳng định. V.I. Lênin cũng chỉ rõ rằng, con người là nhân tố quyết định, làm biến đổi thế giới bằng chính những hành động thực tiễn của mình. Trên cơ sở thực tiễn, nhận thức của con người về hiện thực khách quan ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, tiếp cận gần hơn bản chất của khách thể bằng cách sáng tạo hệ thống những khái niệm, phạm trù và sử dụng chúng như những phương tiện nhận thức thế giới. Quá trình vươn lên không ngừng trong nhận thức, phản ánh thế giới khách quan cũng chính là quá trình con người tích cực hoá năng lực tư duy của mình thông qua sự trừu tượng hoá, khái quát hoá, suy lý lôgíc để nắm bắt những quy luật vận động, phát triển của thế giới.
Trên cơ sở đó, con người vận dụng những hiểu biết, tri thức về thế giới vào hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới, phục vụ lợi ích của mình. Chính con người từng bước nhận thức, khám phá những thuộc tính, bản chất, quy luật, sức mạnh của tự nhiên và đã vận dụng, sử dụng chúng để cải biến tự nhiên theo mục đích của mình. Nhờ con người mà tự nhiên hoang sơ đã trở thành tự nhiên nhân tạo, thành thế giới tự nhiên mang tính người với những đặc tính hoàn toàn mới; đến lượt nó, giới tự nhiên đã hoà nhập vào đời sống xã hội của con người như một thành tố không thể thiếu. Đồng thời, trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người có thể hoàn thiện mọi tố chất: thể chất, trí tuệ, tình cảm, tâm lý của mình để ngày càng thể hiện đầy đủ tư cách một thực thể thống nhất giữa cái tự nhiên - sinh học với cái xã hội - văn hoá.
Thứ hai, do có năng lực nhận thức và cải tạo thế giới, con người đóng vai trò là chủ thể hoạt động sáng tạo lịch sử, làm cho lịch sử vận động theo hướng tiến bộ. Lịch sử nhân loại chính là lịch sử hoạt động của con người. Con người là chủ thể tích cực trong quá trình phát triển xã hội và sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Họ là chủ thể của các quan hệ kinh tế - xã hội và mọi giá trị tinh thần của xã hội. Theo quan niệm duy vật về lịch sử, sự phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay (và tiếp tục sau này), suy cho cùng, được quyết định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong cấu trúc của lực lượng sản xuất, con người không chỉ là một bộ phận cấu thành cơ bản mà hơn thế, còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng - kết nối các yếu tố khác với nhau để chúng phát huy tác dụng. Với tính cách một thành tố của lực lượng sản xuất, con người vừa là chủ thể sáng tạo và “tiêu dùng” sản phẩm của sản xuất, vừa là một nguồn lực đặc biệt của quá trình sản xuất. V.I.Lênin hoàn toàn đúng khi ông coi "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động"(2). Thực tế cho thấy, lao động của con người không chỉ cải biến tự nhiên, mà còn cải biến chính bản thân con người và các quan hệ giữa con người với con người. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người”(3). Như vậy, con người và xã hội loài người tồn tại, phát triển được không phải là nhờ vào một sức mạnh thần bí, vô hình nào từ bên ngoài, mà chính là do hoạt động sản xuất vật chất. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho các hoạt động trong đời sống tinh thần của con người.
Con người sử dụng sức lao động của mình (cả cơ bắp lẫn trí tuệ) kết hợp với các công cụ, phương tiện sản xuất khác để tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên nhằm thoả mãn các nhu cầu của bản thân và xã hội. Trong quá trình đó, con người còn không ngừng sáng tạo nên những công cụ lao động mới, thay đổi cách thức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi phải thay đổi quan hệ sản xuất lỗi thời và lúc đó, chính con người - với tư cách chủ thể các quan hệ sản xuất - bằng hoạt động thực tiễn cách mạng của mình tạo lập nên quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất; theo đó, tạo nên bước phát triển mới của phương thức sản xuất và của xã hội. Trong các cuộc cách mạng xã hội, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm, là lực lượng tiến hành cuộc đấu tranh đưa xã hội sang một giai đoạn phát triển mới, tiến bộ hơn. Đó chính là vai trò tích cực của nhân tố con người trong phát triển lịch sử thông qua quá trình thay thế hợp quy luật hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Nói cách khác, thông qua quá trình đó, con người đã sáng tạo, "viết nên" lịch sử của mình, của xã hội loài người.
Thứ ba, trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác của sự phát triển xã hội, con người đóng vai trò nguồn lực trọng yếu nhất; hơn thế, còn là nguồn lực vô tận, có thể khai thác không bao giờ cạn. Như chúng ta đã biết, sự phát triển xã hội luôn cần đến một hệ thống các nguồn lực khác nhau, như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động,... Trong đó, con người thể hiện như một nguồn tài nguyên quý giá nhất. Các nguồn lực vật chất ngoài con người đương nhiên là cần thiết cho sự phát triển, song chúng là những nguồn lực hữu hạn, nghĩa là có thể bị cạn kiệt và một số trong đó là không thể tái tạo được; hơn nữa, chúng cũng chỉ thực sự phát huy giá trị khi được kết hợp với nguồn lực con người. Trong khi đó, nguồn lực con người có những tiềm năng nổi trội hơn hẳn. Đặc biệt, trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh như ngày nay, trí tuệ được coi là nguồn tài nguyên vô hạn; đồng thời, lao động trí tuệ của con người có ảnh hưởng quyết định đối với năng suất, chất lượng lao động và do vậy, con người trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững.
Như vậy, có thể thấy nhân tố con người đóng vai trò cực kỳ to lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Một mặt, trong toàn bộ các nhân tố hợp thành cơ thể xã hội, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm; mặt khác, trong hệ thống động lực thúc đẩy lịch sử xã hội phát triển, con người là động lực cơ bản, quan trọng nhất và đóng vai trò quyết định.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, cũng đã có nhiều nhà tư tưởng lớn sớm nhận rõ và luôn đề cao vai trò của con người, của quần chúng nhân dân. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi đã từng ví sức dân như nước, đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa những giá trị tinh hoa trong truyền thống tư tưởng của dân tộc về con người, trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi con người là vốn quý nhất. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng, trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn dân. Quan điểm đó thể hiện sự tin tưởng của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sức mạnh vô địch, tuyệt đối của quần chúng nhân dân - những người làm nên lịch sử của dân tộc. Thực tế cho thấy, những thắng lợi to lớn, những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam giành được trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với vai trò của quần chúng nhân dân, với phương thức phát huy, sử dụng nguồn lực con người một cách đúng đắn và hiệu quả của Đảng.
Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, một lần nữa, vai trò quan trọng của nguồn lực con người tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định và phát huy. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ rằng, con người là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội; rằng, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ chiến lược của Đảng nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh thủ, tận dụng thành công những thuận lợi, cơ hội và vượt qua những thách thức, khó khăn mà quá trình đó đặt ra hay không phụ thuộc đáng kể vào con người - nguồn lực nội sinh đóng vai trò quan trọng và quyết định nhất. Đương nhiên, nguồn lực nội sinh này cần được bồi dưỡng, phát triển về mặt chất lượng và sử dụng một cách hợp lý mới phát huy được tiềm năng, hiệu quả to lớn của nó. Song, để làm được như vậy, cần có sự đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan thực trạng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay; từ đó, có những giải pháp mang tính khả thi nhằm phát huy sức mạnh của nguồn lực này. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra đánh giá khái quát về phương diện những hạn chế của nguồn lực con người, cụ thể là chất lượng lao động và việc khai thác, sử dụng lao động ở nước ta hiện nay.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là quốc gia có dân số đông trong khu vực. Xét về mặt lượng, có thể khẳng định nguồn nhân lực nói chung, lực lượng lao động nói riêng của chúng ta rất dồi dào. Điều này là một thuận lợi nếu chúng ta biết khai thác triệt để và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả; song đó cũng là một khó khăn, một sức ép lớn có thể kìm hãm quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhìn chung, trong điều kiện hiện nay, đông đảo về lượng không còn là một ưu thế của lực lượng lao động. Xét về mặt chất lượng, ngoài những phẩm chất như cần cù, khéo léo..., nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng của nước ta còn khá nhiều hạn chế, bất cập. Điều này thể hiện trên một số khía cạnh cơ bản, như thể chất, trí lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng,... Hiện nay, mặt bằng dân trí ở nước ta đã được cải thiện và nâng cao một bước; cụ thể là, tính đến năm 2005, cả nước đã có trên 30 tỉnh, thành phố hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở. Tuy nhiên, chất lượng trí lực của nhân tố con người không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quan trọng hơn là ở trình độ chuyên môn kỹ thuật được phản ánh thông qua các chỉ số về số lượng và chất lượng lao động đã qua đào tạo. Theo số liệu điều tra thực trạng lao động - việc làm năm 2004, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở nước ta còn rất lớn: 72%. Số lao động được đào tạo và được cấp bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm tỷ trọng thấp: 16,65%. Xét về lực lượng trí thức, tính đến tháng 7 năm 2005, nước ta có 2.339.091 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, trong đó có hơn 18.000 thạc sĩ, gần 16.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học đang hoạt động ở tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương. Trí thức khoa học và công nghệ tập trung chủ yếu trong khu vực sự nghiệp (71%), khu vực hành chính (gần 22%) và khu vực doanh nghiệp gần 7%(4).
Nếu phân tích sâu hơn sẽ thấy những bất hợp lý khác, chẳng hạn, cơ cấu lao động đã qua đào tạo ở các trình độ lại phân bổ không đồng đều giữa các vùng nông thôn và thành thị, trung ương và địa phương, miền núi và đồng bằng. Thực tế cho thấy, lực lượng lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là số lao động có trình độ cao tập trung chủ yếu ở các cơ quan trung ương, các thành phố hoặc trung tâm kinh tế lớn, như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Đặc biệt, có sự mất cân đối trầm trọng về lực lượng trí thức có trình độ tiến sĩ trở lên ở các vùng, miền; vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ chiếm gần 90% số tiến sĩ cả nước (trong đó, thành phố Hà Nội chiếm 63,82% và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 19,33%). Ở 6 vùng còn lại, vùng cao nhất cũng chỉ chiếm chưa đến 4%. Tổng số tiến sĩ của hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chỉ đạt 1% tổng số tiến sĩ của cả nước(5).
Mặt khác, trong số lao động đã qua đào tạo không phải ai cũng làm việc đúng ngành nghề chuyên môn; tình trạng làm trái ngành, trái nghề không phải là cá biệt. Có thể nói, việc sử dụng không hợp lý lao động nói chung đã là một sự lãng phí, song sử dụng không hợp lý lao động đã qua đào tạo thì mức độ lãng phí còn lớn hơn nhiều.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, đối với nước ta, để phát huy nguồn lực con người một cách hợp lý, hiệu quả cần phải có một hệ thống các biện pháp đồng bộ; trong đó, cần tập trung vào một số biện pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ nhằm, một mặt, phục vụ trực tiếp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; mặt khác, xây dựng tiềm lực trí tuệ - cốt lõi của nguồn nhân lực chất lượng cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu và “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”(6).
Trí tuệ là một trong những chỉ số quan trọng nhất của chất lượng nhân tố con người, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ có những bước phát triển nhảy vọt, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và sự xuất hiện của kinh tế tri thức hiện nay. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho con người, trước hết là với các thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi vì, xã hội hiện đại không chỉ cần có những con người chuyên gia, mà còn rất cần những con người công dân, có nhân cách và trách nhiệm cao đối với cộng đồng và xã hội. Do đó, quan điểm của Đảng về “giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu” phải trở thành tư tưởng chỉ đạo, được tất cả các cấp, các ngành, gia đình và xã hội quán triệt sâu rộng và thực thi nghiêm túc nhằm đào tạo những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đủ cả đức lẫn tài, cả sức khoẻ dồi dào lẫn đời sống tinh thần phong phú,... tạo nền tảng đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Mặt khác, để phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp đổi mới, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng hợp lý, hiệu quả lực lượng lao động. Đồng thời, cần kết hợp giữa nâng cao trình độ dân trí và phát triển nguồn nhân lực đồng đều ở các vùng miền, các cộng đồng xã hội; gắn chiến lược phát triển khoa học công nghệ với nâng cao hàm lượng trí tuệ trong nhân tố con người. Từ chỗ có nguồn lực con người bảo đảm về chất lượng, cần xây dựng và thực hiện những phương thức, cơ chế phát huy nguồn lực đó.
Thứ hai, cần quan tâm giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích theo phương châm bảo đảm công bằng xã hội trong từng chính sách, từng bước phát triển. Lợi ích chính là điểm mấu chốt, là một trong những động lực hàng đầu nhằm phát huy nhân tố con người. Trong thực tiễn cách mạng trước đây, do nhu cầu giải phóng dân tộc nổi lên hàng đầu nên lợi ích toàn dân tộc phải được đặt lên trên hết trong giải quyết mọi mối quan hệ lợi ích. Tuy nhiên, khi đất nước hoà bình, các nhu cầu và lợi ích chính đáng của người dân cần được tôn trọng và bảo đảm ngày càng tốt hơn. Theo đó, để phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước, không thể không đặt ra vấn đề giải quyết hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng và lợi ích toàn xã hội, giữa lợi ích trực tiếp trước mắt với lợi ích lâu dài, giữa lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần... Bên cạnh đó, cần coi trọng và thực hiện tốt hệ thống chính sách xã hội theo hướng lấy con người là trung tâm. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước cần có chính sách bảo đảm công bằng xã hội, tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của nền kinh tế, có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ liên quan đến phát triển con người. Đó chính là quá trình tích luỹ về lượng để có những biến đổi về chất và trong trường hợp mà chúng ta đang xem xét, là sự cống hiến ở mức cao nhất năng lực cá nhân của mỗi con người cho cộng đồng, xã hội.
Thứ ba, cần xây dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội nhằm tạo môi trường, điều kiện thiết yếu để phát huy vai trò của nguồn lực con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhân tố con người chỉ được khai thác và phát huy tối đa khi con người thực sự làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính mình. Để phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của con người trong mọi hoạt động thì nhất thiết phải xây dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ, trong đó ngày càng quan tâm đến dân chủ trực tiếp nhằm hiện thực hoá những giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội. Việc phát huy dân chủ không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả mọi người có thể cống hiến năng lực của mình cho xã hội, mà còn có ý nghĩa tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế phản biện xã hội với tinh thần lành mạnh, xây dựng và phát huy trách nhiệm công dân. Nói cách khác, thông qua quá trình dân chủ hoá, trí tuệ của toàn dân được huy động và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Đó cũng là lý do tại sao Hồ Chí Minh coi dân chủ là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi vấn đề mà thực tiễn cách mạng đặt ra.
Tuy nhiên, thực hiện dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ cương pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa; khắc phục mọi biểu hiện dân chủ cực đoan hoặc lợi dụng “dân chủ” để chia rẽ khối đại đoàn kết, làm rạn nứt sự đồng thuận xã hội. Lấy dân chủ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước làm nòng cốt để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường dân chủ nhằm giải phóng mọi năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho sự nghiệp đổi mới thắng lợi.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta đã sáng suốt khi dựa vào nhân tố con người để đạt đến mọi thành công. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, việc luôn nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của nguồn lực con người và lấy đó làm điểm tựa vững chắc là điều kiện để chúng ta đưa sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đến thắng lợi. Phát huy nguồn lực con người để phát triển xã hội, đó là một vấn đề có tính quy luật.
viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm "bảo vệ môi trường là bảo vệ chúng ta "
Trong đời sống xã hội nhiều năm trở lại đây, vấn đề môi trường sống được nhắc đến như là “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các hội thảo khoa học, các hội nghị quốc tế, những cuộc thi, những cuộc vận động… xoay quanh vấn đề môi trướng sống đang từng ngày từng giờ được diễn ra, tất cả đều phát đi bức thông điệp khẩn thiết: Hãy cứu lấy môi trường!
Vì sao vậy? Vì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Môi trường sống bao gồm những điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Môi trường sống lại được chia nhỏ thành các loại: đất, nước, cây cối, không khí, bầu trời. Môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, sự xâm hại đến môi trường sống gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. Đất đai là tài nguyên vô giá không có khả năng sản sinh thêm, đó là điều kiện vật chất cơ bản cho mọi hoạt động sống của con người: trên mặt đất con người sinh sống, dựng nhà cửa, trường học, nhà máy… Và đặc biệt là trên mặt đất, chúng ta trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm: trồng ngũ cốc, rau màu, nuôi gia súc, gia cầm… Nhưng ngày nay, đất đai đang bị phá hoại nghiêm trọng. Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do việc xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp…; do bị cát xâm thực, bị nước mặn ăn dần… Đất cũng đang bị hư hại do các chất thải mà chủ yếu từ bao bì ni lông khó phân hủy. Mặt khác, còn do con người sử dụng quá nhiều phân bón hóa học khiến đất bị chua. Cùng với mặt đất là nguồn nước sạch của Trái Đất. Đó là hệ thống nước ngầm, nước sông, nước ao hồ. Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống: nước dùng để uống, dùng cho sinh hoạt, cho tưới tiêu nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp… Nhưng nguồn nước sạch cũng đang dần cạn kiệt. Nước đang bị đe dọa bởi chất thải công nghiệp, bởi rác thải sinh hoạt, bởi nước mặn xâm hại (do hiện tượng mực nước biển dâng lên)… Trong năm 2008, nhiều vụ án môi trường bị phát giác khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho nguồn nước sạch của đất nước: vấn đề nước thải sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Tô Lịch… Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Đã có nhiều kết luận khoa học chính thức về nguyên nhân gây ra các hiện tượng mắc bệnh ung thư hàng loạt ở một số làng là do nguồn nước (ở Thái Bình, Quảng Trị…) Cây cối trên mặt đất cũng không tránh được thảm hoại bị phá hoại. Cũng như đất, nước, cây cối có vai trò quan trọng đối với con người. Cây thanh lọc không khí, tạo ra cân bằng sinh thái, cây cho giá trị kinh tế (gỗ, thuốc, hoa quả…). Nhưng cây hiện cũng đang bị đe dọa rất nhiều. Cây rừng đang bị chặt phá bừa bãi, nhiều trận cháy rừng diễn ra ở phạm vi rộng (cháy rừng ở Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, ở Việt Nam có thể kể đến vụ cháy rừng U Minh năm 2003…). Rừng bị tàn phá, tai họa trước mắt ta có thể nhìn thấy được là những trận lũ lụt ở rừng đầu nguồn gây sạt lở đất đá làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chưa hết, lũ lụt còn đi liền với những trận đại hạn kéo dài làm cây cối chết khô tạo điều kiện cho cháy rừng lan nhanh hơn nữa! Hạn hán rồi lũ lụt, đó tiếp tục là nguyên nhân làm xói mòn, rửa trôi đất màu, đất mùn của nông nghiệp. Mặt đất đã như vậy, không khí và bầu trời cũng không được bình yên! Không khí là yếu tố sống còn của nhân loại: không khí trước hết cho con người khí oxi để thở và để sống. Nhưng không khí đang bị khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tấn công. Đó là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) là các loại vi trùng vi khuẩn bị lây nhiễm từ rác thải. Không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra sự bùng phát của nhiều loại bệnh lây qua đường hô hấp như quai bị, ho lao, cúm… và đặc biệt gần đây là bệnh cúm H5N1. Không khí ô nhiễm nặng nề kéo theo sự suy sụp của cả trời xanh. Khí các-bô-níc quá nhiều tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên gây băng tan ở hai cực. Khí thải công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp sản xuất tủ lạnh) làm thủng tầng ôzôn khiến Trái Đất phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mặt Trời là những tia tử ngoại, tia cực tím vô cũng nguy hại. Môi trường sống quanh ta, những người bạn thân thiết nhất đối với sự sống đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Bởi vậy, chúng ta hãy hành động vì môi trường bằng cách hạn chế những nguyên nhân hủy hoại môi trường. “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn thôi!”.
viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm" sách là ngọn đè sáng của trí tuệ nhân loại "
Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.
Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.
Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.
Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.
Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.
Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.
Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.
Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.
Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.
Gợi ý:
Mở đầu bằng việc khẳng định giá trị không thể thay thế của sách. Từ luận điểm được nêu, tác giả đã chỉ ra các phương diện khác nhau mà sách đem lại. Đó là:
1) Sách là người bạn.
2) Sách mở mang tri thức, hiểu biết.
3) Sách đưa ta vượt thời gian.
4) Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn.
Khi phân tích, ta không nên đơn thuần chỉ là tách nhỏ các mặt nội dung để tìm hiểu mà còn cần phải xác lập mối liên hệ giữa chúng để có cơ sở khái quát lại toàn bộ nội dung đã trình bày trước đó, từ đó rút ra nhận thức chân lý. Muốn nhìn nhận đối tượng trong sự thống nhất hữu cơ của nó thì cần phải tổng hợp.