Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Có thể nói, khổ cuối của tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" chính là một trong những đoạn hay nhất, thể hiện chủ đề của toàn bài. Đó là vẻ đẹp quết tâm chiến đấu giải phóng miền nam của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Đoạn thơ nổi bật vì hình ảnh thơ độc đáo: những chiếc xe không có kính băng ra chiến trường. Điệp từ không nhấn mạnh chiến tranh ngày càng khốc liệt làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi. Nhưng xe vẫn băng băng tiến về miền Nam. Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản giữa hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến và phẩm chất của người lính lái xe, ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược. Hình ảnh hoán dụ một trái tim xuất hiện trong câu thơ thật gợi cảm, ta cảm nhận được cuộc sống vui tươi, tình yêu nước nồng nàn cháy bỏng. Trái tim, đó là ngọn đèn, như mặt trời ở cuối bài thơ như làm ấm, làm sáng rực lên chiến trường nhiều gian khó. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ là chân lý của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, trận thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn nào của quân thù có thể làm lay chuyển được. Như vậy, đoạn thơ chính là nhãn tự của bài thơ, đọng lại trong người đọc cảm xúc sâu sắc nhất.
- phép thế : trận thắng thay thế cho chiến thắng
- khởi ngữ: Trái tim
Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Nó gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm. Trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi ông Sáu là "ba". Đối với con bé ông Sáu là một người xa lạ không phải là người cha trong kí ức của nó. Thậm chí, nó hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống. Khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nhưng đến khi biết được sự thật từ bà ngoại, Thu đã hiểu ra và thương ba của mình nhiều hơn. Ngay trong giờ phút chia tay con bé đã cất tiếng goi "cha". Con bé ôm, hôn vết sẹo từng khiến mình không nhận ra cha, níu giữ không cho cha rời đi khiến ai nấy chứng kiến đều rơi lệ. Tình cảm của bé Thu dành cho cha mình được cô bé thể hiện qua hành động xấc xược rồi sự ân hận của mình về hành động đó và đến khi chia tay người cha của mình thì tình cảm này được thể hiện mãnh liệt nhất. Cô bé ương nghạch ngày nào giờ đây đã hiểu chuyện, yêu thương và tự hào về cha hơn bao giờ hết. Sau này, Thu đã trở thành cô liên lạc dùng cảm được truyền sức mạnh về tình yêu cha và đất nước.
Tham khảo nha em:
Trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật nổi bật lên một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường. Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” đi rồi và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Nhưng tác giả sử dụng hình ảnh là những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Nó là hình ảnh hoàn toàn có thực trong chiến tranh, thực đến trần trụi đã được tác giả nắm bắt đưa vào thơ và khai thác ở đó cả chất thơ và nhiều ý nghĩa. Đối với tác giả, viết về những người lái xe thì không gì gắn họ với hình ảnh chiếc xe, qua xe mà làm nổi bật hình ảnh người lái xe. Bởi vậy, có thể nói khi tìm được hình ảnh chiếc xe không kính tác giả đã tìm được sự đặc sắc cho bài thơ của mình tạo thành một hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.
Câu có khởi ngữ: in đậm nghiêng
Phép thế: Những chiếc xe không kính= Nó
Khởi ngữ là cái nào ạ ???