K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2022

Tham Khảo

 “Trong bài thơ “Nhớ rừng”, bức tranh tứ bình trong nỗi nhớ da diết của con hổ hiện lên thật đẹp, thật trong sáng , thật hùng vĩ”..Hai câu thơ đầu mở ra là khung cảnh " Đêm vàng bên bờ suối ". Đó là cảnh đẹp diễm lệ khi con hổ " say mồi đứng uống ánh trăng tan". Nó thật lãng mạn, con hổ như một chàng thi sĩ đang đứng uống ánh trăng tan dần tan dần trên bầu trời đêm mơ mộng hồi tưởng về quá khứ. Đó hình hình ảnh một bậc đế vương đang lặng ngắm giang sơn đang thay một màu áo mới, một giang sơn ngập tràn sắc xanh của vạn vật: " Nào đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn/ Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới". Hình ảnh " Bình minh cây xanh nắng gội" , " tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng" là hình ảnh một bậc đế vương mà các loài động vật khác phải phục tùng, ca hát cho giấc ngủ của vị chúa sơn lâm cùng vs ánh bình minh chan hoà, dịu ấm.Bức tranh cuối cùng  " chiều lênh láng máu sau rừng" hiện lên như một bước ngoặt thay đổi hoàn toàn. Thật dữ dội! ( câu cảm thán). Biện pháp đảo ngữ càng khiến cho bức tranh trở nên dữ dội hơn nữa. Hình ảnh con hổ đang chờ đợi mặt trời lụi tàn để nó chiếm lấy " riêng phần bí mật" trong vũ trụ: khi màn đêm buông xuống, bao phủ khắp núi rừng và nó sẽ hoàn toàn chiếm lĩnh cái thế giới rừng sâu bí hiểm đầy bóng tối, nơi mà nó có thể mặc sức tung hoành, một nơi mà nó gầm lên một tiếng là muôn loài phải khiếp sợ. Câu hỏi tu từ, điệp ngữ " nào đâu" xuất hiện từ đầu đến cuối bức tranh không chỉ vì chỉ đích đến con hổ mà nó còn như lời than nuối tiếc khôn nguôi của con hổ. Nỗi nhớ về những năm tháng quá khứ tươi đẹp như một nhát giao khứa sâu vào trái tim của con hổ. Một vị chúa sơn lâm giờ lại chỉ biết luẩn quẩn quanh những cây cối, gò đá trang trí...

12 tháng 3 2022

sao ah lại tranh văn với em:((

20 tháng 9

Sau khi học xong bài thơ "Quê hương" của tác giả Tế Hanh, tôi thích nhất khổ thơ thứ ba của văn bản. Khổ thơ đó đã để lại cho tôi một cảm giác khó quên, vui vẻ. Khổ thơ này được Tế Hanh nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Không khí lúc đó là những tiếng ồn ào, tấp nập, vui tươi, sôi nổi của người thân và niềm vui của những người chiến thắng trở về. Kết quả của chuyến đi đầy gian khổ là biển lặng, những chú cá đầy ghe. Người dân chài khỏe khoắn, chăm chỉ, mang đậm bản sắc của biển cả. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để làm cho người đọc hiểu rằng con thuyền cũng giống như con người cần phải nghỉ ngơi sau 1 ngày lao động đầy vất vả. Qua khổ thơ ta thấy cảnh nhộn nhịp, con người và con thuyền gắn bó thân thiết với quê hương. Chính vì thế tôi rất thích khổ thơ trên.

30 tháng 1 2023

Tâm trạng của hổ khi ở trong vườn bách thú đã được nhà thơ Thế Lữ khắc hoạ thật sinh động(độc đáo) trong bài thơ "Nhớ Rừng". Trước hết, hình ảnh con hổ đc thi sĩ nói tới với bao thương xót, cảm thông. Hổ đang phải nằm trong cũi sắt nơi vườn bách thú, chúa sơn lâm ma phải trong cảnh tù hãm thì quả là cay đắng và uất hận biết bao! Bị nhốt trong cũi sắt, tất cả đau đớn cay đắng chất khối thành khối"Gặm mãi mà chẳng tan, chẳng hết", hổ chỉ con bt nằm dài bất lực. Hổ cảm thất đau khổ khi bị chế diễu, bị nhục nhằn tù hãm, bị trở thành 1 món đồ chơi cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ và lũ gấu dở hơi. Nhưng chán chường buông xuôi chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài còn ẩn dấu trong tâm lòng mãnh hổ là nỗi uất hận vô cùng to lớn. Cách diễn đtạ "khối căm hờn" làm cho nỗi căm hờn ấy từ vô hình trở nên hữu hình như có thể nhìn thấy cụ thể. Nỗi căm hờn không chỉ dừng lại khoảnh khắc mà nó đã kết đọng lại từ lâu.
*2023 làm chắc không cần đâu=)))

20 tháng 7 2021

Tham khảo:

Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Thêm nữa hình ảnh mái chèo của chiếc thuyền mạnh mẽ qua động từ “phăng” vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn. dẫu có sóng gió thì con thuyền ấy vẫn vượt qua một ách dễ dàng với ý chí của những người điều khiển nó. Một bức tranh vẽ cảnh ra khơi mới sinh động và hấp dẫn làm sao. Trên cái nền màu hồng nhạt của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển ca hiện lên hình ảnh những con thuyền đội sóng lướt nhẹ nhưng mạnh mẽ biết bao. Thế rồi những cánh buồm trắng giương to lên như mảnh hồn làng. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm mang linh hồn cả một làng chài ấy, đó là sự tương trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày! Những cánh buồm ấy mượn sức gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng. Vậy đấy quê hương luôn là hai tiếng gọi thân thương nhất cho mỗi người chúng ta. nhà thơ Tế Hanh đã có một quê hương mặn mà vị biển cả như thế. Có thê nói trong bài thơ đoạn đoàn thuyền ra khơi đánh cá bắt đầu một ngày làm việc mới là một trong những đoạn hay và ý nghĩa nhất. Vì nó không đơn giản là một công việc mưu sinh, không đơn giản là một ngày làm mà đó là kí ức của tác giả về quê hương của mình.

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" viết năm 1958, đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Điều này được bộc lộ rõ nét trong khổ thơ thứ ba của bài. Trong không gian trời nước mênh mông, đoàn thuyền đi đến nơi dặm xa, người ngư dân bắt tay vào những công việc của mình. "Thuyền ta lái gió với buồm trăng/Lướt giữa mây cao với biển bằng". Đoàn thuyền lại ra khơi đi trên biển trong sự nâng đỡ bao la của biển cả, của thiên nhiên vũ trụ. Trong cảm hứng lãng mạn và trí tưởng tượng bay bổng, Huy Cận đã có một sự liên tưởng táo bạo trong các hình ảnh ẩn dụ "lái gió với buồm trăng". Gió làm bánh lái còn trăng trên bầu trời là cánh buồm để con thuyền vượt sóng. Nghệ thuật đối "lái gió - buồm trăng", "mây cao - biển bằng" gợi ra trước mắt người đọc một không gian ba chiều thoáng đạt, kì vĩ. Hơn thế nữa, hai câu thơ tiếp theo còn diễn tả sinh động cảnh đánh bắt cá trên biển "Ra đậu dặm xa dò vùng biển/Dàn đan thế trận lưới vây giăng". Cụm từ "dặm xa" cho thấy những ngư dân muốn đánh bắt cá thì phải trải qua hành trình xa bờ". Họ chủ động tìm đến vùng biển có nhiều cá (bụng biển) để giăng lưới. Hai câu thơ khiến người đọc cảm nhận được những ngư dân quả là những con người dày dặn kinh nghiệm, chủ động khai thác tài nguyên biển. Đối với bạn đọc, bài thơ đã đem đến cho ta nhiều giá trị to lớn, quý giá. Thầm cảm ơn nhà thơ Huy Cận đã đem đến cho chúng ta những vần thơ hay đến thế này!

Khổ 3 bài thơ nhớ rừng là 1 bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi tiếc nhớ khôn nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. Người ta nói “thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh),quả thật là như vậy ;và điều trên được thể hiện rõ qua bài thơ NHỚ RỪNG.Tuy cả bài đều xuất hiện những bức tranh llộng lẫy,đa màu của thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn nên để ý hơn cả là bức tranh tứ bình được khắc họa vô cùng rõ nét ,chân thật trong khổ 3.Trước hết con hổ hiện lên thật lãng mạn trông như thi sĩ đứng bên bờ suối ,uống ánh trăng tan.Khi thì nó lại mang dáng vẻ của một nhà hiền triết khi vào những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn lặng ngắm giang sơn đổi mới.Trong những buổi bình minh cây xanh nắng gội,tiếng chim vang khắp tưng bừng thì nó là một bậc đế vương hiền lành.Cuối cùng ,khi đã đến lúc mà nó mong chờ là cái mảnh mặt trời tắt hẳn thì nó trở về là chính nó-vị chúa tể tàn bạo ,dữ dội,làm chủ bóng tối.Qua bút pháp lãng mạn của Thế Lữ ,ông đã vẽ nên một bộ tranh ko gì có thể sánh bằng,tuyệt đpẹ ,hùng vĩ.Phóng khoáng !Và đồng thời cũng đã làm sống dậy một thời huy hoàng ,quyền uy của vị chúa tể rừng già

27 tháng 1 2021

Thê áy tâm trạng uất hận của con hổ đâu bn. Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc??

15 tháng 1 2020

Hổ nhớ lại cuộc sống của những ngày " tung hoành, hống hách", làm chúa sơn lâm. Cả một quá khứ hiện lên rất đẹp trong nỗi " nhớ rừng" của hổ, đó là cảnh núi rừng hùng vĩ " bóng cả cây già", " tiếng gió gào ngàn", "giọng nguồn hét núi". là " những đêm vàng bên bờ suối", " những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn", những bình minh cây xanh nắng gội"... 

Với cuộc sống hiện tại, hổ chán chường, căm ghét cảnh giả dối, tầm thường : 

Càng chán ngán với cái thế giới nhỏ hẹp, tù túng, hổ càng luyến tiếc cái quá khứ oai hùng của cuộc sống tự do, nhưng đó chỉ là dĩ vãng một đi không trở lại. 

Tâm trạng thất vọng của hổ được bộc lộ trong lời than não nuột : " Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu". 

Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của một lớp thanh niên trí thức Việt Nam đương thời. Họ ý thức được nỗi nhục nhã và uất ức vì thân phận tù túng, hèn kém của một người dân mất nước; họ không chấp nhận cuộc đời nô lệ nhưng chưa dám hành động cho độc lập tự do. Họ đành thúc thủ, bất lực và dừng lại ở thái độ phủ nhận thực tại xã hội, đồng thời thể hiện khát vọng tự do, mong ước được giải thoát khỏi cuộc sống tầm thường giả dối trong xã hội đương thời.

#Châu's ngốc