Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đi du lịch! Đó là sở thích của nhiều người. Nhưng cùng với nhiều người, đó là thú vui xa xỉ, bởi vì không phải ai cũng có đủ tiền bạc về thời gian để tận hưởng thứ vui ấy. Nhưng đối với em, việc du lịch lại không hoang phí nhiều thứ như vậy, em thích đi du lịch qua những bài thơ nói về các địa danh, đi thăm “rừng mơ” trên núi Thơm, Hương Sơn, tỉnh Bình Định. Đó là một trong những trải nghiệm thú vị và gây cho em nhiều xúc động nhất!
“Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa.”
Điều thú vị ở từng “chuyến đi” của em là luôn có những “hướng dẫn viên du lịch” khá nỗi tiếng trên diễn đàn văn chương và lần nay là nhà thơ Nam Trân đáng mến!
May mắn cho em là “chuyến viếng thăm” của em vào đúng mùa hoa mơ nở rộ. Em thật sự ấn tượng với cảnh núi non hùng vĩ, với những đài hoa trắng muốt hương thơm quyến rủ lạ kì của loại hoa rừng trong trắng!
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa!
Thật không ngoa khi tác giả sử dụng động từ “ôm” một cách tự nhiên như vậy! Đúng là ngọn núi đầy những cảnh mơ trắng, chúng đan vào nhau nở rộ khắp nơi…Chúng tạo thành một tấm áo khoác lên với họa tiết tinh sảo mà chỉ có bàn tay thiên nhiên mới tạo nên được. Chiếc áo khoác đó tạo nên sự ấm áp cho ngọn núi trong buổi chiều đông vắng lặng này! Và với biện pháp nhân hóa rừng mơ biết “ôm” như thế đã tạo nên sự gần gũi, thân mật và cả một tấm lòng yêu và cảm nhận thiên nhiên dạt dào của tác giả!
Câu thứ hai của đoạn thì đã khá rõ. Với độ cao hàng trăm mét so với mực nước biển thì việc những đám mây lẫn quất đầu cành, cuối ngọn cũng là hiển nhiên. Nhưng ý tác giả muốn nói hoa mơ trắng như những đám mây trên bầu trời kết lại vậy! Cách nói cường điệu này làm cho khoảng cách giữa trời và đất như được thu hẹp và trong một lúc tay ta cảm nhận dư vị của trời đất như hòa tan làm một!
Gió trời đông gờn gợn.
Gió gợn nhẹ từng cơn hay lòng người gợn lạnh vì gió? Sự tinh tế khi tác giả chọn “gờn gợn” đó là cơn gió nhẹ, mỏng, mơ hồ như những đám mây mà có lúc cũng giống sóng trên một dòng sông, không mạnh, không dồn dập…nhưng lại khiến người ta chạnh lòng.
Cũng vì cơn gió ấy mà hương thơm của hoa mơ cứ thoang thoảng
Hương bay gần bay xa.
Hương hoa mơ được gió mang đến và mang đi một cách vô tình và hữu ích, hương hoa cứ quấn lấy ta lúc chặt, lúc hờ hững nhưng sao lại khiến ta sao xuyến một cách lạ kỳ, đó chính là một trong những đạc trưng của loại hoa rừng danh tiếng! Thật sự em rất cảm động khi đọc đoạn thơ này, nó gieo vào lòng em những mầm cảm xúc khác lạ. Em như đã trông thấy một bức tranh thiên nhiên với cả trời và đất hòa quyện làm một. Đó là hoa nắng, núi tím, cả hương thơm từ những cơn gió báo hiệu đông sắp tàn, xuân lại đến vạn vật sinh sôi. Với tất cả bút pháp tinh tế: nhân hóa, cường điệu và tình yêu thiên tác giả đã truyền cho em một cảm xúc mãnh liệt với ý nghĩa: Việt Nam quê hương ta đâu đâu cũng đẹp, rồi một ngày không xa em sẽ thăm “Rừng mơ” theo đúng nghĩa đen của nó. Yêu sao tổ quốc xinh đẹp này, thật đáng tự hào em là một người con của đất việt trù phú.
Sáng chủ nhật, em được theo mẹ ra đồng màu Lạc Thổ đưa nước cho thợ cày. Các ruộng lúa mới gặt xong độ một tuần đã bắt đầu cày vỡ, làm đất trồng màu vụ đông.
Trong làng, một số gia đình đã có máy cày, máy bừa, nhưng phần đông các hộ vẫn nuôi trâu, bò vừa để cày bừa, vừa lấy phân chuồng bón ruộng. Gia đình em chỉ có 6 sào ruộng, mẹ chỉ dùng hình thức đổi công.
Bác Huấn vẫn cày bừa, làm đất cho nhà em. Nhìn thấy hai mẹ con em đứng trên bờ, bác giơ nón vẫy rồi lại xăm xăm cày. Bác Huấn ngót 50 tuổi, bác nói tuổi bác là tuổi Sửu, "cái tuổi làm hùng hục như trâu bò”. Tính bác vui, cởi mở, vừa nói vừa cười rất dễ mến. Bác to khỏe, quần nâu xắn cao, áo lính bạc màu, sau lưng giắt cái điếu cày mà bác gọi là “đại bác”. Người lực lưỡng, bắp chân bắp tay cuồn cuộn. Nước da màu nâu sẫm, đúng là vóc dáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn, quen dầm mưa dãi nắng.
Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cày đi trước. Bác Huấn, tay trái nắm thừng để điều khiển, tay phải cầm đốc cày, theo sau. Đường cày thẳng, bác nhoai người về phía trước. Đến hai đầu bờ, bác nhấc cày lên, cho trâu quay lại cày tiếp. Bác nhấc cày nhẹ nhàng như không. Lâu lâu, bác lại cất tiếng “ tắc, rì.. họ”, lần đầu tiên em mới nghe thấy những tiếng ấy của thợ cày. Bác chia ruộng thành nhiều khoảnh, mỗi khoảnh là một luống cày, mỗi luống cày có nhiều đường cày. Ruộng đồng màu, đất xốp vừa độ ẩm, những luống cày lượn sóng úp vào nhau, trông thật đẹp.
Xong một luống cày, bác cho trâu đứng nghỉ. Bác lên bờ đến chỗ hai mẹ con em đứng đợi. Mẹ em lấy ra bốn củ khoai lang bày ra trên đĩa, rót chè xanh ra bát mời bác. Bác lấy chiếc nón đang đội trên đầu quạt một lúc rồi đặt xuống làm “ ghế” ngồi rất thoải mái. Vừa nói chuyện với hai mẹ con em, bác vừa bật lửa rít thuốc lào. Tiếng rít thuốc giòn tan. Cặp mắt lờ đờ, bác phun khói ra cả mũi miệng, làm em ngạc nhiên quá. Cả con người bác toát ra một vẻ sảng khoái kì lạ. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo hai vai áo. Trán lấm tấm mồ hôi. Cặp lông mày sâu róm nhíu lại. Bác xoay hai tay vào nhau, vỗ vỗ mấy cái, cầm lấy củ khoai mẹ em mời, bác bóc vỏ ăn một cách ngon lành. Bác uống liền một lúc hai bát nước, rồi nói:
-Chè chị mua ở chợ Đồng à ? Thơm và đậm lắm. Cứ để tất cả mọi thứ lại, hai mẹ con chị cứ ra về kẻo nắng. Tôi sẽ lo liệu hết.
Bác lại xăm xăm bước đến chỗ con trâu. Tiếng “ tắc…rì…” nghe rất rõ. Trâu kéo cày băng băng. Lúc thì bác Huấn khom lưng, lúc thì nhoài người ra phía trước , tay phải nắm đốc cày một cách thiện nghệ. Những đường cày thẳng tăm tắp, những luống cày lượn sóng. Đi theo sau người và trâu là đàn sáo mỏ vàng năm, sáu con, lúc bay lúc nhảy để tìm mồi.
Cả cánh đồng màu chuyển động. Những luống cày màu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Trâu và người cặm cụi, mải miết làm việc. Đi được một quãng, ngoái lại nhìn, em vẫn còn nhìn thấy bóng nón trắng của bác Huấn đang nhấp nhô trên thửa ruộng gia đình em.
Mẹ vừa đi vừa nói: “Bác Huấn chỉ học hết lớp 7, rồi đi thanh niên xung phong. Bác chất phác, cày bừa giỏi, cả làng ai cũng quý. Cuối tuần bác lại bừa và làm luống giúp để nhà ta trồng đậu cô ve giống mới. Bố bác Huấn ngày xưa là lão nông tri điền, 70 tuổi mà còn đi cày quanh năm…”
Bạn tham khảo nha (nếu quá dài thì bạn cố gắng rút gọn nha)
Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.
Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.
Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.
Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.
Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.
Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.
Tả cánh đồng lúa chín ở quê em - 1
Sáng sớm tinh mơ, em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm.
Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo.
Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng.
Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.
Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.
Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.
Tả cánh đồng lúa chín ở quê em - 2
Với mỗi đứa trẻ nông thôn như em, hình ảnh cánh đồng lúa chín chắc chắn không còn xa lạ nữa. Cánh đồng lúa gắn bó với tuổi thơ em, với từng ngày em lớn lên, với những ngày tháng em tới trường.
Ngôi làng nhỏ của em có truyền thống trồng lúa. Những cánh đồng lúa mênh mông, rộng thẳng cánh cò bay một tay bà con nơi đây chăm bón. Còn gì đẹp hơn khi kỷ niệm tuổi thơ được gắn liền với ruộng lúa quê hương, với những tháng ngày cùng chúng bạn rong ruổi trên cánh đồng lúa tốt tươi. Đến mùa, cánh đồng lúa phủ một màu vàng óng mượt, thật đẹp mắt, êm dịu đến lạ thường.
Cánh đồng mẫu lớn được chia thành rất nhiều những ô vuông trông giống như một tấm thảm khổng lồ. Những cây lúa được chăm bón kỹ lưỡng cho tới ngày được thu hoạch. Bông lúa chín nặng trĩu trên tay vàng óng như những bông vàng, hạt ngọc của người dân. Cả đồng lúa chín tràn ngập sắc vàng, chỗ vàng sẫm, chỗ lại vàng tươi xen lẫn với màu xanh của lá.
Nếu có cơn gió bất chợt ghé qua hỏi thăm, những bông lúa rì rào uốn lượn như từng đợt sóng đang thi nhau tấp vào bờ. Trên ruộng, các bác nông dân cẩn thận làm những con ma nơ canh mặc áo, đội nón lá để dọa lũ chim không cho chúng xuống ăn thóc. Nhìn từ xa, chúng như những vệ sĩ to khỏe, đứng sừng sững bảo vệ đồng lúa khỏi lũ chim ham ăn vậy.
Cánh đồng lúa chín thật đẹp. Nó mang một nét đẹp bình dị, mộc mạc nhưng thật ý nghĩa. Em rất yêu cánh đồng lúa quê em. Cánh đồng không chỉ giúp người nông dân làm kinh tế mà nó còn là nơi ấp ủ những kỷ niệm tuổi thơ của em và những đứa trẻ thôn quê.
Chùa Phật Tích nằm trên một địa bàn diễn ra sự gặp gỡ, giao thoa, hội nhập giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ từ đầu Công nguyên. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước, trung tâm Dâu – Luy Lâu.
Chùa Phật Tích
Đến thời Lý, Phật giáo đã phát triển đến đỉnh cao trong lịch sử Phật giáo ở nước ta. Bắc Ninh và Phật Tích nói riêng, đều nằm trên quê hương nhà Lý, được vua Lý cho xây dựng nhiều chùa, tháp, phần nhiều là các đại danh lam. Phật Tích do đó cũng được xây dựng với quy mô to lớn.
Khác với một số chùa được xây dựng cùng thời, chùa Phật Tích được sự quan tâm đặc biệt của vương triều Lý và triều đại nhà Trần cũng như các triều đại sau này.
Theo văn bia “Vạn Phúc đại thiền tự bi” dựng năm 1686 thì: Vua thứ ba nhà Lý (tức vua Lý Thánh Tông) năm Long Thuỵ Thái Bình thứ IV (1057) cất lên cây tháp quý cao ngàn trượng, lại tạo pho tượng mình vàng cao 6 thước, cấp hơn trăm thửa ruộng, xây chùa hẳn trăm gian. Trên đỉnh núi mở ra một toà nhà đá, bên trong điện tự nhiên sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng, lại to, sáng sủa và lớn. Trên bậc thềm đằng trước có bây 10 con thú, phía sau có ao rồng, góc cao vẽ chim phượng và sao Đẩu lấp lánh, lầu rộng và cao, tay rồng với tận trời cao,..
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” năm Tân Hợi niên hiệu Thần Võ năm thứ III (1071) Lý Thánh Tông về thăm chùa Phật Tích và đã viết tặng nhà chùa chữ “Phật” dài 6 thước (khoảng 2,4m) rồi cho thợ khắc vào đá để ở núi Tiên Du. Ngày nay chữ “Phật” ngàn vàng không còn nữa.
Đến thế kỷ XIV dưới triều đại nhà Trần, Phật Tích vẫn là một ngôi chùa lớn, một đại danh lam thắng cảnh. Thời kỳ này Nho học đã được quan tâm do vậy các vua Trần đã cho xây dựng chùa Vạn Phúc, một thư viện lớn do danh nhân Trần Nhân Tông làm viện trưởng. Thư viện này còn gọi là cung Bảo Hoà, theo sử cũ năm Quý Hợi niên hiệu Xương Phù thứ XVIII (1383), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đến thăm cung Bảo Hoà và hỏi han bầy tôi vể lịch sử, về thơ văn, về danh nhân, lương tướng…rồi cho chép thành sách, đặt tên la “Báo Hoà dư bút” gồm 8 quyển; Năm sau, năm Giáp tý (1384), ông tổ chức cuộc thi thái học sinh (tức thi tiên sĩ) trên quy mô toàn quốc ở chùa Phật Tích.
Đến đời Lê – Trịnh (1623–1657) Đệ nhất cung tần của Thanh Đô vương Trịnh Tráng là Trần Thi Ngọc Am đã cho tu sửa lại chùa với quy mô kiến trúc điêu khắc đẹp đẽ, nằm hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.
Chùa được xây dựng ở sườn núi phía nam, toạ lạc trên khu đất cao, bao gồm ba bậc nền thềm có kè bằng đá tảng dựng đứng như bức tường dài 58m, cao từ 3–5m, ở khoảng giữa tường là lối đi bằng đá rộng 5m có 80 bậc. Trước khi lên bậc cấp dẫn đến tầng nền thứ nhất ta bắt gặp một cái giếng đá tròn, nước rất trong. Tương truyền dưới đáy giếng có đầu rồng đá phun nước, giếng được che mát bởi cây đa cổ thụ. Hai đầu của con đường nhỏ dẫn lên chùa là hai ao hình chữ nhật.
Qua 30 bậc đá ta sẽ tới gác chuông (tam quan) dài 13m, rộng 11m dẫn khách lên chùa. Tới tầng nền thứ hai ta thấy chiều dài 30m của tầng này được kè đá tảng, chiều rộng của tầng nền thứ hai khoảng 70m và cách so với tầng nền thứ nhất là 5m. Đứng tại tầng nền thứ hai ta quan sát được hai phần, một phần là chùa, một phần là vườn chùa – nơi trước kia trồng hoa mẫu đơn để đầu xuân mở hội xem hoa, cũng ở nơi đây đã lưu truyền mối tình duyên trong truyền kỳ “Từ Thức gặp tiên”, ở giữa tầng nền là dấu tích của những toà nhà gồm 11 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, 5 gian thượng điện, 9 gian hậu cung, hai bên là hai dãy hành lang, mỗi bên 7 gian. Tất cả toà nhà này được bố trí theo kiểu “nội Công, ngoại Quốc”
Bên phải những toà nhà này là miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am. Miếu Tiên chúa còn để lại dấu vết trên móng kiểu chữ “Đinh”, lớp trước 4 gian ngang, lớp sau 4 gian dọc. Phía trước miếu có dựng một ngọn tháp Linh Quang xây năm Chính Hoà XX (1699).
Miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am
Bên trái có dấu vết của nhà phương trường 5 gian và đằng trước là nhà tổ đệ nhất với 5 gian trước và 3 gian điện phía sau. Cũng tại tầng nền thứ 2 này người ta còn thấy tấm bia “Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi” dựng năm Chính Hoà VII (1686) đã bị gãy đôi, nay vẫn còn một nửa tấm bia lưu giữ ở chùa. Trong gian thương điện có thờ một pho tượng A Di Đà nổi trên toà sen. Các cột của thương điện được đặt trên các chân tảng bằng đá hình hộp vuông mỗi cạnh rộng 0,83m.
Tầng nền thứ ba được kè đá phẳng phiu như hai tầng dưới, lối đi lên giữa tầng nền hai và tầng nền ba bằng hai cửa nhỏ hai bên. Tại nền thứ ba này có một ao nhỏ hình chữ nhật có chiều dài 7m, rộng 5m, sâu 2,2m gọi là ao Rồng (Long Trì), bốn bờ ao được kè đá tảng, thẳng đứng với đáy ao. Đáy có thềm đá hình bán nguyệt đường kính 3,8m, chỗ nhô cao nhất là 1,9m ở môi bên nửa trên đá có chạm nổi một con rồng khá lớn, trên cạnh giữa chạm nổi hình sóng nước nhô cao (thuỷ ba) cho biết đây là ao thời Lý. Đường xuống ao Rồng có cầu thang bằng đá rộng 2m với 13 bậc. Phía trên cầu thang là toà nhà đá này còn dấu vết của nền nhà bằng đá hình chữ nhật dài 4,25m, rộng 3m.
Cũng tại nền thứ ba này là một vườn tháp được dựng bằng đá xanh và đất nung, cả vườn tháp có tới 32 ngọn tháp lớn nhỏ nằm chen vào núi đá nhấp nhô, một số tháp có ghi năm dựng và tên tháp như “Tháp Phổ Quang”, dựng năm cảnh trị thứ II (1664) Tháp cao 4 tầng và cấu trúc tròn, khắc hình bát quái, ba mặt tháp chạm bảy tượng Phật ngồi trên toà sen, “Tháp Viên Dung” dựng năm kỷ Mùi (1679) cao 4 tầng, mặt trước của tầng thứ hai chạm nổi hình tròn, trên có hình vuông để biểu thị trời tròn, đất vuông. “Tháp Hiển Quang” dựng năm Vĩnh Trị thứ V (1680). “Tháp Viên Quang” dựng nam Chính Hoà thứ V (1684) đều cao hai tầng.
Tháp Phổ Quang
“Tháp Bảo Nghiêm” dựng năm Chính Hoà thứ XIII (1692) với 4 tầng, mặt tháp có chạm tượng Phật ngồi trên toà sen và nhà sư đã ngồi nhập định, còn mọt số tháp như Viên Minh, Tông ý Bồ Đề đều không rõ năm dựng. Sườn núi bên Phật Tích còn một số hàng gạch nhỏ, mỗi cây tháp đều giữ xá lị của một vị hoà thượng đắc đạo. Với số lượng tháp ở Phật Tích đã chứng tỏ chùa Phật Tích là nơi có nhiều nhà tu hành về đây tu luyện.
Ngoài quy mô về không gian của chùa Phật Tích, du khách còn tìm thấy ở đây các công trình điêu khắc cổ đặc sắc về nghệ thuật tạo hình của dân tộc Việt, đó là tượng Phật A Di Đà bằng đá, chân tảng đá, tượng 10 con vật bằng đá có niên đại thời Lý. Có thể khẳng định những tác phẩm tượng thú có quy mô lớn và lâu đời nhất của nước ta chính là hàng tượng thú trước sân chùa Phật Tích.
Ngoài các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật bằng đá thời Lý nói trên, chùa Phật Tích còn được biết đến qua một pho tượng không kém phần đặc sắc bởi hình thức thể hiện của pho tượng này, đó chính là pho tượng Chuyết Chuyết công sư tổ được bó cốt (xương) còn gọi là “Nhục thân Bồ tát”. Đó chính là “Chân dung kết tủa của Thiền sư Lý Thiên Tộ pháp danh Hải Trừng” hiệu Viên Văn, sinh năm 1590 ở quận Thanh Chương tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), ông là học trò của vua Minh Thế Tông phong chi là Khuông Quốc Đại sư.
Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiên Tộ thuộc thế hệ 34 dòng Lâm Tế, mất vào rằm tháng bảy năm Giáp Thân (1644) thọ 55 tuổi tại chùa Phật Tích được vua Lê Chân Tông phong hiệu Minh Việt phổ giác quảng tế đại đức Thiền sư. Sau khi Thiền sư viên tịch, các tín đồ đã dùng dây để dựng khung xương theo thế ngồi thiền rồi tạo tượng phủ ngoài xương bằng chất bôi mà chủ yếu là sơn ta, vải, mạt cưa. Do thời gian và sự bảo quản không tốt nên pho tương bị hư hại. Sau này pho tượng được phục hồi nguyên trạng với chiều cao 67,3em, nặng 10kg (từ ngày 12/01/1993 đến 01/05/1993).
Có thể nói, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiền Tổ là một trong ba pho tượng táng quý hiếm trên đất nước ta về nghệ thuật ướp xác, bó cốt, điêu khắc chân dung nhân vật lịch sử của người Việt.
Chùa Phật Tích tồn tại, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian. Đến năm 1948 chùa bị phá hoại hoàn toàn, chỉ còn lại những công trình kiên trúc điêu khắc đá và một số các di tích khác như tượng người, chim, vườn tháp, ao rồng, bia Vạn Phúc đại thiền từ bi, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết.
Chùa Phật Tích tồn tại, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian
Năm 1958, để bảo vệ các di vật quý giá này, Bộ Văn hoá cho làm lại ba gian chùa nhỏ. Tuy để lại những di sản không nhiều nhưng rất độc đáo, những hiện vật vô cùng quý giá ấy đã chứng minh cho sự xuất hiện sớm và phát triển nhanh, mạnh mẽ, liên tục của một trong những trung tâm Phật giáo của nước ta. Đồng thời qua những hiện vật, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về trình độ văn minh, trình độ khoa học kỹ thuật của ông cha ta thưở trước và công sức tài nghệ của những người thợ chạm khắc đá, kiến trúc xây dựng chùa. Chính những di sản văn hoá quý báu đó là tài liệu sống động, đầy sức thuyêt phục trong hành trình về cội nguồn dân tộc nói chung và mỹ thuật chùa chiền nói riêng.
‘”Vạn Phúc Tự” nằm trong chốn bồng lai tiên cảnh gắn liền với những truyện dân gian “Từ Thức gặp Tiên”, “Man Nương Tố Nữ”, “Tiều Phu Vương Chất”… đầy tính huyền thoại và lãng mạn càng tăng thêm tâm lý sùng kính của khách thập phương về văn cảnh chùa và lễ Phật. Với những giá trị tiêu biểu đó, ngày 28/04/1962. Nhà nước đã công nhận Phật Tích là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Từ đó đến nay chùa đã từng bước được tu sửa lại vườn tháp, ao Rồng, bậc lên xuống chùa, xây mới 5 gian phía tây để làm nơi tiếp khách, dựng 4 toà nhà gồm: tam bảo, tiền đường, 2 nhà tố, sửa 3 gian hậu đường… Tổng cộng, tới nay chùa có 22 gian. Đường dẫn tới chùa được trải nhựa, đường lên chùa là các đá tảng gồm 50 bậc, Chùa Phật Tích cũng đã mở lại hội “Khán hoa” (xem hoa) được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng. Tất cả sự cố gắng trên nhằm bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hoá dân tộc, cũng là tạo sự thuận lợi cho khách thập phương tới lễ Phật, văn cảnh chùa.
Dài quá nên mik cho bn link nha!
https://123doc.org//document/3464684-bai-gioi-thieu-chua-phat-h-bac-ninh.htm
nhớ k mik!
Kì nghỉ hè đã kết thúc, tôi hân hoan chào đón niềm vui được cắp sách tới trường. Ngày đầu đi học trở lại, tôi đã được thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ, tràn trề sức sống của một buổi sáng mùa thu.
Tôi thức dậy lúc trời còn sớm. Không khí se lạnh. Làn gió buổi sớm thổi nhẹ khẽ lay động những giọt sương còn e ấp trên những cánh hoa. Những chiếc lá non xanh mơn mởn. Phố xá như bồng bềnh trong biển sương sớm.
Tôi cất bước trên con đường dẫn đến trường. Hai bên đường, tán bàng, tán me đan kĩu kịt vào nhau như trò chuyện. Ở chân trời phía đằng đông, những tia nắng tinh nghịch trốn mẹ đi chơi rải xuống con đường ánh sáng dịu dàng. Ánh nắng chan hòa, phố xá như một bức tranh nên thơ mà đẹp lạ.
Ông mặt trời hiện ra rực rỡ giữa những đám mây trắng, tỏa hơi ấm áp xuống mặt đất. Đường phố trở nên nhộn nhịp. Trên con đường lớn chạy dài giữa hai hàng phố xá sầm uất xuất hiện từng dòng xe đạp, ô tô, xe máy. Dường như ai cũng tất bật với công việc của riêng mình. Các hàng quán bên đường đã mở, khách ra vào tấp nập. Tiếng rao hàng, tiếng còi xe, tiếng nhạc ven đường hòa quyện vào nhau thành một thứ âm thanh rất lạ. Từng tốp học sinh tới trường, vui tươi bước đi thoăn thoắt như những chú chim nhỏ. Tiếng trò chuyện, cười nói ríu rít. Thấp thoáng đâu đây, những tà áo dài bay bay trong gió sớm. Đường phố được các chị học sinh cấp ba điểm thêm những đốm trắng tinh khiết, đáng yêu. Ai ai cũng vui sướng với ngày tựu trường. Rảo bước trên con đường quen thuộc, tôi thấy khoan khoái vô cùng. Ánh nắng vàng rực rỡ đã soi rõ tất cả những khuôn mặt hớn hở. Được ánh nắng tươi đẹp chiếu rọi, mọi vật như đều mang một tâm hồn, sắc thái mới. Hàng cây gió đưa rì rào như thì thầm trò chuyện. Phải chăng chúng cũng cảm nhận được niềm vui của các bạn học sinh? Ông mặt trời như đang mỉm cười với cuộc sống sôi động xung quanh, với phố xá tươi đẹp.
Ngắm nhìn đường phố lúc sớm mai, trong buổi tựu trường, lòng tôi rộn lên những cảm xúc khó tả. Tôi tự hỏi:
– Quê hương mình đẹp thế này sao?
Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.
Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...
Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.
Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.
Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.
#Hemingson
Bài 1:
Từ tờ mờ sáng, sau một giấc ngủ dài, phố xá như bừng tỉnh dậy Các dãy nhà cao tầng hai bên đường đứng sừng sững như thách đô với đất trời Những cánh cửa sắt khổng lồ như một lá chắn từ từ được xếp lại đẻ lộ ra bén trong là những gian hàng mua bán. Nơi đây bày bán bàn ghế, chỗ kia là gian hàng may mặc, chỗ nọ là cửa hàng bách hóa… Gần như nhà nào cũng trở thảnh cửa tiệm buôn bán. Thỉnh thoảng mới xen vào là một gian nhà để ở.
ng mặt trời bắt đầu hé, những tia nắng dịu dàng chiếu xuống khu phố chợ, Những tia nắng tuy với màu sắc yếu ớt nhưng cũng xóa dần được bóng đêm. Và đường phố xuất hiện bóng người. Những hàng cây trồng ven đường như cố phô sắc nên vươn những cành lá xanh um còn đọng sương đêm. Một làn gió nhẹ thổi qua, chúng khẽ lay động vẫy tay chào một ngày mới. Từ trong các hẻm nhỏ, vài chiếc xe ba gác ì ạch chở hàng ra chợ. Xe nào xe nấy đều được chất cao hàng hóa… Trên lề đường khách bộ hành thong thả bước chân chầm chậm như đang hít thở không khí trong lành của buổi ban mai. Rẽ sang tay trái là một dãy nhà trệt, cổ xưa có lối kiến trúc giống nhau. Đây là khu dân cư nên sinh hoạt có vẻ muộn màng hơn. Nhà nào cũng có cửa rào, có trồng hoa trước sân hoặc trồng những cây che bóng mát như cây mận, cây trứng cá… để vào mùa hè làm giảm bớt sức nóng gáy gắt của ông mặt trời. So với các dãy phố khác, nơi đây yên tĩnh hơn.Trên các ngõ đường chỗ nào cũng có người qua kẻ lại tấp nập. Các cửa hàng tuy là buổi sáng mà đèn vẫn sáng choang, người mua ra vào lũ lượt. Người bán hàng ăn mặc tề chỉnh, lúc đi đến nơi này, lúc chạy sang chỗ khác để mời mọc hoặc lấy hàng cho khách. Tuy bận rộn, lăng xăng như vậy, thế nhưng họ vẫn vui vẻ tiếp đón nồng hậu với khách hàng. Trước một cửa hiệu buôn bán, trẻ em đang chơi trò chơi điện tử. Từ trong gương mặt, đôi mắt ánh lên một niềm say sưa khôn tả. Tay cầm bộ phận điều khiển máy còn đôi mắt dán chặt vào màn hình, nhanh nhẹn và thành thạo, các em bấm nút liền tay. Chốc chốc tiếng reo hò vang lên thích chi.Ngoài đường xe cộ qua lại như mắc cửi. Đủ các loại: xe ô tô, xe đạp, xe máy nổ… chen chúc nhau lao nhanh trên mặt đường. Tiếng xe cộ, tiếng nói cười, tiếng đồ vật chạm vào nhau… tao nên một âm thanh thật là hỗn độn. Hòa lẫn vào âm thanh ấy là những thông báo của Ủy ban được phát ra từ một chiếc loa gắn trên cao của một trụ đèn đặt ở ngã ba đường.Nắng đã lên cao, nhịp độ sinh hoạt trong khu phố cũng tăng lên.Đây là một khu phố đông vui và nhộn nhịp nhất, mọi việc diễn tiến thật đều dặn như hết ngày rồi đến đêm. Chính vì vậy mà mỗi khi đi đâu xa em vẫn hình dung rất rõ từng dãy nhà, từng con đường thân quen ấy. Có phải chăng nơi đây đã trở thành một dấu ấn khó quên ở trong em?
Tả buổi sáng trên phố em sống mẫu 2
Chuông đồng hồ reo. Bố gọi em dậy. Sáng nào cũng vậy, cứ gần 5 giờ rưỡi là bố cùng em lên sân thượng tập thể dục buổi sáng.
Từ trên sân thượng nhà em, có thể nhìn rõ con đường Trần Hưng Đạo lúc sáng sớm như dài hun hút. Ánh đèn chiếu xuống mặt đường nhựa phẳng lì sáng loáng. Đường phố không một bóng người. Chỉ thi thoảng mới có một chiếc buýt chạy từ chợ Bến Thành về chợ Bình Tây, xe không một hành khách. Một vài chiếc xe ba gác máy, chở hàng ra chợ, phóng trên đường, tiếng máy nổ trong đêm thanh vắng càng đinh tai nhức óc. Một vài chiếc xích lô chất hàng cao ngất, người chủ ngồi ngất ngưởng trên đống hàng, miệng phì phèo điếu thuốc, bõm bẽm nhai trầu trong khi người phu xe gò người đạp. Tiếng chổi quét rác của chị công nhân vệ sinh vang lên quèn quẹt. Đèn đường vụt tắt, em biết đã 5h45. Đường phố chìm trong bóng tối mịt mờ. Chỉ một vài cửa tiệm thắp đèn chiếu hắt một vùng sáng phía trước. Bóng tối tan dần. Đã nhìn rõ mặt người. Xe cộ qua lại nhiều hơn. Có xe của những người đưa báo, chạy ngay trên hè, dừng lại ở trước cửa một nhà nhét vội tờ báo vào khe cửa rồi lại hấp tấp lao đi. Có xe của công nhân đi làm sớm, mũ bảo hiểm sùm sụp trên đầu. Một vài tốp các cụ gọn ghẽ trong quần áo thể thao, giầy vải thung thăng vừa đi đến công viên vừa trò chuyện vui vẻ. Đường phố đã nhiều thêm những xe máy của phụ huynh chở con đến trường. Các quán đã có người ngồi ăn sáng. Những lò than nướng thịt bốc khói thành vệt đen dài toả lan trên đường phố làm những người đi đường phải bịt mũi, né tránh.
Đã 6 giờ hơn. Em vội vã theo ba xuống nhà đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, rồi chuẩn bị đến trường.
Như thường lệ, tôi bước ra vườn. Đi chân đất trên hàng sỏi, thật mát lạnh và sảng khoái làm sao. vẫn khu vườn ấy, vẫn hàng sỏi ấy, mà sao hôm nay tôi lại cảm thấy nó đặc biệt đến vậy. Dường như vòm trời hôm nay cao vời vợi, chỉ thoáng vài gợn mây trắng lững lờ trôi. Cây trong vườn trải dài một màu xanh um tùm. Cả vườn thơm mùi nắng mới. Những đốm nắng xuyên qua kẽ lá, chiếu xuống mặt đất tạo thành những dải hoa cúc tuyệt đẹp. Sau trận mưa đêm qua, lá cây xanh bóng loáng. Mỗi khi chị gió ghé qua, những giọt nước còn đọng trên lá lại rơi lộp bộp... Nhìn kìa! Khắp nơi, khắp phía đều có nhiều hoa đẹp. Hoa nở muôn hình muôn vẻ. Mỗi loài hoa đểu có một màu sắc riêng, một hương vị riêng. Hoa sứ trắng tinh khiết một màu với hương thơm ngào ngạt. Hoa lan mảnh dẻ thơm một mùi thơm nhẹ nhàng, dìu dịu. Điểm lên mặt đất là các chùm hoa me dại tim tím đang khẽ ngả đầu vào nhau e thẹn. Vo ve… vo ve… Vườn hoa bỗng đẹp hơn khi có thêm sự góp mặt của họ hàng nhà ong, bướm. Trong khu vườn nhà tôi, hoa với ong bướm sống với nhau như một đại gia đình thực sự. Gió khe khẽ thổi qua, bao nhiêu cánh hoa rập rờn giữa màu xanh lá mơn mởn. ở góc vườn, cây sấu lá xanh sẫm vẫn đứng lặng lẽ một mình. Trên cây, những chàng ve bắt đầu cất tiếng ca vang ve ve ..mừng ngày hè đã đến. Cây sấu cao to, sần sùi rợp bóng cả một góc vườn. Nhớ hồi nào tôi còn bé tí, ông tôi đã trồng cây sấu này. Khu vườn nhà tôi không chỉ là nơi sinh sống của côn trùng và các loài hoa, đó cũng là nơi tụ hội của các loài chim. Nào là anh chích chòe, cậu chim sâu… Tất cả đều đang thi nhau luyện giọng trên những cánh tay của các bác cây hiền hậu. Cậu chim sâu với đôi chân tăm thoăn thoắt nhảy từ cành này sang cành khác luôn miệng kêu tờ rích… tờ rích… trông thật đáng yêu. Cô chim sẻ nhún nhảy trong bộ váy nâu tuyệt đẹp, ngó nghiêng cặp mắt như hai giọt nước... Tôi yêu khu vườn nhà tôi, càng yêu ông tôi, người đã không quản bao tháng ngày chăm sóc nó…
Nhắc đến hai tiếng mùa đông, ai cũng cảm nhận ngay cái giá lạnh. Nhưng đối với tôi, mùa đông là mùa tuyệt vời nhất. Nhờ có mùa đông mà ta biết đến cảm giác ấm áp và niềm vui.
Buổi sáng mùa đông tuy ảm đạm và lặng yên nhưng đã mang đến cho tôi cảm giác ấp áp đến lạ lùng. Một buổi sáng mùa đông lạnh giá, tôi lấy hết can đảm lật tung chăn ra và bật dậy và một mình đi dạo quanh khu phố. Không gian sao mà yên tĩnh đến thế. Khu chợ ồn ào lúc này còn chưa có người bán hàng. Từng cơn gió hun hút lạnh lùng thổi tới. Bầu trời âm u, nằng nặng.
Mấy bác bàng phong độ, to khỏe là thế mà giờ đây đã không còn một chiếc lá nào nhưng các bác vẫn giương cao những cánh tay già nua, trơ trọi của mình lên nền trời như để chống chọi quyết liệt lại với thiên nhiên khắc nghiệt. Các nàng hoa ủ rũ, buồn rầu, xấu xí và nhợt nhạt. Cả không gian vắng tiếng chim hót, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa.
Tất cả vẫn đang chìm trong giấc ngủ đêm đông. Mặt hồ nhỏ phẳng lặng đến kì lạ, không một chú cá nào ngóc lên tìm mồi, cũng chẳng thấy bóng dáng bác rùa nào trên chiếc bè nhỏ giữa hồ. Mùa đông, chẳng ai muốn ra đường vào giờ này. Không thấy cụ già nào đi dạo, cũng chẳng thấy người nào tập thể dục ngoài công viên.
Tôi mong trời mau sáng để mặt trời lên chiếu rọi xuống dù là một vài tia nắng yếu ớt để đem lại ấm áp và sức sống cho khung cảnh nơi đây. Đó là một sáng mùa đông như bao sáng mùa đông khác. Trong khung cảnh buồn tẻ, trống vắng và lạnh lẽo, ta chợt thấy quý trọng hạt nắng, quý trọng những gì ấm áp.
Mùa đông cho ta cái cảm giác như thể cuộc một con người sẽ có lúc buồn, lúc vui, lúc đau khổ nhưng cũng có lúc tràn đầy niềm tin và hi vọng. Chính vì thế mà dù mùa đông đem đến giá rét và mưa phùn, tôi vẫn rất yêu quý mùa đông.
Nếu như mùa xuân là khúc dạo đầu trong bốn mùa, mở màn cho một năm thì mùa đông đánh dấu sự kết thúc cho vòng tuần hoàn ấy. Mùa đông cũng có những nét hấp dẫn riêng không thể trộn lẫn với bất kì mùa nào khác, để lại trong lòng người những ấn tượng và cảm xúc khó phai.
Khi những cơn gió bấc tràn về cũng là lúc mùa đông đang chuẩn bị gõ cửa từng ngôi nhà. Khác với những cơn gió heo may của mùa thu chỉ đem lại cảm giác hơi se lạnh, những cơn gió bấc làm cho ai cũng phải rùng mình vì cái rét cắt da cắt thịt. Bầu trời không còn trong xanh, nắng cũng dần tắt lịm. Trên nền trời chỉ còn lại một màu xám xịt không khỏi gợi cảm giác thê lương, ảm đạm. Cây cối trong vườn đã trút hết lá, chỉ còn lại cành cây khẳng khiu như những cánh tay gầy guộc trông thật thương hại. Những chú chim không còn hót vang chào ngày mới vào mỗi buổi sớm mai, có lẽ chúng đã rủ nhau đi về phương Nam để tránh rét. Ông mặt trời ẩn sau những lớp mây dày, chìm vào giấc ngủ đông để đợi mùa xuân ấm áp. Những cơn mưa phùn tuy không ồn ã như mưa rào mùa hạ nhưng lại làm cho cái lạnh càng buốt giá hơn, thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt. Vào sáng sớm, sương mù giăng phủ làm cho thiên nhiên thêm mờ ảo, bức tranh ngày đông dường như chỉ có hai màu xám và trắng. Giữa khung cảnh huyền ảo ấy, con người và vạn vật như lẫn vào trong một chốn bồng lai tiên cảnh, ẩn hiện thấp thoáng sau màn sương mờ.
Vào mùa đông, mọi người cũng ít muốn ra ngoài hơn. Ngoài đường, ai nấy đều giữ ấm cho mình bằng những chiếc áo len, áo khoác giày sụ. Trong thời tiết giá lạnh, có lẽ chẳng còn gì thích hơn khi được ngồi bên bếp lửa hồng reo vui hay ủ mình trong chiếc chăn bông ấm áp. Những cơn gió bấc đập vào cửa sổ, nghĩ đến những bác lao công vẫn phải thức khuya dậy sớm để giữ phố phường sạch đẹp, tôi thầm cảm ơn vì sự cần cù cùng đức hi sinh của họ. Giữa cái lạnh buốt đến thấu xương ấy, vẫn có những con người nhỏ bé, bôn ba, vất vả để mưu sinh cho cuộc sống hàng ngày. Mùa đông tuy có giá lạnh, nhưng chỉ cần tình yêu thương giữa người với người cũng đủ làm cho trái tim thêm ấm áp.
Tạo hóa sinh ra mùa đông có lẽ để làm cho người với người được gần nhau hơn. Mùa đông cũng không phải chỉ có bầu trời xám xịt, cái lạnh thấu xương, mùa đông sẽ trở nên ấm áp hơn nếu chúng ta biết truyền cho nhau hơi ấm giữa cuộc đời này,