K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2019

Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau

#Hk_tốt

#Ken'z

3 tháng 5 2019

볌 ㅇㄷ ㅣㅕㅐㅜ ㅇ묘

15 tháng 5 2023

Lối học lệch lạc là một vấn đề đáng lo ngại trong giáo dục hiện nay. Nó xảy ra khi học sinh không được hỗ trợ : đầy đủ để phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong cuộc sống. Thay vì đưa ra các phương pháp học tập đa dạng và phù hợp với từng học sinh, hệ thống giáo dục thường áp đặt một cách học đơn điệu và không phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Lối học lệch lạc có tác hại rất lớn đến sự phát triển của học sinh. Nó có thể dẫn đến sự thiếu tự tin, sự chán nản và thậm chí là bỏ học. Học sinh cũng có thể không đạt được tiềm năng của mình và không thể đóng góp cho xã hội một cách tốt nhất.

Do đó, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu sâu hơn về học sinh của mình và đưa ra các phương pháp học tập phù hợp. Học sinh cũng cần được khuyến khích để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tự học để phát triển các kỹ năng mềm và kiến thức bổ ích.

Vì vậy, lối học lệch lạc là một vấn đề cần được giải quyết trong giáo dục hiện nay. Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh để giúp họ phát triển tốt nhất và đóng góp cho xã hội một cách tích cực.

10 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)
Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.
Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

10 tháng 5 2021

tk hơi dài nha bn chọ lọc hộ mình 

Trong văn bản "Bàn luận về phép học", tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đưa ra những biểu hiện học tập lệch lạc sai trái như: học chay, học vẹt, học vì danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Học chay chính là việc học những lý thuyết một cách bài bản nhưng không biết cách áp dụng vào thực tế, học làu làu lý thuyết nhưng chẳng hiểu được nó sẽ áp dụng trong đời sống như thế nào. Học vẹt chính là việc học máy móc thuộc lòng tất cả nhưng ta chẳng hiểu gì về những vấn đề đã học đó mà chỉ học như một con vẹt nhại lại mà thôi. Học vì danh lợi tức là học để có được danh lợi chứ không phải học để có được kiến thức. Theo em, đây đều là biểu hiện của những lối học nông cạn, làm sai lệch đi những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của việc học cũng như làm suy thoái đi những kỷ cương của triều đình, của quốc gia, của hệ thống giáo dục, làm nảy sinh ra những tiêu cực, gian lận trong xã hội. Hay như trong văn bản, tác giả đề cập đến hậu quả là "chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất, nhà tan". Vì nhân tài là xương cốt của quốc gia nên nếu như quốc gia chỉ còn toàn những kẻ dốt nát, nịnh hót thì đất nước chắc chắn sẽ đi đến sự bai vong một sớm một chiều. Tóm lại, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện của việc học lệch lạc, sai trái và hậu quả của những biểu hiện đó đối với quốc gia, dân tộc.

24 tháng 6 2018

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

- Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)

- Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.

8 tháng 5 2021

tk 

Ngày nay, vấn đề về giáo dục vẫn luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của đất nước ta. Việc chủ trương dạy và học đối với học sinh luôn được mọi người quan tâm và chú ý đến. Tuy nhiên bên cạnh những người học sinh luôn cố gắng hết mình vì sự nghiệp học hành thì vẫn còn không ít những cá nhân đang rơi vào tình trạng học đối phó, học một cách chống đối. Đây là một vấn đề đang dần trở nên phổ biến và cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng.

Vậy học đối phó là gì? Đây là hiện tượng những bạn học sinh không học một cách nghiêm túc mà ngược lại chỉ học cho có, học để có thể vượt qua các bài kiểm tra hay kì thi của thầy cô đề ra. Tuy nhiên việc học như vậy chỉ là nhất thời và không thể nhớ lâu kiến thức được, thậm chí một số học sinh còn không thèm học bài hoặc nếu học cũng chỉ là qua loa cho có lệ. Nếu mọi người để ý thì tình trạng này diễn ra vô cùng phổ biến tại các trường học: rất nhiều những bạn học sinh không nỗ lực học tập mà lại có thái độ thờ ơ với chính môn học của mình thậm chí trong giờ học họ còn không ghi chép bài đầy đủ mà thay vào đó là lấy điện thoại ra để trốn giáo viên chơi game…

 

Nguyên nhân dẫn đến thái độ học tập bất cẩn này có lẽ chính là do bản thân những học sinh đó. Có lẽ họ đã không ý thức được tầm quan trọng của việc học nên không có thái độ nghiêm túc cũng như nỗ lực trong học tập, học hành chểnh mảng và hời hợt. Hoặc cũng có thể do tâm lí tuổi mới lớn, thấy bạn mình chơi không học nên cũng a dua đua đòi theo, coi đó là điều hiển nhiên mà không lường trước được hậu quả của nó. Không chỉ vậy gia đình những bạn học sinh đó cũng không nhắc nhở, quan tâm sát sao đến việc học của con khiến con có những tư tưởng lệch lạc và sai trái. Bên cạnh đó một phần nguyên nhân cũng là từ phía nhà trường thầy cô có thể đã giao quá nhiều bài tập hoặc chương trình học quá nặng khiến các bạn học sinh cảm thấy nản chí và thiếu đi sự cố gắng. Dần dần họ trở nên lười biếng và chỉ học cho có lệ để có thể vượt qua bài kiểm tra thậm chí còn không thèm học mà quay cop trong giờ kiểm tra… Tất cả những điều này sẽ đem lại hậu quả to lớn cho những người học sinh đó: họ sẽ không có kiến thức gì trong đầu, không biết áp dụng vào cuộc sống và sẽ không được mọi người chấp nhận vì không khẳng định được giá trị bản thân và dần dần rơi vào quên lãng so với xã hội.

Như vậy, để chấm dứt tình trạng học đối phó, chống đối như này thì chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục. Trước tiên điều quan trọng nhất là cần phải giáo dục lại những bạn học sinh đang trong tình trạng như vậy, giúp các bạn nhận ra được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học để các bạn nỗ lực học tập một cách thật nghiêm túc. Muốn làm được điều đó thì gia đình và nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc động viên khuyến khích những bạn học sinh để có thể thay đổi suy nghĩ đang lệch lạc của họ và giúp họ cố gắng vươn lên trong học tập.

Nói tóm lại, tình trạng học sinh học đối phó là một tình trạng rất đáng phê phán và e ngại. Vì vậy mỗi người chúng ta cần nâng cao nhận thức để có thể học tập một cách thật tốt và nghiêm túc, khẳng định được bản thân mình với gia đình, nhà trường và xã hội.

25 tháng 4 2018
Học tủ ,học lệch là một phạm phù không phải xa lạ đối với học sinh, sinh viên thời nay . Phải chăng vấn đề này nó đã diễn ra từ nhiều năm về trước và cũng không mấy ai quan tâm, chú ý nhiều. Thời gian những năm gần đây tình trạng này nó đã trở thành trào lưu phổ biến trong giới học sinh, sinh viên và trở nên đáng báo động. Vấn đề này tuy đã được nhiều thầy cô giáo lên tiếng nhưng so với xu hướng hiện nay tình trạng này cũng chưa có gì thuyên giảm. Học tủ, học lệch thực ra chỉ là một hình thức học đối phó với thầy cô, đối phó với kỳ thi còn kiến thức hiểu biết sâu sắc về nó chắc hẳn không được đánh giá cao bởi lẽ những người học tốt, học giỏi là những người biết xâu chuỗi kiến thức trong mỗi bài học lại với nhau. Chính vì vậy, nhiều em học sinh lên tiếng rằng học tủ, làm bài tốt tại sao không tốt mà các em hoàn toàn không biết lý do của nó là gì? Tại sao bài làm của mình lại không được đánh giá cao? Câu trả lời hoàn toàn là do bài làm không có tính sáng tạo, không có tư duy tốt như những em học sinh khác Rất nhiều em học sinh biết trước được điều đó nhưng các em vẫn học tủ,học lệch bởi lẽ có lẽ đó là truyền thống mà các em học được từ các bậc anh chị đi trước nó đã ngấm sâu vào các thế hệ học sinh sau này hoặc chính từ một số thầy cô trực tiếp giảng dạy. Điều quan trọng hơn nữa là các em tin rằng cũng có những người học tủ, học lệch với nhưng vẫn đạt số điểm cao trong các kỳ thi lớn. Hơn nữa, nhiều em học sinh mong đợi quá nhiều vào học tài thi phận, hy vọng vào cảm giác của mình quá nhiều, cách học này mang tính rủi ro rất cao và hậu quả của nó để lại nghiêm trọng nếu đề thi traí ngược lại với những gì các em đã suy đoán từ trước, thêm vào đó “ học tủ, học lệch” khiến các em thụ động trong tất cả mọi thứ từ cách thức diễn đạt cho đến áp dụng nó vào bài thi. Bởi lẽ một bài thi được điểm tuyệt đối luôn là bài thi sáng tạo, thể hiện sự thông minh trong cách giải quyết ngay trong chính bài làm chứ không phải một bài thi rập khuôn mà ai cũng biết. Đây là một vấn đề gây sức ép từ phía phụ huynh và nhà trường, cả hai bên phải hòa hợp cùng tìm ra phương pháp giáo dục tâm lý cho con em hiểu hơn về mặt tiêu cực của học tủ, học lệch và tìm ra hình thức giúp các em tư duy học tập ở nhiều góc độ giúp các em phát huy tài năng, tỏa sáng, tự tin sải bước trong những kỳ thi lớn bằng vốn kiến thức khổng lồ của mình
25 tháng 4 2018

Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.

29 tháng 1 2017

Tác giả phê phán những lối học:

    + Học lối học hình thức hòng cầu danh lợi → lối học vì mục đích tầm thường, thực dụng tiến thân- làm quan- cầu danh lợi.

    + Không biết tới tam cương ngũ thường → lối học hình thức, làm mất đi ý nghĩa chân chính của việc học.

    + Tác giả thẳng thắn, trung thực trong lời tâu thực trạng của việc học hình thức, học cầu lợi.

    → Những người theo sự học giả dối nếu làm quan sẽ trở thành "nịnh thần", trở thành kẻ tham quan, làm cho nước mất nhà tan.

5 tháng 4 2022

Cậu tham khảo:

Theo em , lối học " đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi " là ko phù hợp trong xã hội đg phát triển như nước ta . Bởi vì , đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển kinh tế và cần rất nhiều những danh tài . Và những danh tài này phải thật sự thông minh và có trí thức chứ ko phải kiểu học xuông và học theo trào lưuKhi học theo hình thức " hòng cầu danh lợi " sẽ có rất nhiều tác hại cho bạn thân . Ví dụ như lối học này sẽ khiến chúng ta nảy sinh ra các cảm xúc tiêu cực như ghen ghét, đố kị làm cho xã hội kém văn minh . Vì vậy , khi học ta phải biết cách học đúng đắn và tránh trường hợp học theo kiểu " hòng cầu danh lợi "

5 tháng 4 2022

Tham khảo:

Lối học hình thức hòng cầu danh lợi không phù trong xh phát triển hiện nay vì
- Lối học hình thức không thể giúp con người phát triển toàn diện
- xh đang sống , nên khoa học , công nghệ đang phát triển mạnh mẽ > Con người càng phải học tập chân chính đẻ thích nghi với các đk đó