K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2021

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những nội dung lớn của văn học trung đại. Bởi lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong văn học không thể không kể đến áng thiên cổ hùng văn " Nam quốc Sơn Hà". Mở đầu bài cáo là đoạn trích " Nước đại việt ta". Có ý kiến cho rằng: " Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc".

Đầu năm 1428, Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết " Bình ngô đại cáo" công bố cho nhân dân được biết việc đánh đuổi giặc Minh đã giành thắng lợi hoàn toàn. Vị anh hùng Nguyễn Trãi đã gửi trọn tình yêu quê hương dân tộc vào bài cáo nói chung và đoạn đầu nói riêng.

Trước hết tác giả tự hào về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc: 

" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".

Trong hai câu văn trên, Nguyễn Trãi đã sử dụng phép đối của cặp câu biền ngẫu tạo nên sự hài hòa cân xứng, giọng văn hùng hồn đanh thép vận dụng điển tích " Điều dân phạt tội"… Tác giả nhẫn mạnh tư tưởng lấy dân làm gốc " Yên dân". Vì muốn " yên dân" nên những vị lãnh tụ khởi nghĩa Tây Sơn đã giấy binh diệt trừ giặc Minh hung tàn bạo ngược đó là tư tưởng tiến bộ lấy dân làm gốc. Trong Nam Quốc Sơn Hà có mặt " đế " đến Hịch Tướng Sĩ có mặt " Tướng" thì nước đại việt ta có mặt dân quan tâm đến tầng lớp cùng khổ đông đảo nhất trong xã hội và " nhân nghĩa" vốn là quan niệm của nho giáo đã được Nguyễn Trãi kế thừa và phát huy nâng lên thành quan hệ giữa quốc gia và giữa ta và Phương Bắc.

Tinh thần tự hào dân tộc của tác giả còn được thể hiện về chân lí một quốc gia độc lập có chủ quyền:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Tác giả tiếp tục sử dụng câu văn biền ngẫu tạo sự cân xứng hài hòa, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn nhiều từ ngữ mang tính chất hiển nhiên như: Vốn xưng, đôi chìa, cũng khác. Phép liệt kê, so sánh, đối chiếu giữa các triều đại của ta với các triều đại của Trung Quốc nhằm hành động vị thế ngang hàng của đại việt với phong kiến phương bắc, tác giả đã định nghĩa về một quốc gia nhiều phương diện.

Đó là đất nước có nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ chủ quyền riêng, phong tục tập quán riêng, các triều đại lịch sử riêng và các anh hùng hào kiệt. Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát huy quan niệm này từ " Nam Quốc Sơn Hà". Định nghĩa của ông cụ thể, tiêu biểu toàn diện hơn.

Cuối cùng niềm tự hào dân tộc còn được tác giả hành động qua sức mạnh nhân nghĩa:

Vậy nên:

"Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi”

Đây là những chứng cớ chiến công đã từng được ghi trong sử sách có sức thuyết phục cao mang tính hiển nhiên. Kẻ nào đến xâm phạm nước ta chắc chắn sẽ bị trừng trị chuốc lấy bại vong.

Đoạn trích đúng là bản tuyên ngôn độc lập được thể hiện thông qua nhiều biện pháp nghệ thuật… Niềm tự hào dân tộc ấy được lưu truyền đến muôn đời sau có sức ảnh hưởng rộng rãi. Đó là bài ca yêu nước của thế hệ cha ông.

  Tóm lại " Nước đại việt ta" là áng văn tràn đầy niềm tự hào dân tộc, tiếp nỗi truyền thống ấy thế hệ trẻ chúng ta phải ra sức học tập, bảo vệ xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Sự kiện Bạch Đằng 1-5-2014 khiến chúng ta càng cần nêu cao tinh thần tự giá, xây dựng đất nước phát triển để kẻ thù không nhòm ngó lánh thổ.

8 tháng 6 2019

Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền - triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất:

"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Hai câu văn điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong câu thứ hai “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là “vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi song hàm ý ẩn chứa trong đó rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.


22 tháng 9 2019

Có thể nói, đoạn văn bản "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện một cách hùng hồn lòng yêu nước thông qua việc nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa yêu nước thương dân đồng thời bày tỏ niềm tự hào về quyền độc lập tự chủ của đất nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Lòng yêu nước là những điều thật giản dị, tình cảm ấy nằm ngay trong những suy nghĩ, cảm xúc của mỗi chúng ta về nơi mình sinh ra, lớn lên. Và chính những tình cảm ấy sẽ trở thành động lực để chúng ta phân đấu học tập rèn luyện vì tương lai quê hương, đất nước mình.

7 tháng 5 2021

tk 

Nguyễn Trãi đã từng viết: “Bui có một lòng trung lẫn hiếu/ Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen”, câu thơ đã cho thấy khí tiết, tấm lòng suốt một đời vì dân vì nước của ông. Nguồn gốc tạo nên tấm lòng đẹp đẽ ấy chính là tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa là kim chỉ nam, chi phối toàn bộ sáng tác của Nguyễn Trãi. Bình Ngô đại cáo được viết cũng không phải nằm ngoài vòng ấy. Tư tưởng nhân nghĩa chi phối toàn bộ tác phẩm này của ông.

Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trãi đã khẳng định:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Nhân là khái niệm trung tâm của tư tưởng nho gia, nhân tức là yêu thương con người; nghĩa là những điều hợp lẽ phải, làm theo khuôn phép xử thế. Mạnh Tử đã kết hợp hai khái niệm này tạo thành “nhân nghĩa” là nguyên tắc ứng xử cơ bản trong quan hệ giữa con người với nhau, giữa con người phải yêu thương nhau. Đến Nguyễn Trãi, ông đã nâng tư tưởng lên một tầm cao mới, nhân nghĩa với Nguyễn Trãi không chỉ dừng ở hành xử yêu thương mà còn phải là làm cho nhân dân có cuộc sống yên ổn “yên dân” và cách thức hành động chính là “trừ bạo”. Trừ bạo ở đây chính là tiêu diệt quân Minh xâm lược, để đem lại cuộc sống an bình, hạnh phúc cho nhân dân. Cả đời ông luôn lo nghĩ cho dân, luôn mong nhân dân sống trong an ấm, no đủ: “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/ Dân giàu đủ khắp đòi phương”, ông lo cho dân bằng tất cả tấm lòng, tình yêu thương bao la. Đây là tư tưởng vô cùng tiến bộ và cho đến ngày nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Câu luận đề này chính là sợ dây đỏ để Nguyễn Trãi triển khai toàn bộ tác phẩm của mình.

Để làm nổi bật tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã lật mở những trang sử hào hùng trong quá khứ của dân tộc để thấy được thất bại thảm hại của những kẻ luôn mang tư tưởng xâm lược nước khác, giọng văn ở đây thật hào sảng:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

 

Không chỉ ở quá khứ, mà ngay cả ở thời điểm hiện tại, quân Minh đã gây ra biết bao tội ác cho nhân ta: “Người bị bắt xuống biển mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng/ Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng thiêng nước độc”.Tội ác của chúng “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” khiến cho “Lẽ nào trời đất dung tha/ Ai bảo thần dân chịu được?”. Đọc những câu thơ ta như cảm nhận được hết nỗi đau khổ, tủi nhục mà nhân dân đã phải chịu đựng suốt bao năm qua và càng căm tức hơn những tội ác của quân Minh đối với người dân vô tội.

Chính bởi tội ác khiến cả trời đất không dung tha như vậy nên Lê Lợi đã phất cờ, đứng lên khởi nghĩa, giành lại độc lập cho dân tộc: “Trời thử lòng trao cho mệnh lớn/ Ta gắng chí khắc phục gian lao”. Chính Lê Lợi đã hiện thực hóa tư tưởng nhân nghĩa, tiêu diệt kẻ cường bạo để đem lại cuộc sống bình yên cho muôn dân: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Sau bao năm tháng nếm mật, nằm gai, nghĩa quân trải qua biết bao thử thách, cuối cùng ngày một lớn mạnh, nhận được sự ủng hộ của muôn dân: “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Toàn dân đoàn kết một lòng đem hết sức mạnh thể chất và tinh thần chống lại bọn cuồng Minh. Bởi đây là cuộc kháng chiến chính nghĩa nên thế và lực của ta ngày một cải thiện, từ thế bị động, yếu ớt ta chuyển sang thế chủ động, liên tục tấn công như vũ bão, giáng những đòn mạnh mẽ làm kẻ thù không kịp trở tay: “Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía/ Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân”. Quân ta đi đến đâu chiến thắng đến đó, uy lực và sức mạnh không gì có thể sánh nổi: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn/…/Đánh hai trận tan tác chim muông”. Trái lại, kẻ thù lộ diện là những kẻ ham sống sợ chết, khi thất bại kẻ đầu hàng, kẻ dày xéo lên nhau hòng thoát thân: “lê gối dâng tờ tạ tội” “trói tay để tự xin hàng”. Nguyễn Trãi liệt kê hàng loạt thất bại thảm hại của kẻ thù với câu văn giàu hình ảnh: thây chất đầy đường, máu trôi đỏ nước, khiếp vía mà vỡ mật, xéo lên nhau chạy để thoát thân,… Biện pháp liệt kê đã tỏ ra vô cùng đắc dụng, giọng văn hào hùng, sảng khoái, Nguyễn Trãi đã lên tiếng khẳng định lại một lần nữa sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng ấy đã đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc ta.

Tư tưởng nhân nghĩa còn được thể hiện trong cách đối đãi với kẻ thù. Mặc dù giặc Minh gây ra những tội ác tày trời với nhân dân ta, nhưng khi chúng bại trận, thua thảm hại, cầu hòa, quân ta lập tức đồng ý: Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng/ Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Đây là hành động đối xử hết sức nhân văn, nhân bản với kẻ thù, cho chúng một con đường sống, cấp vài nghìn thuyền cho chúng về nước. Cách làm này vừa khiến chúng thua trong tâm phục khẩu phục, vừa tạo điều kiện cho nhân dân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức sau những năm dài gian lao chiến đấu, đồng thời đây cũng là cơ hội để triều đình mới xây dựng đất nước vững mạnh cả về kinh tế và quân sự. Quả là “Chẳng những mưu kế kì diệu/ Cũng là chưa thấy xưa nay”.

 

Chiến công oanh liệt được kết thúc bằng lời tuyên bố đầy khí thế, hào hùng: “Xã tắc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đổi mới/ Kiền khôn bĩ rồi lại thái/ Nhật nguyệt hối rồi lại minh”. Tư tưởng nhân nghĩa đã đem lại sức mạnh vô biên cho quân dân ta, giúp dân ta giành được thắng lợi vẻ vang, không chỉ giành lại độc lập cho dân tộc mà còn cho thấy tư thế, tầm vóc của một dân tộc luôn sống và đề cao đạo lý nhân nghĩa.

Với ngòi bút chính luận sắc sảo, lập luận sắc bén hùng hồn, dẫn chứng phong phú thuyết phục, Nguyễn Trãi đã tạo nên một áng thiên cổ hùng văn cho muôn đời. Giá trị của áng thiên cổ ấy chính là tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời cho đến mãi muôn đời sau.

23 tháng 1 2022

Vào cuối thế kỷ XIX thời điểm đầu thế kỷ XX, sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền là nguyên nhân chính cho việc ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

-Các tổ chức độc quyền và sự phân chia thế giới về tài chính

-Xuất khẩu tư bản là việc xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (góp vốn đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm cướp đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở những nước nhập khẩu tư bản.(và nó xũng là chủ nghĩa tư bản độc quyền)

-Mạng lưới hệ thống tín dụng thanh toán tư bản chủ nghĩa phát triển đã trở thành đòn kích bẩy thúc đẩy tập trung sản xuất, đặc biệt quan trọng là việc hình thành các công ty cổ phiếu đã tạo tiền đề cho việc ra đời của tương đối nhiều tổ chức độc quyền.

  
31 tháng 3 2022

C1:

 Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. 

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài.

Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. 

C2:

 Có thể viết theo những gợi ý dưới đây:

   - Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù giặc sâu sắc.

      + Sinh ra vào thời loạn lạc, thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường..., Trần Quốc Tuấn căm thù, khinh bỉ kẻ thù (thú vật hóa hình ảnh kẻ thù); đồng thời đau xót trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh. 

      + Lòng căm thù giặc sục sôi như muốn biến thành hành động cụ thể. “Ta thường tới bữa quên ăn...ta cũng vui lòng” => lời nguyện thề thiêng liêng vì đất nước. thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng. 

      + Hình tượng người dũng tướng rõ ràng, gần gũi, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. 

         + Hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của quân dân nhà Trần và nhân dân Đại Việt.

C3:

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

- Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)

- Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.

Để lại hậu quả: Học sinh sẽ:
+ Có danh mà không thực chất
+ Những người học hình thức sẽ không bao giờ có được sự thành công lâu dài
+ Kéo theo hệ lụy như gian dối, không trung thực.

C4:

Nguyễn Thiết đã đưa ra một số phép học đó là:

- Học theo trình tự, từ thấp đến cao để có một cái nền kiến thức rộng

- Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn tức là phải nắm chắc, hiểu sâu vấn đề

- Đặc biệt là phải học đi đôi với hành, biến lý thuyết trên sách vở thành hành động trong thực tiễn, có như thế, kiến thức học được mới không phải là kiến thức chết.

Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tập học đi đôi với hành là hiệu quả nhất. Vì phương pháp ấy có thể giúp em biến kiến thức học được trên lớp một cách thụ động thành bài thực hành trong cuộc sống một cách chủ động.

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Bài tham khảo:

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.