Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Ta thấy ở Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống cùa người phụ nữ Việt Nam. Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng (trợ từ), thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, bị gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. Trương Sinh quả thực đã hồ đồ, cả ghen, không cho vợ được thanh minh. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, vì mất danh dự, Vũ Nương hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ bằng những lời than thấu tận trời xanh: Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Phải chăng đó chính là tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót? (câu hỏi tu từ)
Chú ý các ý sau:
- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.
+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất
+ Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.
- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu:
+ Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già
+ Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng
+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực
- Vũ Nương là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa có tư dung tốt đẹp, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.
Tham khảo:
Nhà văn đã đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Trước hết, đặt vào hoàn cảnh cuộc sống vợ chồng, nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủy. Biết Trương Sinh có tính hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không lúc nào phải xảy ra thất hòa. Khi xa chồng, nỗi buồn nhớ chồng dài theo năm tháng “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn ngăn được”. Đó còn là khoảng thời gian Vũ Nương phải một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo. Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực. Hằng đêm, chỉ cái mình trên tường để dỗ dành con nói đấy là cha của nó. Với mẹ chồng, nàng là người con dâu hết mực hiếu thảo, “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”. Đặc biệt, hoàn cảnh éo le xảy ra- Trương Sinh đi lính về, do hiểu lầm về lời nóicon trẻ mà đã đánh đuổi Vũ Nương đi. Nàng hết lời phân trần nhưng chống không nghe. Cuối cùng, nàng đã chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá của mình, lời nói của nàng ở bến Hoàng Giang “Kẻ bạc mệnh phỉ nhổ”. Lời thề ai oán và phẫn uất, quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự oan khuất và sự trong sạch của mình. Thật ai oán biết mấy! Như vậy (khởi ngữ), Vũ Nương, một người phụ nữ Xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.