K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2023

Dàn ý:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

+ Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

Đoạn văn gợi ý:

Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!

Tuệ Lâm

Bài thơ được viết với bố cục chặt chẽ, tác giả dành hai câu đầu để giới thiệu chung về làng quê, sáu câu thơ sau đó là cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng, thành quả được diễn tả trong tám câu tiếp khi đoàn cá trở về và khép lại bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng bằng nỗi nhớ làng quê, miền biển.Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng”sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là“bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Câu ghép: Gạch chân

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức gây tổn thương đến người bạn của mình. Hiện nay bạo lực học đường diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức. Có thể là bạo lực bằng hành động, dùng các đồ vật để gây thương tích lên thân thể nạn nhân. Hoặc đó có thể là bạo lực ngôn từ dẫn đến trầm cảm và tổn thương cho tâm hồn. Nhưng dù dưới hình thức nào sử dụng bạo lực cũng là hành vi thiếu đạo đức. Nguyên nhân của vấn nạn này là do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. Bên cạnh đó còn có yếu tố thiếu sự quan tâm của gia đình và sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. Hàng năm có đến chục nghìn vụ bắt nạt học đường, rất nhiều em học sinh vì việc bạo lực mà bỏ dở tương lai. Vì thế, nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề. Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái khi con em mình có biểu hiện bạo lực. Và tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.

10 tháng 8 2023

Dàn ý:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

+ Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

Đoạn văn gợi ý:

Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!

Tuệ Lâm

Đề bài: Thiên nhiên là đề tài muôn thủa của thơ ca, em hãy viết đoạn văn phối hợp khoảng 12-15 câu ( trong đó có sử dụng biện phấp tu từ so sánh ) nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:                                           Chiều Trên Sông Quê.                                        Chiều rơi xuống bờ sông ấu thơ.                                     Vẳng tiếng Vạc kêu, gió hững hờ.               ...
Đọc tiếp

Đề bài: Thiên nhiên là đề tài muôn thủa của thơ ca, em hãy viết đoạn văn phối hợp khoảng 12-15 câu ( trong đó có sử dụng biện phấp tu từ so sánh ) nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:

                                           Chiều Trên Sông Quê.   

                                     Chiều rơi xuống bờ sông ấu thơ.

                                     Vẳng tiếng Vạc kêu, gió hững hờ.  

                                     Ngư lão kéo chài khua khua nước.

                                       Dẫu có một mình chẳng bơ vơ. 

                                         Xa xa đo đỏ nắng chiều xa. 

                                       Lộp độp cầu tre ngân khúc ca.

                                       Diều ai cất sáo du dương thế?

                                         Đêm đã rớt rơi lối về nhà.

                                  Quê hương ta đấy, thân thướng quá!

                                     Sông chảy về đâu sao cứ trôi?

                                      Bao nhiêu cũng sẽ về cõi cội.

                                   Chứ, đây quê hương, ta với tôi ...

                                                                                            - Huỳnh Minh Nhật -

0

b. Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha nên bất kì ai sống trên cõi đời này đều phải có lòng hiếu thảo.

d. Trong cuộc sống ngày nay, khi thật giả lẫn lộn, cái ác dễ dàng lấn át cái thiện thì đức tính trung thực là rất cần thiết để duy trì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

9 tháng 2 2021

Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

(Nhớ rừng - Thế Lữ)

Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.

“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘

Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.

Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.

Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.

Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".

9 tháng 2 2021

Bạn tham khảo ở đây nha.

https://hoc24.vn/cau-hoi/vt-doan-van-12-15-cau-phan-tich-mot-trong-nhung-canh-tu-binh-dem-trang-mua-rung-binh-minh-hoang-hon-trong-kho-3-cua-bai-tho-nho-runggiup-mik-vs.334216081633

Bài 2

Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội. Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thì lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội. Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội. Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Chúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?

8 tháng 7 2021

Tham khảo nha !!

Bài 1 :

Gia đình tôi sống hoà thuận, đầm ấm nên đã được khu phố trao bằng “ Gia đình văn hoá mới ”. Anh tôi theo nghề của mẹ, dạy học ở trường Trung học Sư phạm thành phố. Hàng ngày anh lo kiểm tra bài vở, giúp đỡ, chỉ bảo cho em tôi đang học lớp Bốn. Chị dâu lại là học trò của bố, làm bác sĩ ở bệnh viện, nhưng về nhà lại lo công việc nội trợ. Bố mẹ tôi rất hài lòng khi thấy chúng tôi biết nhường nhịn, san sẻ cho nhau miếng ăn ngon, cũng như cưu mang, đỡ đần nhau những công việc trong gia đình.

Bài 2 :

Nói về thói vô trách nhiệm, có ý kiến cho rằng: “Như một thứa-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.
Bằng cách so sánh, ý kiến trên đây đã chỉ rõ tác hại xấu ghê gớm của thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội, nghĩa là nó có thể làm băng hoại mọi quan hệ tốt đẹp vốn có giữa con người với con người, làm sa đọa đạo đức và tâm hồn con người trong xã hội.
Trước hết, ta cần hiểu thê nào là tinh thần trách nhiệm, thói vô trách nhiệm. Trách nhiệm là phần việc được giao cho, phải làm tròn, nếu kết quả không tốt hoặc chưa hoàn thành thì phải gánh chịu phần hậu quả. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất đẹp thể hiện ý thức và sự nỗ lực làm tốt công việc của mình được giao nhận. Tinh thần trách nhiệm cao bao nhiêu thì ý thức phấn đấu, sự nỗ lực bản thân, sức phấn đấu của bản thân lại cao bấy nhiêu! 
Trái với ý thức trách nhiệm, tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói vô trách nhiệm cực kì xấu xa, nó làm cho con người sống ghẻ lạnh, dửng dưng trước mọi sự việc xảy ra xung quanh, sống chỉ biết mình, không quan tâm tới công việc chung, vô cảm và vô tình với đồng loại. Thói vô trách nhiệm làm phát triển tính ích kỉ, xô đẩy bản thân vào ngõ cụt, không hề quan tâm tới người thân trong gia đình, quan tâm tới mọi người trong xã hội. Thậm chí đối với bản thân; thói vô trách nhiệm đã hủy hoại nhân tính, làm méo mó nhàn cách. Đạo lí dân tộc coi trọng tình thương, trọng tình làng nghĩa xóm. Nhưng khi thói vồ trách nhiệm đã ăn sâu vào xương tủy, vào tim óc thì "nạn nhân” sống vô tình vô cảm: "Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, hoặc “Cướp đến thì cướp cả làng/ Đâu cướp nhà chàng mà thiếp phải lo!” (Tục ngữ). Hắn né tránh trước mọi công việc chung của gia đình và xã hội; chỉ biết xả rác bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường. Hắn coi chuyện giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp là của thiên hạ!