K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài học kinh nghiệm của công xã

Công xã để lại những bài học kinh nghiệm lớn, rất quan trọng, nhất là bài học về vấn đề nhà nước của giai cấp vô sản. Qua việc phân tích nguyên nhân và khuyết điểm chủ yếu đã đưa Công xã đến thất bại, có thể rút ra những bài học lớn sau đây:

Công xã Pari đã cho giai cấp công nhân thấy rõ sự cần thiết xây dựng một chính đảng tiên phong của giai cấp công nhân. Chỉ có chính đảng của giai cấp vô sản nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, biết giáo dục và tổ chức giai cấp công nhân một cách bền bỉ và có phương pháp, mới có thể đánh giá tình hình khách quan và chủ quan một cách đúng đắn, vận dụng các hình thức đấu tranh thích hợp tiến đến thắng lợi.

Kinh nghiệm của Công xã xác nhận rằng khi giai cấp vô sản đã nắm chính quyền thì không thể nào không đập tan bộ máy nhà nước cũ để xây dựng những cơ quan nhà nước mới của giai cấp vô sản.

Kinh nghiệm của Công xã đã chỉ rõ giai cấp vô sản phải xây dựng nhà nước kiểu mới như thế nào. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Mác và Ăngghen đã đặt vấn đề này nhưng chưa có biện pháp giải quyết. Công xã Pari đã cho thấy rằng phải phá hủy bằng bạo lực bộ máy Nhà nước tư sản và thay vào đó một bộ máy nhà nước mới, tức là phải thay chuyên chính tư sản bằng chuyên chính vô sản, đó là kinh nghiệm căn bản nhất của Công xã Pari, là tư tưởng cơ bản của học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Kinh nghiệm Công xã chỉ ra rằng giành được chính quyền đã là việc khó, nhưng giữ vững chính quyền lại là việc khó hơn. Muốn củng cố chính quyền, một mặt là phải hết sức mở rộng dân chủ, tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa chính quyền với quảng đại quần chúng nhân dân, biết dựa vào nhân dân, nhưng mặt khác không được lơ là cảnh giác, không thể không kiên quyết trong việc trấn áp bọn phản cách mạng, không thể không quan tâm đến việc củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.

Muốn giành chính quyền và muốn củng cố được chính quyền cách mạng phải không ngừng tăng cường khối liên minh công nông. Giai cấp vô sản muốn đạt được thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền thì không thể thiếu được điều kiện liên minh công nông. Sau khi giành được chính quyền lại càng phải hết sức chú trọng tăng cường khối công nông liên minh mới có thể củng cố và giữ vững được nhà nước của mình. Kinh nghiệm thực tế của Công xã Pari đã chỉ rõ rằng chính quyền đã về tay giai cấp vô sản, song vì không thực hiện được sự liên minh công nông vững chắc nên cuối cùng bị thất bại.

Trên đây chỉ là những bài học lớn về một số vấn đề cơ bản của cách mạng. Còn có thể tìm thấy ở Công xã rất nhiều kinh nghiệm quý báu về chiến lược, sách lược; về thời cơ cách mạng, về nghệ thuật quân sự, về vũ trang đấu tranh, và nhiều vấn đề khác. Những kinh nghiệm của Công xã đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển lý luận chủ nghĩa xa hội khoa học. Do đó, Mác, Ăngghen, Lênin thường chú ý đến kinh nghiệm của Công xã Pari.

6 tháng 11 2020

Chỉ là sao chép từ trên xuống

 

27 tháng 10 2021

Công xa Pari để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam? *

A.Cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng chân chính lãnh đạo

B.Đấu tranh kiến quyết với kẻ thù

C.Xây dựng bộ máy Công xã

D.Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc

8 tháng 11 2022

A. Cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng chân chính lãnh đạo

23 tháng 11 2021

D. phải có một chính đảng của giap cấp vô sản lãnh đạo, phải thực hành liên minh công-nông

31 tháng 10 2016
Cách mạng tư sảnCách mạng công nghiệp

Cách mạng tư sản, theo học thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ 16 kéo dài tới thế kỷ 20. Nó đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đồng thời có một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội nhân loại. Mặc dù vậy, những học giả chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng cách mạng tư sản vẫn là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.

 

1 tháng 11 2016

mấy câu kia nữa đi

 

21 tháng 11 2021

A

6 tháng 3 2022

Câu 1 :

- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn.

- Gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 2 :

- Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng VN.

- Đảng tập hợp , tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất, mặt trận việt minh, trên cơ sở khối lên minh công nông.

- Trong chỉ đạo khởi nghĩa, đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị tư tưởng với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, khi thời cơ đến, chớp thời cơ để tổng khởi nghĩa.

Câu 3 :

- Các nước đế quốc và các thế lực phản động trong nước cấu kết với nhau và chống phá cách mạng.

- Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, một nửa số ruộng không thể cày cấy được.

- Tài chính cạn kiệt, ngân khố trống rỗng. 

- Hơn 90% đồng bào ta không biết chữ.

7 tháng 11 2021

(Tham khảo)

Câu 3:

* Ý nghĩa lịch sử:

- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

* Bài học: 

- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;

- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Câu 4:

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni,  làm tăng năng suất gắp 8 lần.

+ Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi bằng sức nước

+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo thành công máy dệt đầu tiên tại Anh chạy bằng sức nước

+ Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước

4 tháng 9 2021

Bn tham khảo:

Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dụng những vũ khí tư tưởng khác nhau.

Tất cả các phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mặc dù đã diễn ra vô cùng anh dũng, với tinh thần "người trước ngã, người sau đứng dậy", nhưng rốt cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong hiển máu. Đất nước lâm vào "tình hình đen tối tưởng như không có đường ra". Đó là tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm một con đường cứu nước mới.

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cảnh lầm than. Hồ Chí Minh được chứng kiến các phong trào cứu nước của ông cha. Người nhận thấy con đường của Phan Bội Châu chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau" : con đường của Phan Châu Trinh cững chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" ; con đường cùa Hoàn Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến.

Chính vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường mới

Trong khoảng 10 năm vượt qua các đại dưong, đến với nhân loại cần lao đang tranh đấu ở nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở ba nước tư bản phát triển : Anh. Pháp, Mỹ.

Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư sản Mỹ ; đọc Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp. Người nhận thấy : "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa" Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản.

Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc"[1].

Người "hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba" bởi vì V.I.Lênin và Quốc tế thứ ba đã "bênh vực cho các dân tộc bị áp bức". Người thấy trong lý luận của V.I.Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc : con đường cách mạng vô sản.

Trong bài Cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết : "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới"[2].

 

Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"... chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ"


 

5 tháng 9 2021

Cảm ơn nhiều ạ