K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2019

Bài làm:

Cuộc sông, nhu một dòng nước xanh trong lững lờ trôi; không cần đến những con sóng dữ dội khiến ta thấy chao đảo ngả nghiêng; không cần đến màu sắc rực rỡ vì chỉ làm cho ta huyễn ảo về hạnh phúc. Trên hành trình đi tìm mục đích của cuộc sống, ta cần sự nhẹ nhàng như dòng nước để ung dung, tĩnh lặng với gian lao và cần tình yêu thương bao bọc tâm hồn trước cuộc đời lắm nỗi. Có lẽ điều đó cũng phù hợp với quan niệm sống của nghệ sĩ Trần Lập được thể hiện qua lời bài hát

“Tâm hôn của đá”:

“Đừng sống giống như hòn đá, giống như hòn đả

Sống không một tình yêu

Sống chỉ biết thân mình

Tâm hồn luôn luôn băng giá

Đùng hóa thân thành đá ”

Ta vẫn biết, đá là một vật thô kệch, rắn chắc và vô tri vô giác, không hề có một phản ứng hay cảm xúc nào cả. “Sống như hòn đá” khác gì việc sống lạnh lùng, thờ ơ, cô lập bản thân với mọi người xung quanh và vô cảm với niềm vui, nỗi khổ của con người. Từ khi được sinh ra, con người cần biết bao tình yêu thương hay chí ít là sống đúng nghĩa với từng phút, từng giây của đời mình. Qua lời bài hát của mình, Trần Lập muốn gửi gắm đến ta một kinh nghiệm sống sâu sắc: một ngày so với đời người là quá ngắn ngủi nhưng một đời người lại do mỗi ngày tạo nên, vì thế ta hãy sống thật ý nghĩa, biết yêu thương để phá tan lớp băng của sự vô cảm, lạnh lùng giữa con người với nhau.

Mỗi chúng ta chính là một phần tử của xã hội. Nhiều cá nhân gắn kết, yêu thương nhau và cùng nhau xây dựng cuộc sống tươi đẹp. Một khi “sống như hòn đá”, con người ta sẽ chẳng tìm được ý nghĩa cho sự tồn tại của mình, sẽ chẳng cảm nhận được món quà tạo hóa ban cho để ta có mặt trên đời. Không phải vô tình mà con người đều được sinh ra với một trái tim ấm nóng như thế, khác hẳn với hòn đá vô tri kia - “tâm hồn luôn băng giá”, chẳng biết gì đến định nghĩa của sự yêu thương! Và cuộc sống này, không thiếu những người luôn biết cách quan tâm đến những người xung quanh, biết cách giúp ích cho đời bằng đam mê, lí tưởng của mình. Một trong sổ đó là Helen Keller - nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Dù bị mù, câm, điếc do viêm màng não nhưng bà đã tốt nghiệp Đại học Harvard. Là một người không may mắn, bà đã dùng ý chí nghị lực để chống trả lại số phận trớ trêu, hoàn thành sự nghiệp khơi gợi tấm lòng nhân hậu của mọi người, mang lại hi vọng và niềm an ủi cho người tàn tật. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không kể đến Trần Lập - người nghệ sĩ đầy tài năng của nghệ thuật nước nhà. Anh vừa qua đời sau một thời gian mắc bệnh nan y. Nhìn lại cuộc đời 42 năm của anh, có thể thấy âm nhạc và con người anh như hòa quyện làm một. Ca từ trong các ca khúc của anh không bi quan và không có những nỗi buồn thương ủy mị. Ở đó là lời nhắn nhủ tuổi trẻ đối mặt với cuộc sống, tình yêu với một thái độ sống tích cực. Trong nhạc của Trần Lập, những “Tâm hồn của đá” không có chỗ trú ngụ, bởi anh muốn sức nóng của bầu nhiệt huyết trong các ca khúc của mình có thể truyền cảm hứng cho giới trẻ nói riêng và mọi người nói chung. Ở Trần Lập, sự kiên cường và lạc quan toát ra như chính hơi thở của anh. Gần hai tháng trước khi mất, thủ lĩnh nhóm Bức Tường vẫn bình thản trò chuyện với các em nhỏ đang vượt qua cơn bạo bệnh, trao tận tay các em từng món quà. Một trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, Trần Lập vẫn cố gắng làm một việc có ích. Cuộc đời anh đã trở thành một bài học cuộc scng quá đẹp. Và đó là họ, những người với trái tim ấm nóng tình yêu thương, thương người và thương đời, đã là những tấm gương dẫn lối, truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ, nhất là thế hệ trẻ.

Đời người, bình dị hay thấp hèn, cao quý hay tầm thường, đều do mỗi người tự quyết định cả. Để tạo ý nghĩa cho sự tồn tại của bản thân, chúng ta cần bắt đầu bằng những việc nhỏ nhặt, cụ thể nhất như: biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người quanh ta, biết trân trọng cái đẹp và lên án cái xấu. Dầu biết cuộc đời không bao giờ bàng phẳng mà lắm chông gai, chúng ta hãy cố giữ cho mình một tâm hồn cao khiết, học cách tích lũy kinh nghiệm sống qua khó khăn, biết cảm nhận hạnh phúc từ chính nỗi đau của mình, để qua đó mà bồi đắp cho tâm hồn của mình, để nó không khô héo, cằn cỗi hay giá băng như đá.

Abert Einstein đã nêu một quan điểm rất xác đáng “Chỉ cuộc đời sống cho người khác là cuộc đời đáng giá”. Và quan niệm ấy cũng rất gần với Trần Lập. Hạnh phúc được nhân lên nhiều hơn khi ta biết cách sống vị tha. Bởi cho đi cũng là nhận về, san sẻ để có nhiều hơn, và trao tặng hoa hồng đe tay sẽ thơm mãi hương lành của yêu thương.

Bài làm

~ Gọi yý dàn bài thôi nha ~

Mở bài

– Đối với mỗi con người, được sinh ra và tồn tại vốn đã là một niềm hạnh phúc lớn lao trong cuộc sống. Nhưng sống sao cho có ý nghĩa lại không phải ai cũng làm được.

– Lời bài hát của cố nhạc sĩ Trần Lập là một lời khuyên sâu sắc, lời giáo dục mang tính nhân văn cao cả về cách sống biết yêu thương, biết sẻ chia và luôn hướng về người khác.

Thân bài

a. Giải thích quan niệm của tác giả

– “ Đá” là vật vô tri vô giác được dùng trong cuộc sống con người, có vẻ ngoài cứng nhắc, rắn rỏi.

– Theo cách khắc họa của tác giả, đá được hiện lên với vẻ thô mịch tự nhiên của nó” sống không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn luôn băng giá”. Đá tồn tại giữa cuộc đời nhưng lại sống như thể vũ trụ chỉ có riêng nó.

=>Tác giả muốn phủ nhận lối sống ích kỉ, hẹp hòi; sống khô khan thiếu thốn tình cảm của con người hiện nay. Nếu như sự cứng nhắc của đá là bản chất thì lối sống tiêu cực này đang dần trở thành “bản chất” của không ít người – những người chỉ biết đến mình mà quên đi người khác.

b. Bàn luận

– Sống yêu thương là lối sống cao đẹp, là cách sống của những con người luôn gắng sức để trở thành người có ích cho xã hội. Như những viên ngọc sáng lung linh giữa đời, họ trở thành biểu tượng chân thực nhất về tấm lòng nhân ái cao thượng.

Dẫn chứng: Cô Nguyễn Khánh Thương- giảng viên khoa Báo chí truyền thông-ĐH Khoa học xã hội và nhân văn- ĐH là người có nhiều cống hiến cho công tác từ thiện từ khi là sinh viên cho tới khi qua đời vào năm 2015. Thậm chí, trong quá trình chống chọi với bệnh ung thư quái ác cô vẫn dành thời gian đến cuối đời để thành lập và hoạt động

Mạng lưới ung thư vú Việt Nam – tổ chức giúp đỡ và động viên các bệnh nhân ung thư vú trên cả nước.

Bác Lê Thị Gìn (65 tuổi, quê Thái Bình) người không nhà, không cửa lên Hà Nội làm nghề ve chai. Dù không đủ tiền phục vụ cho cuộc sống gia đình nhưng bác vẫn dùng mấy chục nghìn kiếm được mỗi ngày để mua quà, khi thì hộp sữa, khi thì chiếc bánh để giúp đỡ người nghèo.

– Sống yêu thương để xua đi trong thâm tâm mỗi người hạt nhân của sự ích kỉ, nhỏ nhen, không biết tới người khác. “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực, mà là lời thiếu tình thương”. Những tấm lòng ấm áp tình nghĩa của mọi người sẽ xóa đi lạnh giá của tự nhiên và lạnh giá của cuộc đời.

Dẫn chứng: Chú lính chì Nguyễn Thiện Nhân đã vượt lên số phận để có thành công nhờ nguồn “ấm áp” vô hạn của người mẹ nuôi luôn động viên, vỗ về.

– Lấy tình yêu thương là cốt lõi, lẽ sống ở đời; mỗi người sẽ luôn thấy hạnh phúc. Tình thương nơi tâm hồn trong mỗi người sẽ tạo ra niềm vui sướng cho người khác. Và hơn hết, chính bản thân chúng ta sẽ nhận được những điều tốt đẹp khi đã biết cho đi ”Sống là cho đâu phải nhận riêng mình” (Tố Hữu). Phải biết cho đi; sống biết mình thì phải biết người chúng ta mới không bị “hóa thân thành đá” sống vô tâm, ích kỉ.

c. Phê phán

– Cuộc sống coi trọng vật chất của con người hiện đại đã chi phối lối sống trọng tình cảm, tôn thờ tình người của người Việt Nam truyền thống. Nhiều người sống vô cảm, độc ác, thờ ơ với người khác

Dẫn chứng: Vì mối thù cá nhân mà Nguyễn Hải Dương đã ra tay giết 6 người (bao gồm cả người yêu) gây ra vụ giết người khủng khiếp ở Bình Phước. Không ít những vụ vợ chồng chém giết lẫn nhau; anh giết em; cháu giết bà… trên báo chí chỉ vì một câu nói không vừa ý, một hành động không vừa mắt, hay 20.000 để vào quán net chơi game…

– Những người sống tự kỉ, không giao du, mở rộng tấm lòng với người khác, với cuộc đời.

Kết bài

– Dân tộc Việt Nam có truyền thống ”Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” để giáo dục tình yêu thương cho mỗi con người. Dù cuộc sống có đổi thay và hiện đại hơn thì dưới bầu trời, cuộc đời vẫn còn biết bao cảnh ngộ cần ta yêu thương và chia sẻ

– Quan niệm của Trần Lập tuy chỉ là một câu văn duy nhất nhưng tính nhân văn trong nó thì bao la vô tận. Bởi lẽ, nó được đúc kết từ cuộc đời của một con người mà cho tới điểm cuối, con người đó vẫn không thôi trăn trở để sống sao cho ý nghĩa hơn.


# Chúc bạn học tốt #

22 tháng 6 2023

Gợi các ý:

- Những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống là những khoảng khắc quý giá đáng trân trọng.

+ Qua những trải nghiệm mới về vùng đất lạ lẫm, gặp gỡ những người bạn mới và thực hiện những điều mình yêu thích là điều tạo nên kỉ niệm. Những kỉ niệm đó giúp chúng ta cảm nhận được sự hạnh phúc, cảm giác tự tin và sự kết nối với những người xung quanh.

- Khi nhìn lại những hình ảnh và kỷ niệm đó, chúng ta có thể cảm thấy thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc đó một lần nữa.

- Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tạo ra những kỉ niệm đẹp. Đôi khi, cuộc sống có thể trở nên khó khăn và đầy thử thách. Dẫu thế, bản thân ta có thể học cách tận dụng những thời khắc đó để tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ.

- Khép lại, những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống có ý nghĩa rất lớn đối với  tinh thần và cảm xúc của mọi người. Chúng ta nên tận dụng mọi cơ hội để tạo ra những kỉ niệm đó và giữ chúng trong trái tim mình mãi mãi!

29 tháng 4 2019

Các bạn cùng  giống tôi, đều là những đứa trẻ bồng bột và thiếu kiên nhẫn, tôi đã từng hấp tấp muốn đi bằng được xe đạp khi mới chỉ bắt đầu tập. Bạn biết không? Vì không thể giữ xe thăng bằng, tôi đã ngã, rất nhiều, rất nhiều. Không riêng vậy, với tất cả mọi thứ, việc gì cũng có điểm xuất phát, điều quan trọng là ta có biết cố gắng, nhẫn nại đến cùng hay không? Có thể, mỗi khi bạn đọc một cuốn tiểu thuyết, bạn nghĩ những tình tiết trong đó tưởng chừng như chỉ là viển vông, không có cơ sở và thực tế. Nhưng, đó là những điều do chính tác giả đã trải qua, là toàn bộ những thứ mà họ đã học được. Mới cách đây có mấy phút, tôi đã đọc cuốn Hạ Chí Chưa Tới. Thật hay nhưng cũng khiến cho tôi phải gạt từng giọt lệ. Đó là những trải nghiệm thực tế của tác giả, các nhân vật cũng biết khóc, biết yêu, biết trưởng thành qua từng ngày. Họ cũng biết hướng tới phía trước, cũng bị chìm đắm trong sự bi ai của quá khứ. Với tôi, được sống trong đời là cả một món quà mà thế giới đã ban tặng. Có thể, các bạn sẽ từng vấp ngã nhiều lần trước khi thành công, nhưng nếu ta biết nhìn nhận hiện tại và tương lai một cách khách quan, mọi thứ sẽ đi đúng hướng, hãy cứ thẳng tiến về phía trước, đừng nhìn lại phía sau. Đã có rất rất nhiều người nổi tiếng từng gặp chông gai, thử thách trước khi tiến tới thành công: Nhà soạn nhạc Beethoven đã bị khiếm thính nhưng vẫn để lại nhiều bản nhạc vĩ đại cho thế giới, Helen Keller bị mù, điếc nhưng vẫn nỗ lực tốt nghiệp trường cao đẳng,... và gần với chúng ta, những người bạn mồ côi cha mẹ biết chăm chỉ học tập trở thành học sinh giỏi trong lớp. Tất cả những điều đó đều chứng tỏ rằng: Chỉ cần vững tin vào bản thân, nỗ lực tiến về phía trước, tiếp tục di chuyển, tiếp tục cố gắng thì mọi thứ trong cuộc sống sẽ đi theo vòng tuần hoàn mà bạn mong muốn. 

22 tháng 10 2021

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

17 tháng 11 2018

Ôn tập ngữ văn 9

18 tháng 11 2018

Bạn có một kỷ niệm nào thời đi học thật đáng nhớ và ghi dấu sâu đậm trong trí nhớ của mình không? Đối với tôi, kỷ niệm đáng nhớ ấy không phải là một lần đạt thành tích cao được khen thưởng mà lại là một lần tôi phạm phải lỗi lầm. Đó là vào một kì thi văn hồi tôi học lớp 7. Vì chủ quan cho rằng đề thi sẽ không ra lại vào bài đã thi năm trước, tôi đã bỏ qua và không ôn bài đó. Thật không may, trong đề thi năm ấy vẫn tiếp tục có câu hỏi về văn bản này. Tất nhiên, do không ôn tập kĩ càng nên điểm thi của tôi tệ vô cùng. Khi cô giáo trả bài thi, tôi vô cùng buồn và thất vọng về điểm số của mình. Vậy là chỉ vì sự chủ quan và lười biếng của mình, năm học này tôi đã để tuột mất danh hiệu học sinh giỏi mà mình đã cố găng duy trì suốt nhiều năm. Khi về nhà, tôi chán nản, buồn bã nhốt mình trong phòng và òa khóc. Khi đã thấm mệt, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy mẹ ngồi cạnh giường và vuốt ve mái tóc tôi đầy âu yếm. Mẹ không trách mắng tôi một câu vì điểm thi đáng thất vọng ấy. Trái lại, mẹ ân cần nói với tôi rằng: “Trong cuộc sống, con sẽ gặp phải vô vàn những điều khó khăn và đáng thất vọng. Đây là điều con phải học cách chấp nhận và cố gắng đối mặt, vượt qua nó chứ không phải chán nản, buông xuôi như vậy. Thất bại là mẹ của thành công. Hãy coi đây là một bài học kinh nghiệm để sau này làm tốt hơn con nhé!” Những lời mẹ dạy giúp tôi hiểu ra nhiều điều và trở thành bài học cuộc sống mà tôi ghi nhớ mãi về sau.