Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua bài phân tích, học sinh cần nêu được các ý sau:
-Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ...
-Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đũi hỏi của thầy cụ, trong thi cử...
-Do học đối phó nên không thấy hứng thú, đẫn đến chán học, hiệu quả thấp...
-Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó thì dự cú bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng ...
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.
Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.
Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.
Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.
Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc
Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.
Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.
tham khảo
Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn, gọn, súc tích và dễ hiểu. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp học sinh nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học thuộc lòng. Cách học này không phải là học vẹt, khi học phải hiểu rõ mình đang học cái gì? Nội dung của nó ra làm sao?. Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị quên. Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý quan trọng mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào cuộc sống như vậy tình trạng học kém có còn không?(k dg mục đích hỏi)
Không phải bất cứ ai khi sinh ra thì cuộc đời đã được trải hoa hồng. Sẽ có lúc có những khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Những lúc đó, điều quan trọng nhất chính là việc bản thân có dám đương đầu với nó không, vì “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.
Chiến thắng là kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau một thời gian đấu tranh, khắc phục những khó khăn, thử thách. Vậy nên, chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên sự tự ti, kém cỏi, cái xấu, cái không tốt, … trong chính con người mình. Tóm lại, “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” – câu nói nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc mỗi người thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình để vượt qua chông gai cuộc sống
Thực sự, ngay từ khi có sự xuất hiện của loài người, chúng ta đã phải đối diện với nhiều hiểm họa từ thiên nhiên, thiên tai, … Nếu không có sự đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống, thì làm sao con người có thể tồn tại được đến ngày hôm nay? Cho đến tận bây giờ, con người từng ngày vẫn phải đấu tranh với chính mình để chống lại bệnh tật, đói nghèo, … Đứng trước những cám dỗ, con người càng phải đấu tranh quyết liệt hơn để bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Hẳn mọi người còn nhớ Nguyễn Ngọc Kí – một người mất cả hai tay từ bé, nhưng bằng cả nỗ lực bản thân, giờ đây ông đã có thể viết bằng chân và trở thành một người thầy giáo tận tụy, hết lòng với công việc.Hiện nay còn có quá nhiều bạn trẻ do được bố mẹ nuông chiều, sống tiện nghi, đầy đủ nên buông thả, dễ dãi với bản thân. Như vậy, các bạn sẽ dễ bị sa đà vào lối sống ăn chơi hưởng thụ, không có chí tiến thủ trong tương lai. Chính vì thế, câu nói vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Xã hội đang ngày một phát triển và kèm theo đó là những thử thách và cám dỗ, cho nên chúng ta cần có sự bản lĩnh- trước hết là chiến thắng chính mình.
Đấu tranh với chính mình sẽ giúp cho bản thân hoàn thiện nhân cách, có được bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chiến thắng bản thân chính là việc chúng ta nỗ lực học tập, loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nan xã hội, tệ nạn học đường … vốn hiển hiện xung quanh và thường trực trong cuộc sống.
Bạn tham khảo
Tham khảo:
I. Mở bài:
- Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nước ngày nay mọi người không chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mình.
- Tuy nhiên vấn đề ở đây là thực trạng trang phục của một bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
II. Thân bài
- Trang phục áo dài của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
- Học sinh bây giờ là một "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo một cách khác, nghĩ theo một cách khác, làm theo một cách khác....điều đó không sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có một số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo một hướng rất tiêu cực.
- Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động không nhỏ tới nhận định của học sinh. Lớp trẻ bây giờ không thể mặc áo bà ba dịu dàng, không thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng không thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc học sinh "diện" quần jean áo phông hiện nay được cho là rất trẻ trung, năng động.
- Không phải học sinh nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng không có nghĩa là được ăn mặc một cách tự do không có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh không phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại được học sinh diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành một trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
=> Hình ảnh người Việt Nam bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
- Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: "Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần bằng những quần rách lung tung, và cũng được ưa chuộng vì "mốt"
- Đâu phải mặc những chiếc áo không phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Tuy nhiên không phải tất cả học sinh bây giờ đều đua đòi theo những "mốt" đó.
- Học sinh chúng ta chỉ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là không hở hang quá mức hay những bộ trang phục không phù hợp với lứa tuổi và cộng đồng.
- Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng không nên quá khe khắt với việc trang phục của học sinh. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính với váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép học sinh nữ được mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái.
- Nhưng không vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nào cũng được. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái - tác hại của những phong cách ăn mặc của học sinh hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích không sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. Một “công tử” hay “tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình không khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ với điều kiện gia đình.
+ Một bộ phận nhỏ học sinh cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là một tác động không nhỏ rất có hại cho học sinh
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến một số học sinh “bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi ...
III. Kết bài:
- Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu được cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Việc những bộ trang phục của không phù hợp vẫn còn tồn tại trong học đường.
- Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc, trang phục của học sinh cần phải phù hợp với điều kiện, lứa tuổi và xã hội.
- Xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng không nên gò bó học sinh quá mức trong vấn đề trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và học sinh nói riêng hiện nay.
Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.
Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.
Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.
Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.
Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.
Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.
Thamkhao
Bạo lực học đường là một vấn nạn nghiêm trọng của mọi thời đại. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường khiến cho nạn nhân bị tổn thương cả về tâm lí và thể xác. Không những thế, chính những đứa trẻ thực hiện hành vi bạo lực cũng nhận được những hậu quả nghiêm trọng. Đó có thể là sự xa lánh của bạn bè, sự khiển trách của gia đình và thầy cô, sự trừng trị của Pháp luật mà khiến cho chúng đi lầm đường, trở thành một phần tử xấu trong xã hội. Từ đây xã hội trở nên rối loạn, mất an ninh và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Nguyên nhân của bạo lực học đường là sự thiếu giáo dục, quan tâm dẫn đến nhận thức sai lệch để chứng tỏ bản thân, thu hút sự chú ý. Vì vậy, cần phải ngăn chặn tình trạng này từ nhận thức cho đến hành động. Chính quyền phải kết hợp với nhà trường và gia đình giáo dục kiến thức cho học sinh, quan tâm đến tâm lí và hành động, ngăn chặn và xử phạt thích đáng. Hãy tự ý thức trách nhiệm của mình để bạo lực học đường không còn là nỗi lo ngại của xã hội.
Tham khảo
Trong cuộc sống,mỗi đứa trẻ sinh ra cần phải được đến trường học - là nơi có thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người, là nơi ta luôn được bình yên ở đó . Tuy vậy vẫn có những sự cố không may xảy ra. Bạo lực học đường là vấn nạn gây nhức nhối cho dư luận, giữa cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa phụ huynh với học sinh,.... Những người như vậy chắc hẳn là những con người không tử tế bị xã hội coi thường khinh bỉ, ra vẻ huyên hoang. Làm xấu đi bộ mặt của nhà trường . Ở trường chúng ta được dạy làm người, một con người đạo đức, một công dân tốt cho đất nước mà trong khi đó họ vẫn làm vậy. Tiêu biểu nhất là ở Hưng Yên, 5 học sinh nữ đánh hội đồng một bạn và làm các hành động liên quan đến thân thể. Hành động của 5 học sinh ấy như những con hổ sắp chết đói vồ lấy mồi. Thử hỏi, nếu đó là họ thì sẽ như thế nào? Thật đáng chê trách cho những con người đó. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội. Là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình để trở thành một công dân tốt có ích cho đất nước và tránh xa những tệ nạn xã hội.
Bài 1 : em hãy viết một đoạn văn nghị luận về vấn đề học tủ , học lệch trong giới học sinh hiện nay?
Tham khảo :
Học tập là quá trình trang bị tri thức giúp mỗi chúng ta bước vào cuộc sống một cách tự tin và trở thành một công dân mẫu mực, một con người văn minh. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi mỗi con người cần trang bị cho mình những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, do một số yếu tố khách quan và áp lực thi cử, thường xảy ra tình trạng các bạn học sinh học tủ, học lệch, dẫn đến những hệ luỵ cho chính các bạn sau này.
Học lệch là hiện trượng phổ biến hiện nay. Các bạn học sinh thường tập trung học các môn tự nhiên (toán lý hoá) mà thiếu quan tâm đến các môn xã hội, hoặc có quan tâm cũng không đến nơi đến chốn. Tâm lý chung của các bạn đều muốn "đủ sống" trong các kỳ thi, kỳ kiểm tra. Ngoài các bạn luyện thi trong đội tuyển học sinh giỏi thì đa số các bạn học lệch vì áp lực của kỳ thi đại học, cao đẳng. Do sự phân hoá về việc làm và thu nhập trong xã hội, một số nhóm ngành có thu nhập cao như dầu khí, tài chính, ngân hàng…đều được các bậc phụ huynh ngắm đến và hướng cho con em mình quyết tâm giành một suất trong trường đại học. Một số môn như tin học, ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết để xin việc nên cũng được các bạn chú trọng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trườn, còn một số môn phụ, ít quan trọng hơn thì các bạn hầu như bỏ qua hoặc ít quan tâm đến.
Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến "thiếu cân bằng" về tư duy.
Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.
Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tư nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán.
Trong thời đại công nghệ 4.0 khi công nghệ phát triển, con người chủ yếu giao tiếp với nhau qua thiết bị điện tử, mạng xã hội và ứng dụng trực tuyến thì hiện tượng sống ảo trở nên phổ biến trong toàn xã hội, nhất là giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề đặt nhiều mối quan tâm và lo ngại cho con người ngày nay.
Các bạn đều truyền tai nhau cụm từ “sống ảo” nhưng có số đông vẫn không biết “Sống ảo là gì?” và “Vì sao có nhiều người đam mê nó đến vậy?”. Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi qua ứng dụng chat trực tiếp hay mạng xã hội Zalo, Facebook, Twitter…Thực tế hiện nay, có 10 người đang trong độ tuổi vị thành niên thì có đến 9 người sử dụng mạng xã hội và một người sử dụng ứng dụng giao tiếp trực tiếp. Không chỉ giới trẻ mà có cả người lớn và trẻ em. Và nó đã trở nên quá phổ biến trong xã hội loài người vì sự hiện đại và thông dụng của nó. Ngày xưa chúng ta sử dụng thư viết tay để truyền nhau những lời nhắn nhủ, những tình cảm tha thiết và để bày tỏ sự chân thành. Bây giờ tất cả những điều đó đã được thay thế bởi những ứng dụng công nghệ cao có thể gửi nhanh qua mạng internet nên mọi người đều đắm chìm trong đó quá nhiều và quá lâu.
Từ một thói quen sử dụng mạng xã hội đã trở thành xu hướng chuộng “sống ảo” đều có nguyên nhân cả. Có thể hiểu theo nhiều cách nhưng có lẽ cách hiểu đơn giản và chính xác nhất là xuất phát từ tâm lí: đa số bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn hay chỉ đơn giản là để bắt kịp “trend” và theo kịp thời đại. Mọi người đều có một hình ảnh “ảo” mà bản thân mình không bao giờ có thể hoàn hảo được như thế nên suy cho cùng, sống "ảo" là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.
Thực tế đã chứng minh “sống ảo” đem đến cho thế hệ trẻ chúng ta nhiều cách nghĩ phụ thuộc, tiêu cực, hình thành tập tính bầy đàn. Đơn giản khi trên mạng xã hội xuất hiện một vấn đề nóng hổi, đang là đề tài “hot” thì lập tức có những “anh hùng bàn phím” xuất hiện. Không cần biết rằng nhân vật chính trong câu chuyện đúng hay sai, điều đầu tiên họ làm là theo đám đông a dua, cười đùa thậm chí chửi rủa họ. Những lời lẽ trên mạng xã hội chính là con dao hai lưỡi đã giết chết bao nhiêu sinh mạng, nhất là những người sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội. Theo số liệu của ComScore - một trong những công ty dẫn đầu thế giới về đo lường và đánh giá hiệu quả các giải pháp marketing trực tuyến đã từng công bố báo cáo về thị trường trực tuyến tại Việt Nam và châu Á, trong hơn 30 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, có khoảng 87,5% đã và đang sử dụng các mạng xã hội, đa số là những người trẻ tuổi, nằm trong độ tuổi 15-34 (khoảng 71%). Và có đến hơn phân nửa thời gian các bạn dành cho việc lướt web, nói chuyện với bạn bè, bình luận trên các trang mạng xã hội…. Đó không phải một con số nhỏ khi hầu hết thanh thiếu niên Việt Nam đang trong tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào cuộc sống ảo trên mạng. Đã có rất nhiều vụ bắt cóc, giết người hay mâu thuẫn xảy ra trong quá trình giao tiếp trên mạng. Chúng ta không thể xacs định đối phương là ai, tốt hay xấu, thật hay giả… Tỉ lệ an toàn dành cho mỗi chúng ta khi quyết định từ một mối quan hệ mạng là không cao.
Thế nhưng bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận những điều tốt mà mạng xã hội mang lại cho con người. Nó trở thành nơi mở rộng quan hệ, chia sẻ thông tin, quan điểm, là nơi con người thoải mái thư giãn, thể hiện phần mà bản thân mình không dám lộ ra ngoài thực tế… Tất cả sẽ thành tác dụng khi chúng ta biết sử dụng mạng xã hội đúng cách, không lâm vào tình trạng sống “ảo”, sống phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội.
Sống “ảo” không còn là một hiện tượng xa lạ trong xã hội, thậm chí nó đã trở nên vô cùng phổ biến và đang lan truyền rộng rãi trong xã hội công nghệ hiện nay. Giới trẻ chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn và kịp thời về mức độ nguy hiểm của căn bệnh xã hội này. Trường học cần mở lớp học ngoại khóa tuyên truyền và giảng dạy cho các em học sinh, sinh viên về vấn đề sử dụng mạng xã hội, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc sát sao con cái hơn nữa để ngăn các em khỏi tình trạng sống phụ thuộc vào mạng xã hội.Chúng ta phải chung tay vì một thế hệ trẻ Việt Nam tươi sáng.
Hãy sống thật với chính mình ngay từ hôm nay, hãy đem tất cả những gì vốn có của nó trả lại vị trí ban đầu. Hãy hành động vì chính bản thân các bạn. Cuộc sống là hiện thực, bạn phải học cách sống thật với chính bản thân mình.
tk nha bn
Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.
Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.
Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí,…khi mà….Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.
Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.
Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.
@Nguyễn Xuân Anh đề là viết đoạn văn ngắn 12-15 câu nhưng bạn viết thành 1 bài luôn rồi