K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2018

Tuổi học trò là tuổi của áo trắng, của tiếng trống trường và cả tuổi đỏ rực của hoa phương. Từ lâu, cây phượng đã là một trong những biểu tượng của tuổi trẻ – của các cô câu học sinh. Ở sân trường em cũng có một cây phượng vĩ rất lớn. Cô giáo chủ nhiệm của chúng em kể cây đã được 50 tuổi, cây được trồng từ ngày thành lập trường.Thân cây to, xù xì. Cây phượng có tán rộng, che mát một vùng sân trường. Lá phượng nhỏ, xanh khi nào có gió, những là già rụng xuống cứ như một trận mưa tuyết vậy nhìn rất đẹp. Hoa phượng thì đỏ tươi, em rất thích nhặt những bông hoa phượng rụng để kẹp vào nhật kí. Khéo léo một chút,có thể biến bông hoa phượng thành một chú bươm bướm dễ thương rồi. Phượng còn có cả quả nữa, quả phượng nhìn giống quả đỗ nhưng to hơn nhiều, vỏ quả quả cứng, màu đen, dài khoảng 30cm. Hàng ngày, em thường cùng các bạn ngồi dưới gốc phượng đọc truyện vào mỗi giờ ra chơi. Chúng em còn nhảy dây, đá cầu mà không lo bị nắng. Cây phượng đã chứng bao nhiêu kỉ niệm khó quên của tuổi thơ em, em sẽ luôn nhớ đến cái gốc phượng yêu dấu ấy.

27 tháng 1 2022

Tham Khảo 

https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-biet-them-mot-ngoai-ngu-la-biet-them-mot-the-gioi-176215

27 tháng 1 2022

Từ hàng triệu năm trước, nhờ vào lao động, loài vượn cổ dần dần vươn mình đứng thẳng, sử dụng đôi chân để di chuyển và đôi tay ngày càng khéo léo để kiếm tìm thức ăn và chống lại kẻ thù. Song, ý nghĩa lớn lao của lao động không chỉ ở chỗ thúc đẩy quá trình tiến hóa ấy mà còn là tiền để quan trọng cho não bộ phát triển, loài vượn cổ biết hoạt động “theo kiểu người”, đạt đến “trình độ người” mà cột mốc đánh dấu là ngôn ngữ. Đây là nét đặc trưng lớn nhất để con người trở thành động vật bậc cao. Ngay từ khi xuất hiện, ngôn ngữ đã rất đa dạng, sinh động. Mỗi quốc gia có một thứ tiếng riêng mà với tất cả tình yêu và tự hào, chúng ta trìu mến gọi “tiếng mẹ đẻ”. Nhưng liệu rằng, chỉ biết riêng tiếng nước mình như vậy có đủ? Bàn về vấn đề này, có người cho rằng: “Tôi chỉ sống ở Việt Nam, tôi không cần biết tiếng nước ngoài”. Người khác lại nói: “Biết thèm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới”.

 

Mỗi người một lối suy nghĩ với lí lẽ và quan điểm riêng. Những người cho rằng “Tôi chỉ sống ở Việt Nam, tôi không cần biết tiếng nước ngoài” là bởi họ cho rằng, ngôn ngữ chỉ để giao tiếp với những người cùng chung sống trong biên giới quốc gia của mình, mà cụ thể là Việt Nam. Hiểu như thế, họ vô tình tự bó chặt mình trong một môi trường nhỏ hẹp và chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tại một số nước trên thế giới, không biết ngoại ngữ bị coi là mù chữ. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp mà còn là công cụ để tư duy. Đây cũng là lý do nhiều người cho rằng: “Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới”. Ngoại ngữ hướng chúng ta đến thế giới bên ngoài, đưa chúng ta đến gần hơn với những thành tựu của một quốc gia khác với một thứ tiếng khác.

Biết thêm một ngoại ngữCàng biết thêm nhiều ngoại ngữ, những đường biên giới càng nới rộng ra, thế giới càng rộng mở, chúng ta càng có khả năng giao tiếp với nhiều người, tiếp cận với nhiều cuốn sách chứa đựng những chân trời mới. Nhìn nhận ngôn ngữ đúng với vai trò của nó, ta mới thấy biết thêm một ngoại ngữ thực sự là biết thêm một thế giới.

 

Ngoại ngữ với vai trò giao tiếp, là con đường kết nối chúng ta và những người bạn trên toàn cầu, mà mỗi người bạn ấy sẽ là một người thầy dạy cho chúng ta những điều bổ ích. Còn gì tuyệt vời hơn nếu trong một buổi triển lãm tranh chúng ta có thể trao đổi cảm nhận của mình với một người Ý – một người con sinh ra và lớn lên trong cái nôi của hội họa Phục Hưng, để cùng sẻ chia cảm nhận cá nhân và cũng để có cái nhìn toàn diện hơn khi rung cảm nghệ thuật được soi chiếu bằng cả văn hóa phương Đông và phương Tây. Cũng tương tự như vậy với mọi ngành nghệ thuật và khoa học khác.

Hơn thế nữa, ngoại ngữ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Có thể bạn sẽ chỉ sống ở Việt Nam, không đặt mục tiêu làm việc hay du lịch đến một đất nước khác, nhưng bạn có chắc rằng sẽ không bao giờ gặp một du khách nước ngoài hỏi đường hay nhờ giới thiệu về danh thắng quê hương. Bạn tin chắc rằng, trong buổi tiệc chào mừng bạn mình là một du học sinh về nước sẽ không có một vị khách nước ngoài nào? Trong buổi tiệc của công ty sau này cũng chỉ toàn người Việt Nam? Những lúc ấy ta mới thấy, thế giới của bản thân nhỏ bé và hạn hẹp đến mức nào khi không có ngoại ngữ. Còn gì lạc lõng hơn việc cô đơn giữa một đám đông nói cười trao đổi bằng một ngôn ngữ chúng ta không thể hiểu ngay trên quê hương mình?

 

Hơn thế nữa, ngoại ngữ với vai trò là phương tiện của tư duy sẽ giúp chúng ta có thể tiếp thu với kho tàng tri thức của nhân loại. Đặc biệt là trong giai đoạn ngày nay, khi internet đã trở nên phổ biến và các công cụ tìm kiếm trên mạng ngày càng được mở rộng, hoàn thiện. Ta có thể dễ dàng tìm thấy các công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học về bất kì ngành nào mà mình quan tâm. Tuy nhiên, có một thực tế rằng phần lớn tài liệu này được viết bằng tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế hiện nay. Khi đó, nếu chúng ta sử dụng thành thạo tiếng Anh, thì chẳng phải chúng ta sẽ dễ dàng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại hay sao. Tất nhiên, sẽ có người nói chúng ta có thể tìm đến người phiên dịch hoặc dựa vào các công cụ chuyển đổi ngôn ngữ. Nhưng tất nhiên, trong chúng ta ai cũng biết công cụ chuyển đổi ngôn ngữ được lập trình sẵn nên dịch theo kiểu đơn lẻ, từng từ một. Do đó, rất khó để hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của văn bản chúng ta cần. Nhờ người phiên dịch có thể sẽ dễ hiểu hơn, nhưng sẽ chẳng bao giờ bạn được khám phá vấn đề trực tiếp bằng cảm quan của mình mà luôn vay mượn góc nhìn, góc cảm nhận của người khác.

Trong xu thế toàn cầu hóa, mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới đã tác động mạnh mẽ tới từng cá nhân trong mỗi quốc gia. Đó không chỉ là hợp tác về kinh tế, mà còn là sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, nên việc biết ngoại ngữ đang dần trở thành xu thế tất yếu và bắt buộc. Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới, không chỉ là qua sự tìm hiểu trên sách báo của đất nước họ mà còn là tấm vé “thông quan” để chúng ta trực tiếp trải nghiệm đời sống, văn hóa của họ, tham gia lao động trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có đối tác nước ngoài. Đó không chỉ là thế giới trên bản đồ địa lí mà còn là thế giới sống động trước mắt bạn và trong tinh thần của bạn.

 

Mặc dù có ý nghĩa to lớn như vậy nhưng thực trạng học ngoại ngữ của chúng ta hiện nay chưa mấy khả quan. Đại đa số học sinh học tiếng Anh suốt nhiều năm tại trường nhưng không thể sử dụng tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ. Nhiều người chỉ có thể làm các bài tập về cấu trúc ngữ pháp mà không thể nói một câu ngoại ngữ đơn giản. Phần lớn mọi người cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi học tiếng Anh và bỏ cuộc giữa chừng.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có thể do phương pháp giáo dục tại các trường chỉ chú trọng đến cấu trúc ngữ pháp để vượt qua các kì kiểm tra. Do số lượng lớp đông nên dù đổi mới phương pháp thì cũng chỉ có thể phù hợp với một số học sinh chứ không phải tất cả. Và bản thân môn tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào khác cũng là một bộ môn khó. Nhất là đối với những trường ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế còn khó khăn, phương tiện học tập còn thiếu thốn.

Song nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là do chúng ta chưa nhìn nhận vai trò quan trọng của ngoại ngữ một cách đúng mực. Mặc dù ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, nhưng nhiều bạn còn học đối phó hoặc trì hoãn “để mai tính”. Đi kèm với nó là thái độ học sao nhãng, chưa kiên trì và khả năng tự học chưa cao. Sự e dè, ngần ngại giao tiếp cũng trở thành rào cản trong việc sử dụng ngoại ngữ. Lối suy nghĩ ỷ lại chỉ sống ở Việt Nam nên không cần biết ngoại ngữ đã ăn sâu vào rất nhiều người, khiến chúng ta quên mất rằng chỉ sống ở Việt Nam nhưng có thể sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện, một công cụ phục vụ chúng ta trong học tập, vui chơi và đời sống sau này. Rất nhiều người nhờ ngoại ngữ đã thay đổi cuộc sống, nhận học bổng từ các trường học danh tiếng, dễ dàng có một công việc cho bản thân, thỏa sức khám phá và trải nghiệm nền văn hóa khác, trở thành một công dân toàn cầu. Muốn hiện đại cần có giá trị truyền thống làm nền tảng nhưng không thể thiếu sự thúc đẩy của ngoại ngữ. Bởi vậy, giải pháp để cải thiện tình hình ngoại ngữ là điều cần thiết.

 

Mỗi chúng ta đều có ít nhất bảy năm học ngoại ngữ trên ghế nhà trường. Bởi vậy, sự cập nhật, đổi mới phương pháp giáo dục trong các nhà trường là giải pháp đầu tiên cần thực hiện. Các hoạt động ngoại khóa sẽ là sân chơi bổ ích và là nơi để mỗi học sinh giao lưu, học hỏi lẫn nhau và thực hành tiếng. Sự cách biệt giữa các vùng miền phải được rút ngắn bằng cách chú trọng đầu tư cho những vùng còn khó khăn. Và hơn hết, mỗi chúng ta cần tự ý thức về tác dụng to lớn của ngoại ngữ và thế giới mới mẻ, tươi đẹp mà ngoại ngữ mang lại để có ý thức trau dồi ngoại ngữ, kiên trì và cố gắng vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Năng động và mạnh dạn trong việc giao tiếp với người nước ngoài, đọc các bài nghiên cứu ngắn về lĩnh vực yêu thích, nghe nhạc và xem các bộ phim ý nghĩa bằng ngôn ngữ gốc. Sử dụng ngoại ngữ như một thế đối sánh để khắc sâu các đặc điểm của tiếng Việt, tiến tới sử dụng đúng, sử dụng hay tiếng nước mình và ngược lại.

Xã hội hiện đại đã khiến ngoại ngữ thành chiếc chìa khóa vạn năng mở ra hàng ngàn thế giới mới. Có nắm bắt chiếc chìa khóa ấy hãy cứ lần lữa, trì hoãn để cánh cửa mãi đóng chặt phụ thuộc vào suy nghĩ, quyết định và hành động của chúng ta ngày hôm nay.

Năm 2020 phải nói là một năm rất khó khăn với mỗi quốc gia,các ngành công nghiệp lao dốc trầm trọng,nhiều nơi người dân còn thiếu cái ăn,cái mặc.Số người chết thì nhiều vô kể,chủ yếu là những người già đã có bệnh nền từ trước.Năm 2020 nói thật là năm khủng hoảng kinh tế của rất nhiều quốc gia,những y bác sĩ có người phải xa gia đình để đến với nơi tuyến đầu trống dịch,cũng có những người bác sĩ đi xa mà cũng chẳng bao giờ trở về bên người thân bạn bè nữa,để cho những người ở lại đợi mãi mà vẫn không thấy hồi âm.Những vẫn cởn những nơi nào đó vẫn chứa chan đầy ắp tình thương,các điểm phát thức ăn cho những người chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch,ôi ! Tình nghĩa nhân dân ta mới bền chặt biết bao.Đôi khi cũng chỉ là những gói mì tôm nhỏ nhưng cũng đủ cho ta cảm thấy ấm lòng.Vậy là năm 2020 đã đi qua,tiếp đến là năm 2021,năm 2021 sẽ mở ra cho nhân loại một kỉ nguyên mới,một kỉ nguyên sẽ không còn cảnh đói khổ,loạn lạc sảy ra,các bn học sinh lại sẽ được đến trường nơi tiếng giảng bài ấm áp lại một lần ữa vang lên.

      chúc bn học tốt !!! yeu

13 tháng 11 2021

Tham khảo!

“Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.

COVID-19, SARS-CoV-2, CRONA, NCOVI... là những từ được nhắc đến nhiều nhất những ngày qua. Khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, đến nay dịch bệnh đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Gọi COVID-19 là “giặc” quả không sai khi nó đang gây ra nỗi sợ hãi, sự chết chóc, thậm chí từng giây trôi qua lại có công dân của một nước nào đó trên thế giới phải bỏ mạng vì tên “giặc” này.  Sự “hung tàn” của COVID-19 đang “tuyên chiến” với cả thế giới, chúng thật “mưu mô, xảo quyệt” khi đã và đang “lén lút” gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình.

Những ngày này, bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc COVID-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam mến yêu. 

Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó được hun đúc trong mỗi người Việt Nam và thể hiện rõ nhất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Theo nghĩa nào đó, COVID-19 cũng chính là “giặc ngoại xâm”, đang tìm cách lây lan, gây phương hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn được duy trì ở mức cao trong những năm gần đây. Trước khi “tên giặc này” xâm phạm “bờ cõi” với ca dương tính đầu tiên ngày 23/01/2020, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức rõ sự “hung hãn” của nó nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước làm tốt công tác nắm tình hình diễn biến dịch bệnh, đồng thời tập trung huy động nguồn lực nhằm chiến đấu và chiến thắng “giặc COVID-19”. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Chủ trương, quan điểm này được cả hệ thống chính trị và toàn dân một lòng hưởng ứng. Qua đây, chúng ta cũng thấy được bản chất nhân văn, nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Từ khi cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19” được khởi động, chúng ta đã nhìn thấy tinh thần quyết liệt, khẩn trương ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành để kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của “quân địch”; các biện pháp ngăn chặn, cách ly tại địa bàn dân cư và các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được triển khai nhằm cô lập, triệt tiêu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19”, đã xuất hiện nhiều tấm gương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác đóng góp công sức, tiền của chống giặc. Đó chính là tinh thần yêu nước, tương thân tương ái.

Hiện nay, trước diễn biến mới của dịch bệnh, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, ở tất cả các địa phương đã và đang thực hiện biện pháp tăng cường hơn, mạnh mẽ hơn, cách ly toàn xã hội trong 15 ngày. Những thông tin, hình ảnh về các chốt kiểm soát trên khắp các tuyến đường, tuyến phố, bản làng giống như “thiên la địa võng” không để “giặc COVID-19” xuyên qua, đi qua. Chính phủ kêu gọi mỗi người dân hãy phát huy tinh thần yêu nước, chỉ ở nhà trừ những trường hợp cần thiết phải ra ngoài, đơn giản như vậy thôi cũng đã là một hành động hết sức thiết thực góp phần tiêu diệt “giặc COVID-19”. 

Đáng nói hơn, mặc dù tiếp giáp với quốc gia khởi phát của dịch bệnh là Trung Quốc, nhưng đến thời điểm hiện tại, cuộc chiến đấu của Việt Nam chống “giặc COVID-19” đang duy trì những tín hiệu hết sức tích cực, chúng ta đã kiềm chế tốt sự lây lan và gia tăng các ca nhiễm mới, chưa có trường hợp bệnh nhân nào bị “quật ngã” khi được sự trợ giúp của đội ngũ y, bác sĩ tận tình và tâm huyết. Đặc biệt, khí thế quật cường của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chưa lúc nào bị nao núng. Những chiến binh áo trắng đang không quản ngại ngày đêm túc trực và giữ thế chủ động trong cuộc chiến đấu sinh - tử này. Vẫn biết rằng, nguy cơ bị lây nhiễm là không thể loại trừ nhưng mỗi y, bác sĩ vẫn “vững tay súng”, “vững trận địa” trên mặt trận chiến đấu chống “giặc COVID-19”. Có được điều đó là xuất phát từ tinh thần quả cảm, từ ý thức, trách nhiệm cao với công việc, giữ vững tinh thần “lương y như từ mẫu” và một điều rất quan trọng ở phía sau họ chính là hậu phương vững chắc, là sự đoàn kết một lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân được kết tinh và phát huy từ lòng yêu nước của nhân dân ta, dân tộc ta.

Cuộc chiến đấu này có thể chưa kết thúc ngay mà kéo dài một thời gian nữa, nhưng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi hoàn toàn và xướng lên ca khúc khải hoàn với tinh thần yêu nước được thắp sáng lên. Nhất định là như vậy.