Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ ''Nói với con''của Y Phương bằng những cách nói ,cách nghĩ,những hình ảnh mộc mạc,cụ thể của người dân tộc Tày,tác giả cho người đọc hiểu được sự nuôi dưỡng,che chở của cha mẹ đối với con và mong con sống xứng đáng với quê hương.Đứa con sinh ra suốt một thời ấu thơ của nó.Bước đi chập chưỡng đầu tiên của một con người thật trang trọng và cảm động.Vì nó có thể yên tâm ,tin cậy trong vòng tay của cha,của mẹ..Con lớn lên từng ngày trong tình thương yêu của cha và mẹ.Bằng những hình ảnh thật cụ thể,Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm,quấn quýt.Đứa trẻ sinh ra trong gia đình hạnh phúc và lớn lên bằng sự đùm bọc,dìu dắt:''Chân trái bước tới cha-Chân phải bước tới mẹ''.Tấm lòng của mẹ,của cha là cái đích để con hướng tới.Sự lớn lên của đứa trẻ rất đỗi hồn nhiên.Hình ảnh cụ thể mà giàu chất thơ: ''Một bước chạm tiếng nói-Hai bước tới tiếng cười''.Hai thao tác tư duy không cùng hệ thống,vừa ngọ nghĩnh vừa sáng tạo biết bao!Không biết đó là sáng tạo của nhà thơ hay của dân tộc Tày ở Cao Bằng,một cách nói mộc mạc vốn dĩ đã có hồn thơ.Câu thơ có được cái ấm áp,rối rít,ngọt ngào,một thứ âm vang của những người làm mẹ,làm cha ai mà không bồi hồi,xao xuyến.Tuy vậy,dù tấm lòng của cha mẹ có độ bao dung sâu lớn đến đâu,đứa con rất cần nhưng chưa đủ.Ở đây có bầu sữa tinh thần thứ hai là quê hương.Như vậy,khổ thơ đầu của bài thơ là bức tranh gia đình đầm ấm,hạnh phúc trong sự chăm chút đứa con,đồng thời người cha nói với con lời đầu tiên,nhắc nhở con về tình cảm gia đình rột thịt,về cội nguồn của mỗi người
Tham khảo:
I. Mở bài:
- Là nhà thơ dân tộc Tày, thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Ra đời năm 1980, “Nói với con” là một trong những bài thơ hay nhất của ông.
- Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” – của con người quê hương miền núi.
II. Thân bài:
1. Khái quát (Dẫn dắt vào bài):
- Tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Y Phương, bài thơ “Nói với con” gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người – gia đình và quê hương – đó là nôi êm tổ ấm nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con – đó là cội nguồn của hạnh phúc. Để rồi từ trong những ngọt ngào của kỉ niệm quê hương, người cha nói với con những đức tính tốt đẹp của người đồng mình.
2. Phân tích, cảm nhận những vẻ đẹp (đức tính tốt đẹp) của người đồng mình:
a. Người đồng mình đáng yêu bởi sự giản dị và tài hoa:
- Trên quê hương thơ mộng nghĩa tình, người đồng mình hiện lên trong cuộc sống lao động cần cù mà tươi vui:
"Người đồng mình yêu lắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát".
+ Giọng thơ vang lên đầy thiết tha và tự hào. “Người đồng mình” là người bản mình, người quê mình – Y Phương có cách gọi rất độc đáo, rất gần gũi và thân thương về những con người quê hương.
+ Với hình thức câu cảm thán, người đọc cảm nhận lời tâm tình được cất lên tự đáy lòng thương mến của người cha về người đồng mình.
+ Họ đáng yêu bởi họ là những con người yêu lao động. Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, họ đã “đan”, “cài”, “ken”… cuộc sống như nở hoa dưới đôi bàn tay cần cù, sáng tạo của họ…
=> Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, nhà thơ giúp ta hình dung được hình ảnh đáng yêu của người đồng mình giữa núi rừng thơ mộng, hiền hòa. Vẻ đẹp của họ được gợi ra từ cuộc sống lao động bình dị, từ bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Họ có niềm vui giản dị, tinh tế ngay trong cuộc sống mộc mạc đời thường.
b. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước.
- Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:
"Người đồng mình thương lắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn".
+ Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.
+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.
+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.
=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.
c. Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:
“Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
+ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.
+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.
-> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.
+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.
d. Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:
- Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
+ Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.
+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị.
+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.
-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
- Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.
+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu, sánh tầm với các miền quê khác trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.
+ Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Nhận xét, đánh giá:
Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể -> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.
III. Kết bài:
Qua lời thủ thỉ, tâm tình của người cha đối với con, hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là mạch suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn và ý chí cho con. Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta yêu hơn, trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước.
Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật chủ yếu để qua cái nhìn của ông, tác giả bộc lộ suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về cuộc đời, con người đặc biệt là nhìn nhận về anh thanh niên.Là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác: Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật “Họa sĩ đã bắt gặp một điều mà thật ra ông vẫn ao ước được biết. Ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đã là giá trị một chuyến đi dài”.Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên. “Chao ôi! Bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác”. Ông thấy anh thật đáng yêu nhưng anh làm cho “ông nhọc lòng quá với những điều ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ”.Những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh đã làm cho chân dung nhân vật chính trở nên sáng đẹp, chứa đựng những chiều sâu tư tưởng
Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật chủ yếu để qua cái nhìn của ông, tác giả bộc lộ suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về cuộc đời, con người đặc biệt là nhìn nhận về anh thanh niên.Là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác: Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật “Họa sĩ đã bắt gặp một điều mà thật ra ông vẫn ao ước được biết. Ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đã là giá trị một chuyến đi dài”.Xúc động, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là vẻ đẹp của anh thanh niên. “Chao ôi! Bắt gặp một con người như anh ta là cơ hội hạn hữu cho sáng tác”. Ông thấy anh thật đáng yêu nhưng anh làm cho “ông nhọc lòng quá với những điều ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ”.Những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh đã làm cho chân dung nhân vật chính trở nên sáng đẹp, chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.
Tham khảo:
Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.
Tham khảo thôi nha:
a,
Tấn bi kịch đời nàng xảy ra từ lúc mới bước chân về làm vợ Trương Sinh. Dù nàng chẳng làm điều chi trái ý nhưng đối với vợ, Trương Sinh lúc nào cũng tỏ ra đề phòng quá mức. Sự đề phòng của Trương Sinh khẳng định chàng chưa từng tin vào đức hạnh của vợ. Đó chính là điều sỉ nhục đầu tiên đối với phẩm hạnh của Vũ Nương.
Tuy nhiên, nàng luôn biết giữ phận, làm việc chu đáo, giữ được hòa khí vợ chồng. Cuộc sống có vẻ bình yên nhưng có lẽ đối với nàng có chút căng thẳng, hạnh phúc gắng gượng. Người phụ nữ xưa luôn bị coi thường. Trải qua thời gian, họ đã biết cam chịu, chấp nhận hoàn cảnh và không ki nào tỏ ra lấn lướt hay ngang bằng với chồng. Bởi thế, tuy Trương Sinh có đôi điều hằn học, nàng cũng khôn khéo mà làm tan được cơn giận, gia đình lúc nào cũng thuận hòa.
Chiến tranh gây ra cảnh ly biệt. Chiến tranh khắc sâu tính cách của Trương Sinh, làm cho tính đa nghi của chàng có dịp bùng phát lớn. Tuy không nói một lời nào nhưng có lẽ Trương Sinh không hề tin vợ. Ra trận, chàng không hề nói một lời từ biệt, cứ lẳng lặng mà đi. Bởi thế, khi trở về, chỉ cần một dấu hiệu nhỏ thôi, một dấu hiệu mơ hồ chưa chắc chắn – lời nói ngây thơ của con trẻ – đã khiến chàng vin vào đó, coi đó là bằng chứng kết tội vợ mình thất tiết.
Những hành động hồ đồ, tàn bạo của Trương Sinh đã khiến cho Vũ Nương rơi vào quẫn bách, tuyệt vọng mà tìm đến cái chết. Chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống bến sông Hoàng Giang là hình ảnh có sức ám ảnh lớn, khiến cho người đời mãi mãi xót xa về tấn bi kịch đẫm đầy nước mắt của người phụ nữ tốt đẹp nhưng chịu nhiều oan ức, là tấn bi kịch cái đẹp bị chà đạp, bị rẻ rúng, bị vùi dập không thương tiếc, là bản án đanh thép tố cáo bộ mặt tàn bạo, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời.
Theo motip truyện, có lẽ câu chuyện nên kết thúc ở chỗ này. Thế nhưng, Nguyễn Dữ muốn tìm lấy một lời giải đáp, một sự minh oan cho nhân vật của mình. Ông giống như một vị quan tòa, mở cuộc luận tội Trương Sinh, lấy lại sự trong sạch cho Vũ Nương và từ đó ca ngợi con người đức hạnh của nàng, phục dựng niềm tin trong cuộc sống bằng cách viết tiếp cuộc sống của nàng dưới thủy cung và cảnh lập đàn giải oan trên bến sông Hoàng Giang mịt mù khói tỏa.
Chốn thủy cung, Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ chồng con, gia quyến. Dù chốn trần gian đã đoạn tuyệt nhưng lòng vẫn đau đáu hướng về nơi xưa cũ. Nàng muốn trở về nhưng ngại vì mối oan tình chưa được minh giải. Cho đến khi nàng được giải oan thì cũng là lúc nàng quyết định không trở về nữa dù nghĩa vợ chồng vẫn còn quyến luyến, tình mẹ con còn rất thiết tha.
Tuy Trương Sinh đã hiểu được sự tình, lập đàn minh oan cho nàng nhưng trong lòng Trương Sinh nghiệp chướng chưa được giải trừ, tính hoài nghi, lòng ghen tuông, sự tàn bạo, ích kỉ vẫn chưa được trút bỏ. Trần gian đã không còn chốn cho nàng nương thân. Không lúc này thì lúc khác, không bi kịch này thì cũng là bi kịch khác nhất định sẽ đổ lên số phận của nàng.
Hình tượng nhân vật Vũ Nương chính là hiện thân của tấm lòng vị tha, của vẻ đẹp của người phụ nữ. Song cuộc đời nàng lại có quá nhiều nỗi đớn đau, bất hạnh. Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã hướng đến thể hiện và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp ấy và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ và ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp cho những con người bình thường, có phẩm chất tốt đẹp. Thiên truyện còn là lời tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến hà khắc, cửa quyền, nhẫn tâm đẩy con người vào bước đường cùng không lối thoát.
Dù xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng ở cô vẫn ánh lên bởi những phẩm chất cao quý mà không thấp hèn. Dù được gả vào một gia đình giàu có, nhưng không vì thế mà cô ham giàu sang, phú quý. Cuộc sống của cô trước và sau khi về nhà chồng vẫn thế, vẫn chăm chỉ làm lụng để không làm phụ lòng ai. Ai ai cũng đều yêu mến cô, ngay cả với mẹ chồng.
Vẻ đẹp của Vũ Nương không chỉ bởi nhan sắc bên ngoài, mà ngược lại nó lại được thể hiện rõ hơn qua phẩm chất, cách xử sự và tình cảm mà cô hết lòng dành cho gia đình nhỏ bé của mình.
Lấy chồng chẳng được bao lâu thì cô nghe tin chồng phải đi lính. Đây là tình huống đầu tiên mà tác giả đặt ra thử thách đối với cô. Không ham giàu sang phú quý, cô chỉ có một mong muốn nhỏ nhoi là được sống hạnh phúc bên gia đình. Khác hẳn với những người phụ nữ, mong muốn chồng đi lính để có thể thăng quan, tiến chức, nhưng Vũ Nương lại không muốn chồng ra chiến trường vì lo lắng cho an nguy của chồng. Lối nói ước lệ: “Nhìn trăng soi …đất thú” để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ luôn lo lắng cho phu quân của mình. Đi lính ra chiến trường thì lành ít dữ nhiều. Ở đây, vẻ đẹp của Vũ Nương được ánh lên thông qua một tâm hồn trong sáng, không quen công danh, một người chỉ luôn hướng về chồng, lo lắng cho chồng và hết mực yêu thương.
Không chỉ đối với chồng, ngay cả đối với mẹ chồng cô cũng thực hiện tốt nghĩa vụ của một người con dâu, thay chồng chăm sóc mẹ, không để mẹ phàn nàn dù chỉ một tiếng. Cô coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và khi mẹ mất thì hết lời thương xót, ma chay tử tế như đối với mẹ đẻ của mình. Cô là một người con dân hiếu thảo, hiếm có.
Khi chồng ra chiến trường, mẹ chồng thì mất, một mình Vũ Nương chăm lo, quán xuyến hết việc trong gia đình. Cô vừa là cha, vừa là mẹ của con. Luôn chỉ dạy những điều hay lẽ phải cho con.
Trong câu chuyện, một lần nữa tác giả đặt nhân vật vào trong một tình huống hay cũng chính là bi kịch của cuộc đời cô. Chi tiết cái bóng chính là chi tiết đã làm nên bi kịch của cuộc đời cô. Vì muốn con được yêu thương, không muốn con bị thiếu thốn tình cảm mà mỗi đêm, cô chỉ lên trên bức tường, nơi có cái bóng của mình và bảo con trai: “Đây chính là bố của con”. Vì muốn con có bố, tránh sự tổn thương hay cũng là chỗ dựa vững chắc của Vũ Nương rằng chồng vẫn luôn ở bên, để tránh khỏi mọi lo toan, mệt nhọc, mọi khoảng cách đều bị xóa nhòa. Vì muốn hạnh phúc, vì muốn con được có bố khi bố ra trận, vì muốn có chỗ dựa cho chính mình mà Vũ Nương đã bảo với đứa trẻ ngây dại cái bóng là bố của mình. Để rồi, khi người chồng trở về, do nghe lời con nhỏ mà đã đưa vợ mình vào bước đường cùng. Phải lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình.
Làm sao có thể tưởng tượng rằng, người phụ nữ luôn ngày đêm chờ ngóng chồng về, mong chồng về để gia đình trở nên hạnh phúc, thế mà giờ đây lại thành ra như vậy? Bao năm tháng qua, đến khi chồng về, cô sẽ có chỗ dựa vững chắc, để không phải một thân chăm sóc con. Vậy mà giờ thì sao đây?
Chiến tranh, chính là chiến tranh là nguyên nhân sâu xa đã khiến cho vợ chồng Vũ Nương chia tay và gây ra tấn bi kịch này. Chiến tranh đã khiến con người ta trở nên đa nghi, để một người cha thà nghe đứa trẻ con ngây dại nói chứ không chịu nghe người vợ tần tảo sớm hôm, nghe những người hàng xóm xung quanh để rồi Vũ Nương đã phải đắm mình xuống sông tự vẫn.
Cái chết để chứng minh sự trong sạch, để rửa oan và khẳng định danh tiết cho mình, cái chết để quên đi mọi thứ của thực tại. Nhưng nguyên nhân nào đã khiến cho một người luôn khao khát mãnh liệt sự sống, mưu cầu hạnh phúc phải chết? Là do cái ngây thơ của trẻ con, do cái thói ghen tuông mù quáng, do lễ giáo phong kiến hay do chiến tranh gây nên. Nhưng có lẽ, cái lối hành xử của Trương Sinh đem đến chính là sản phẩm của lễ giáo phong kiến gây ra.
Nhân vật Vũ Nương chính là linh hồn của câu chuyện. Nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất của Vũ Nương thông qua việc thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất trong sáng của cô. Qua việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Vũ Nương nhằm nhận ra được tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một bi kịch không thể tránh khỏi mà thủ phạm gây ra cái chết oan ức cho cô… lại là chế độ phong kiến. Hơn thế nữa tác giả còn thể hiện cái nhìn đồng cảm, xót thương trước số phận của Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
Đoạn hội thoại đc ko e, nếu được thì tham khảo e nhé!!!
Nghe cô bé đàn xong, Hiền hỏi các bạn :
- Này, cô bé đàn hay quá đúng không?
- Thế mà hay nỗi gì, quá tệ - Toàn bảo ( vi phạm pc lịch sự)
- Tớ nãy giờ không để ý nên không rõ - tôi nói
- Cái váy của cô bé đẹp quá!!! - Lan thốt lên ( vi phạm pc quan hệ - tuy nhiên để giữ pc lịch sự )
Cổng tam quan nội thuộc khu chùa Bái Đính mới ( Bái Đính tân tự). Tam quan nội được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết cao tới đỉnh 16,5 m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85 m, đường kính 0,85 m, nặng khoảng 10 tấn. Tam quan có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Đây là một tam quan lớn, đồ sộ, đều dựng bằng gỗ. Trong tam quan đặt 10 tượng Hộ Pháp bằng đồng, có hai tượng lớn, mỗi tượng cao 5,5 m, nặng 12 tấn....
Văn hóa ứng xử hay ứng xử một cách có văn hóa từ lâu đã trở thành một nền tảng văn hóa của xã hội loài người. Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp, trao đổi với nhau, có sự giao lưu, làm thế nào để việc giao tiếp cũng như giao lưu của con người trở nên có giá trị, mang tính nhân văn và tôn trọng lẫn nhau chính là cách ứng xử của từng người. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào con người cũng ứng xử có văn hóa với nhau, hiện nay, vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội đang ở mức độ nghiêm trọng ngày càng cao.
Ứng xử là một trong những khái niệm chỉ dành riêng trong xã hội loài người, đó là biểu hiện của sự giao tiếp giữa con người với nhau. Đó là sự phản ứng, cách xử sự của con người trước sự tác động của người khác trong những hoàn cảnh nhất định, cách ứng xử được bộc lộ qua lời nói, thái độ, hành vi, cử chỉ. Ứng xử được chia làm hai loại cơ bản là ứng xử có văn hóa và ứng xử thiếu văn hóa, văn hóa chính là những nét đẹp chuẩn mực đạo đức con người, ứng xử có văn hóa là việc ứng xử dựa trên những chuẩn mực tốt đẹp đó. Ngược lại, ứng xử thiếu văn hóa là việc ứng xử không mang tính nhân văn, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra, là cách cư xử lỗ mãng, thiếu lịch sự và tế nhị. Một điều đáng tiếc và đáng quan ngại rằng ứng xử thiếu văn hóa đang trở thành một căn bệnh có sức lây lan nhanh trong xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt đạo đức xã hội. Không khó để "phải" bắt gặp trường hợp ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay, bởi lối sống ấy đang hiện hữu ở khắp mọi nơi, xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào và dưới mọi hình thức. Những hành vi biểu hiện rõ nhất cách ứng xử thiếu văn hóa như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, dùng những lời lẽ coi thường xúc phạm những người ăn xin hay bán vé số, miệt thị người khuyết tật, không nhường ghế cho người già và phụ nữ có thai trên xe bus,... còn rất nhiều những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đang diễn ra một cách trần trụi trước mắt chúng ta. Con người ta dần đã không còn biết xấu hổ, cắn rứt lương tâm khi ứng xử thiếu văn hóa mà lại coi đó là điều bình thường, không đáng bận tâm. Điều đáng nói là khi thấy những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đã rõ ràng trước mắt nhưng nhiều người không dám phản ánh, không dám lên tiếng phê bình chê trách mà chỉ lặng im nhìn sự việc diễn ra, đó cũng là một biểu hiện khác của ứng xử thiếu văn hóa. Thật đáng buồn!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay tồn tại ở nhiều góc độ, từ cá nhân con người cũng có mà từ xã hội tác động cũng có. Con người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi và vô cảm sẽ dẫn đến việc không quan tâm đến người khác, khi không bận tâm việc làm của mình đúng hay sai thì ứng xử cũng tùy theo cảm tính chứ không theo một quy chuẩn văn hóa đạo đức. Con người ta cũng vì mải mê đắm chìm vào những thứ vật chất bên ngoài mà nhân cách bị tha hóa, chỉ sống cho cá nhân mình, không quan tâm việc người khác đối xử với mình ra sao và mình đối xử với người khác thế nào. Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển nhưng đạo đức xã hội lại ngày càng xuống dốc, bởi con người ngày càng xa cách nhau, sự gắn kết ngày một lỏng lẻo, xem nhẹ mối quan hệ và sự gắn bó giữa con người. Cách ứng xử có văn hóa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp bao nhiêu thì ứng xử thiếu văn hóa lại gây ra những tác hại nghiêm trọng gấp nhiều lần. Bản thân con người ứng xử thiếu văn hóa chính là đang tự hạ thấp nhân cách, đánh mất phẩm chất đạo đức của mình, bị mọi người coi thường, khinh chê và bị xã hội lên án, đào thải. Xã hội càng có nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa sẽ trở thành một xã hội mất ổn định, suy đồi, xuống cấp và mục nát, không có cơ hội phát triển. Bởi trong xã hội, yếu tố con người là quan trọng nhất, cốt lõi nhất, con người bị đào thải, mất hết giá trị vì ứng xử thiếu văn hóa thì xã hội đó cũng sẽ bị suy vong và đào thải. Giải pháp tối ưu nhất và khẩn cấp nhất cho trường hợp này chính là ý thức của con người trong văn hóa ứng xử, mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, hợp đạo lý và lòng người, luôn đặt sự tôn trọng nhau lên hàng đầu, bên cạnh đó, cần mở rộng tấm lòng bao dung và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.
http://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-van-de-ung-xu-thieu-van-hoa-trong-xa-hoi-hien-nay-46298n.aspx
Cách ứng xử của mỗi con người chúng ta sẽ quyết định đến nhân cách chính mình và cả bộ mặt xã hội, chính vì thế, hãy nhận thức đúng đắn về mọi hành vi ứng xử của mình. Phải tích cực học tập, noi gương và rèn luyện cách ứng xử có văn hóa để và lan tỏa văn hóa ứng xử đến mọi người, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và phát triển
Ông bà ta xưa đã dạy:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.
Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.
Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.
Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.
Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.
Đọc truyện " Những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê, nhân vật Phương Định đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Trước hết, Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng, rất nhạy cảm và mơ mộng, luôn hồn nhiên và yêu đời. Vốn là người thành phố, vào chiến trường đã ba năm, cô vẫn hay nhớ về kỉ niệm thời học sinh hồn nhiên, vô tư. Đặc biệt, cô rất mê hát và thuộc nhiều bài hát, điều đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp hồn nhiên, đáng yêu ở cô. Với những người đồng đội của mình, cô yêu thương và quan tâm chăm sóc chu đáo. Bên cạnh đó, cô còn là một cô gái thanh niên xung phong với phẩm chất anh hùng đáng trân trọng. Có tinh thần trách nghiệm cao với công việc, cô nhận nhiệm vụ phá bom đầy nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày. Dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh, tự tin và tự trọng là những phẩm chất đáng quý khác của cô. Trước những quả bom lạnh lùng như thần chết, vậy mà cô gái bé nhỏ vẫn luôn bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết. Phương Định_cũng như bao cô gái khác_là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.
Hình ảnh Phương Định-một trong ba cô gái của "tổ trinh sát mặt đường" trong truyện ngắn "những ngôi sao xa xôi" đã được nhà văn Lê Minh Khuê khắc họa rất thành công.Thật vậy,hình ảnh Phương Định hiện lên vô cùng đáng yêu đáng mến, một cô gái Hà Nội xinh xắn nhưng chỉ khiêm tốn nhận mình là "khá" với "hai bím tóc dày, tương đối mềm" , "cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn", còn đôi mắt, đôi mắt tuyệt đẹp_đôi mắt mà các anh lái xe vẫn hết lời khen ngợi "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".Một vẻ đẹp thật nữ tính và có chiều sâu! Bước chân vào chiến trường,hành trang duy nhất mang theo là những kỉ niệm về những ngày tháng hồn nhiên của thời thiếu nữ bên gia đình trong "một căn nhà nhỏ" để rồi cô chợt nhớ nhà, nhớ mẹ,"nhớ những ngôi sao to trên bầu trời thành phố",nhớ "cái vòm tròn nhà hát" hoặc "bà bán kem..."...Tất cả như ùa về trong giây lát. Phải chăng chính những kỉ niệm hồn nhiên,trong sáng của thời thiếu nữ nơi quê nhà thân thương ấy đã làm dịu mát lòng cô ngay giữa chiến trường bom đạn ác liệt? Phương Định còn rất thích hát, cô thích "dân ca quan họ mềm mại dịu dàng","thích Ca-chiu-sa của Hồng Quân Liên Xô", thích "dân ca Ý trữ tình giàu có" , cô hát với một niềm lạc quan , yêu đời tha thiết , tiếng hát át tiếng bom, và cái ác liệt của chiến tranh cũng đâu thể ngăn cản được niềm vui thích rất đỗi ngây thơ đến trẻ con của Định , cô "vui thích cuống cuồng" khi bắt gặp một trận mưa đá trên cao điểm. Chao ôi, có ai ngờ rằng ở người con gái tưởng chừng như kiêu kì ấy lại có một tình đồng chí , đồng đội gắn bó keo sơn ruột thịt như chị em hơn bao giờ hết , và "thực tình trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất , thông minh , can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ".Chẳng những Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng, nhiều mơ ước,nhiều xúc cảm mà cô còn là một nữ thanh niên xung phong hết sức can trường quả cảm nữa.Đáng khâm phục biết bao khi người con gái đất Hà thành ấy đã rời chiếc ghế nhà trường xung phong vào phục vụ tuyến đường Trường Sơn máu lửa để rồi từng ngày chạy trên cao điểm,từng giờ từng phút đếm bom rơi,bom nổ , ước lượng khối đất đá lấp vào hố bom, tâm chí phá bom nếu cần,thật nguy hiểm bởi ngày ngày phải đối mặt với Tử thần nhưng dường như cô không hề quan tâm đến cái chết,cô luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đầu và hoàn thành tốt công việc.Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như thấy được ở người con gái ấy hình ảnh của cả thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước "Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Những trang văn của Lê Minh Khuê đã khép lại nhưng hình ảnh một cô gái Hà Nội vớ "hai bím tóc dày" đang "ngồi bó gối mơ màng" bên khung cửa sổ vẫn còn mãi trong lòng người đọc.