...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dân gian ta có câu : ''Đói cho sạch, rách cho thơm''. Theo:

- Nghĩa đen:

+ "Đói" và "rách": Biểu hiện cho sự nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn đến cùng cực của con người.

+ "Sạch" và "thơm": Biểu hiện cho sự sạch sẽ, tươm tất, thơm tho.

+ "Đói cho sạch": Nói đến miếng ăn, dù có đói đến cỡ nào cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh, không gây bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

+ "Rách cho thơm": Nói về cái mặc, ý chỉ quần áo dù cho có rách rưới, không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải giữ cho sạch sẽ, thơm tho.

- Động từ "cho": Có nghĩa giữ lấy, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp mà mình đang có.

- Nghĩa bóng: Câu này nhắn nhủ mỗi người cần phải ghi nhớ dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải luôn gìn giữ, trân trọng nhân phẩm, danh dự của bản thân.

* Vì sao đói phải cho sạch, rách cho thơm? (Lý giải)

- Nếu chúng ta không ý thức được vấn đề này thì sẽ để lại nhiều hậu quả, bởi vậy mỗi người cần tích cực rèn luyện cho mình những thói quen tốt, có như vậy mới mong có muốn một cuộc sống tích cực hơn.

- Câu tục ngữ nhằm khuyên răn con người không nên vì những cám dỗ tầm thường cuộc sống mà đánh mất đi giá trị nhân cách, phẩm giá của bản thân.

*Đói cho sạch, rách cho thơm được thể hiện như thế nào?(Biểu hiện- - DC) 

+ Mỗi bản thân chúng ta cần tự nhận thức và rèn luyện cho mình, luôn nhắc nhở mình trước những cám dỗ của cuộc sống. Chỉ có tự mình trau dồi và rèn luyện những thói quen tốt thì chúng ta mới mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Hay lão Hạc - một lão nông nghèo khó trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, là một người cha giàu lòng yêu thương con, chăm chỉ làm ăn. Vì cố gắng giữ gìn số tiền dành dụm và mảnh vườn cho đứa con mà lão chấp nhận chọn cái chết đau đớn bằng bả chó để không phiền lụy đến những người xung quanh và không mất đi cái danh dự cũng như lòng tự tôn của một con người. (Dẫn chứng)

*Liên hệ bản thân:.mày đấy..........

                                 ___________________________________________________________________________

20 tháng 2 2020

Có những nơi làm ta mê mẩn không phải vì cảnh “sơn thủy hữu tình” mà là vì vẻ đẹp từ con người tỏa ra. Có những con người dẫu không giàu sang, tài giỏi nhưng vẫn đủ để khiến chúng ta khâm phục. Bởi ở họ, có cái đẹp hơn ánh hào quang lấp lánh của tiền tài hay trí tuệ, đó là lòng tự trọng, là sự coi trọng phẩm cách, là cách sống: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

“Đói, rách” là hình ảnh sự thiếu thốn, bất hạnh do hoàn cảnh sống, do cuộc đời dành cho con người. Còn “sạch, thơm” là thể hiện thái độ sống thanh bạch, luôn giữ gìn phẩm giá, cách sống đúng với những quy định, đạo đức. Những hình ảnh ẩn dụ đơn giản để nhắn nhủ về một bài học sống, về cách sống đã thành lẽ sống đẹp: sống thanh sạch, tự trọng dẫu trong hoàn cảnh thiếu thốn, “cùng đường”. Câu không có chủ ngữ, không nhắc đến đối tượng nào, cũng không loại trừ bất kì ai, là lời nhắc nhở, là cách sống của tất cả mọi người.

Cuộc sống không phải một con đường thẳng, không phải là bức tranh được tô bởi hoàn toàn những màu sắc tươi sáng và tươi đẹp.Ở đâu đó còn có những mảng tối, những mảnh đời bị Thượng Đế bỏ rơi: những con người sinh ra trong nghèo khó, đói khổ, thường gặp những bất hạnh, những sự việc không mong muốn. Ở Nhật Bản, những trận động đất khiến bao nhiêu người hóa hư vô, những người còn lại thì thêm một khoảng trống trong tâm hồn. Trên dải đất hình chữ S xinh đẹp này, luôn có những cuộc đời phải lo tránh bão lũ, lo về thiên nhiên để đến khi hạnh phúc đơn giản chỉ là có một cuộc sống không phải chạnh vạnh, nay đây mai đó. Bên cạnh cuộc sống giàu sang, hạnh phúc còn có những góc tối, những cuộc đời chỉ mong có một chốn ở, có một bữa ăn giản dị... Những mảnh đời, sống trong cái “đói, rách” vẫn luôn hiển hiện trong cuộc sống này.

Nhưng dẫu vậy, họ vẫn sống như là một con người. Chúng ta được sinh ra, khác với con vật ở chữ “NGƯỜI”. Không như loài làm theo bản năng, chỉ cần có thứ để ăn, để sống, chúng làm mọi cách, dù có bẩn, có chẳng “thơm” gì; chúng ta có ý chí, có quan điểm và có lòng tự trọng của mình. Con người sẽ không dễ bị khuất phục bởi hoàn cảnh, bởi những nhu cầu vật chất tầm thường. Dẫu có chịu nhiều bất hạnh, những bà con miền Trung vẫn luôn tăng gia sản xuất, cần cù lao động, kiếm miếng ăn trên bàn tay của chính mình. Hành động để người Nhật Bản đối diện với đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng năm 2010, sự đói khát sau những ngày chờ đợi mỏi mệt là sự nghiêm chỉnh xếp hàng đợi phát đồ cứu trợ. Sự trật tự và kiên cường của họ khiến chúng ta phải kinh ngạc và thán phục. Dẫu có “đói” vẫn phải sạch. Và dẫu có bị đẩy đến “bước đường cùng”, Lão Hạc vẫn chọn cái chết để dành tiền cho con, để không phải làm phiền hàng xóm, để chút lương tâm cuối cùng này không bị rơi nốt xuống vực thẳm. Những nỗi đau thể xác không thể khiến những người chiến sĩ cách mạng phản bội lí tưởng của mình được. Những tấm lòng trung trực ấy chỉ có một điều hướng tới: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm”, chỉ có một lí tưởng: “Chết vinh còn hơn sống sống nhục”. Sống không hổ thẹn với lương tâm của mình, không phải cúi đầu trước cuộc đời thì chẳng có gì khiến cho con người ta phải sợ hãi và lo nghĩ cả. Tiền có thế mua được nhà cao cửa rộng nhưng không mua được hạnh phúc, có thể làm nhàn thân nhưng không thể khiến tâm nhàn được. Những giá trị vật chất không thể đổi lấy được sự tĩnh tại trong tâm hồn. Chắc chắc, những con người ấy, những con người sống sạch như nước suối, thơm như hoa nhài ấy, cuộc đời của họ sẽ không bao giờ ngừng tỏa hương.

Những thiếu thốn, mất mát là những thứ không thể tránh khỏi, ta không được quyết định. Nhưng dù gì cũng phải đối mặt, sao ta không nhìn nó một cách hiên ngang và tự tin. Đó là thuốc thử tâm hồn, để con người nhìn ra chính mình, để sống một cuộc sống, của một con người thực sự. Thế nhưng, có những người, lại dễ bị đánh gục bởi vật chất và hào quang, bỏ cái “sạch”, cái “thơm” để được sống, được tồn tại. Nhưng đổi lại, cuộc sống lại luôn bao quanh bởi những lo lắng, suy nghĩ, tranh đấu để kiếm lợi cho mình, về mình. Và rồi, ta cũng chẳng biết sống để tận hưởng hay để chịu đựng khổ đau nữa!

Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để tận hưởng. Sống sao cho không hổ thẹn với mình, với đời và để sau này nằm xuống, có thể “in dấu chân” trong tâm trí mọi người nhé!

Chúc em học tốt ~~~

7 tháng 3 2020

CẬU THAM KHẢO LICK NÀY NHA :

https://h.vn/hoi-dap/question/181677.html

7 tháng 3 2020

bạn tự viết đi

Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.

Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.

Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.

Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt.

Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.

Em đã từng thấy có hai mẹ con nghèo đến nỗi những bữa cơm cũng thiếu, nhiều khi còn phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhưng vào căn nhà họ luôn sạch sẽ, tinh tươm. Đứa bé nhiều lúc đói, thấy người khác ăn cũng phát thèm nhưng kiềm chế và nhẫn nhịn chờ mẹ mamg chút gì đó về.

Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

Cha ông ta có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng nhằm nhắn nhủ điều này đối với mọi người. Sống đẹp, sống đúng là cách sống mà chúng ta cần vươn tới.

Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình

Thật vậy, câu tục ngữ đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.

9 tháng 11 2018

Ai lớn lên mà chưa một lần nghe mẹ cha hát ru, chưa một lần nghe ông bà khuyên răn dạy dỗ bằng những câu ca dao tục ngữ mỗi lần chúng ta làm sai, hay để nói về những kinh nghiệm làm người được đúc kết từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trong đó, câu tục ngữ làm em nhớ nhất là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Đây là câu tục ngữ mà có lẽ em sẽ nhớ suốt đời. Bởi nó gắn với một sai lầm mà em mắc phải từ lúc còn nhỏ. Ngày đó, vì nhà nghèo, nhìn các bạn hàng ngày đến trường được bố mẹ cho tiền ăn quà vặt mà em rất thèm thuồng. Em ước mình cũng được như các bạn, và em đã ăn trộm tiền của mẹ để có tiền ăn quà. Ông nội phát hiện ra, nhưng ông không nói với mẹ ngay, cũng không kể ra trước mặt tất cả mọi người. Ông buồn rầu kêu em lại để hỏi chuyện. Khi nghe em thú nhận tất cả, ông nói với em rằng: “Đói cho sạch, rách cho thơm cháu ạ.” Nhìn ánh mắt ngơ ngác, không hiểu chuyện của em, ông cười, xoa đầu em và từ từ giải thích tất cả. Đó là lần đầu tiên em được học một câu tục ngữ hay, khiến em nhớ mãi đến giờ.

“Đói” và “rách” là những từ để chỉ về những hạng người bần nông đến cùng khổ trong xã hội ngày trước. Họ nghèo đến nỗi cơm không đủ ăn cho no, con cái, nhà cửa, ruộng vườn đều bị các giai cấp thống trị tịch thu hoặc bắt đi làm nô dịch vì sưu thuế, vì lãi mẹ đẻ lãi con của những khoản nợ vay trước đó mà họ không đủ sức để trả. Cái nghèo đói, cái cơ cực hằn lên từng nét mặt của các cụ già, của những người lớn, và thậm chí đến trẻ nhỏ cũng không buông tha. Họ nghèo từ cái ăn đến cái mặc. Đó là những cái thiết yếu nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Vậy mà, những con người đó cũng không được đáp ứng đầy đủ, nói gì đến những cái xa hoa, xa xỉ khác như đi học, nghỉ ngơi, hay chơi với nhau một ván cờ….

Còn “sạch” và “thơm” thì lại ngược lại hoàn toàn. Tưởng như hai từ này chỉ để nói về những người quyền quý, có tiền của, có địa vị trong xã hội, nhưng lại không phải vậy. “Sạch” và “thơm” ở đây là chỉ tính chất, ý chỉ nếp sống, đạo đức, cách suy nghĩ của những con người trong bần cùng bĩ cực, trong nghèo đói triền miên. Ở đây không phải là ăn cho sạch sẽ, mặc cho thơm tho, mà chính là con người, là tính cách, là phẩm giá của họ. Dù có đói rách, dù có cùng cực cũng không được làm điều gì sai trái với lương tâm, để không phải thẹn với lòng mình, không phải thẹn với trời đất. Và quan trọng nhất trong câu tục ngữ này đó chính là động từ “cho” trong hai vế đối của câu. Vì sao không là từ “phải”, hay từ “thì”, mà ông bà ta lại dùng từ “cho”. Bởi “cho” là giữ lấy, là sự chuyển tiếp, tiếp nối giữa thế hệ này với thế hệ khác. Còn những động từ khác thì không có được ý nghĩa này.

“Đói cho sạch, rách cho thơm” là câu tục ngữ tròn trịa nhất, đầy đủ nhất để nói về con người Việt Nam. Tiêu biểu như Hồ Chí Minh, và các vị anh hùng của dân tộc ta. Dù trong hoàn cảnh khốn cùng, những con người ấy vẫn luôn giữ cho tâm của mình được trong sạch, sáng trong. Gần chúng ta hơn nữa là ông bà, cha mẹ, hay anh chị của mình. Em từng được ông dạy rằng, nếu chuyện nhỏ mà chúng ta làm không tốt, hay chỉ vì một phút suy nghĩ nông cạn chúng ta sẽ dễ dàng sa ngã, mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác. Cho dù nhà mình nghèo, không được ăn uống đầy đủ, không có tiền ăn bánh, ăn quà vặt, hay không có quần áo đẹp để mặc mỗi độ Tết đến xuân về thì chúng ta cũng không nên vì thế mà chán nản, than trách bố mẹ. Bởi trong xã hội này, còn có nhiều người, nhiều mảnh đời đáng thương bất hạnh hơn mình nữa. Thế nên, có đói, có rách cũng phải giữ gìn phẩm chất, phẩm giá của mình, không để những kẻ xấu có cơ hội lợi dụng khiến mình phải hối hận về sau này.

Là một người học sinh, một đứa con ngoan trong gia đình, cũng là một công dân của đất nước Việt Nam, chúng ta hãy luôn nhắc nhở mình rằng, dù cuộc sống có khốn khó, dù cuộc đời có nhiều chông gai đến đâu đi nữa thì đó cũng chỉ là những thử thách, những bàn đạp để đưa ta hoàn thiện mình, thành một người có ích cho gia đình, xã hội. Và là người công dân tiêu biểu có đầy đủ phẩm chất của nước Việt ta. Hãy luôn nhắc nhở mình rằng: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

21 tháng 2 2020

Bài viết của em thế này, các anh chị sửa giúp hộ em nhé:
Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

học tốt nhé ko chép mạng đâu em mới lớp 6

21 tháng 2 2020

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

Câu 3:

Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Kể sao hết những chuyện như thế trong đời sống phong phú nhưng rất giản dị của Bác. Mỗi lần được nghe, được thấy những chuyện, những cảnh ấy, lòng chúng ta xiết bao cảm động, bởi rất tự nhiên, ta so sánh, tự vấn với cuộc sống trong xã hội, trong đó có bản thân ta.
Khi Bác nói về đường lối, chính sách, chủ trương với quần chúng cũng hết sức giản dị, dễ hiểu. Ðầu những năm 40 của thế kỷ 20, nước ta mới gây dựng phong trào cách mạng, một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới chưa có tiền lệ ở Ðông - Nam Á, nên bao khó khăn, phải có cách đi từ đầu, Bác nói ra đường lối, chủ trương cách mạng đó trong bài "Nhóm lửa" (01-8-1942) đoạn đầu như sau:
Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa,
Biết bao nhiêu là sự khó khăn?
Chỉ đìu hiu một mảy gió xuân,
Cũng lo sợ lửa khi tắt mất.
Nghi ngút khói, mặc dầu thổi quạt,
Che một bên lại tạt một bên;
Khi lửa đà chắc chắn bén lên,
Thì mưa gió, chi chi cũng cháy.
Mưa lún phún, lửa càng nóng nảy.
Gió càng cao, ngọn lửa càng cao.
Núi rừng đều bén, cháy ào ào,
Lửa nung đỏ cả giời sáng tóe.
Năm 1954, khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc, có lần nói chuyện với bà con công giáo ở Phát Diệm, Bác nói: "Từ nay, với sự cố gắng của đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui". Những lời nói của người thể hiện quan điểm tư tưởng rất vững chắc, lập trường chính trị rất rõ ràng, song vẫn dễ đi vào lòng người, thúc đẩy mọi người hành động. Bác nói được với mọi người, hơn thế, nói được với mỗi người, bởi đó là tiếng nói chân thực, giản dị; giản dị vì trước hết là tiếng của một tấm lòng. Một lần đến thăm Indonesia, thời Tổng thống Sukarno, Chính phủ bạn dành phòng đại lễ để Bác gặp kiều bào ta. Nhưng thật bất ngờ, phòng trở nên chật vì già, trẻ, gái, trai. Việt kiều đến quá đông. Không chút do dự, Bác bước ra bãi cỏ rộng phía trước, rút dép cao-su, ngồi bệt xuống, kiều bào ta quây quần quanh Bác. Một nhà thơ Indonesia chứng kiến cảnh đó đã viết bài thơ có tựa đề (dịch) "Vẻ đẹp bên trong của viên ngọc", trong đó có những câu:
Người không thích ngồi ghế danh dự, suy tôn
Ngồi vào đó, với Người, không có nghĩa.
Về lĩnh vực văn nghệ, Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. "Ngâm thơ ta vốn không ham", ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Có thể do Bác khiêm tốn, tự thấy mình chỉ là "người học trò nhỏ của nhà văn vĩ đại Tolstoi" (lời Bác), chưa xứng đáng danh hiệu cao quý nhà văn, nhà thơ. "Ngục trung nhật ký" gồm những bài thơ chữ Hán sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch từ tháng 8-1942 - 9-1943, Bác viết cho Bác đọc. Ông Vũ Kỳ kể: Ðọc bản dịch thơ Bác cho Bác nghe, Bác không nói gì chỉ tủm tỉm cười. Ðánh bạo hỏi Bác, Bác nói: "Các chú quý thơ, yêu thơ Bác nên dịch thơ Bác. Nhưng dịch thế nào được thơ Bác. Chính Bác cũng không dịch được thơ Bác, giây phút đó qua rồi. Thôi thì các chú cùng Bác sáng tác vậy". Có cái hóm hỉnh, đùa vui nhưng ngẫm kỹ thì vẫn là thái độ, cách nhìn nhận mình và người rất giản dị.
Viết thơ, văn, Bác không câu nệ về đề tài, những gì có trong cuộc đời, đến như mất cái gậy, rụng chiếc răng... Người đều đưa vào thơ. Bởi cũng như C.Mác và các bậc hiền triết xưa nay, không có gì liên quan đến con người mà xa lạ với Bác. Bác cũng rất giản dị về việc lựa chọn thể loại, không nhất thiết là truyện, ký, kịch hay thơ...; thơ thì thơ luật hay thơ tự do, làm thơ luật nhưng đâu có bị khuôn vào niêm luật, dùng cả văn ngôn lẫn bạch thoại, thơ tứ tuyệt mà vẫn viết quá bốn câu... (tập “Nhật ký trong tù”). Trong truyện, kết hợp nhiều yếu tố, đưa vào cả huyền thoại, viễn tưởng chính trị (“Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Con người biết mùi hun khói”...). Có thể nói, Bác viết văn, làm thơ một cách giản dị, làm chủ nghệ thuật như đã làm chủ thời gian, sinh hoạt, tiện nghi, tình thế, lịch sử... Người phá bỏ các quy phạm nghệ thuật gò bó mà chỉ giữ lại quy luật chung nhất của nghệ thuật mà thôi. Giọng điệu văn thơ cũng giản dị, chẳng thấy Bác cao đạo, đại ngôn, khẩu khí "vĩ nhân" bao giờ.
Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Ðể dịch "Ngục trung nhật ký" của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc do ông Nam Trân đứng đầu, thế mà dù đã cố gắng, nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ; thơ là, "văn tức là người" là thế.
Còn có thể chỉ ra sự giản dị trong thơ, văn Bác ở lời, ở chữ, ở câu và nhiều chỗ khác nữa như sự giản dị có ở muôn nơi trong đời sống phong phú của Bác. Nhưng nói đến cùng giản dị, đơn giản trong cuộc sống, trong văn nghệ ... ở Bác là do cội nguồn: giản dị của cách cảm, cách nghĩ.
Nghệ sĩ Ưu tú Kim Liên, người vinh dự được nhiều lần gặp Bác, kể lại trong bữa cơm Bác mời ngày 17-7-1969, thấy Bác ăn ít quá, chị cố nài, Bác nói: "Khi Bác ăn được thì không có cái để mà ăn. Khi có cái ăn thì ăn không được". Có lẽ không cần nói gì thêm về sự trung thực, giản dị của ý nghĩ, lời nói của Bác. Một đoạn khác, khi theo Bác lên nhà sàn - chị kể: "Tôi không ngờ Bác Hồ, vị Chủ tịch nước kính yêu và vĩ đại của dân tộc, lại ở trong một gian phòng nhỏ, tiện nghi quá giản đơn, của cải chẳng có gì! Như hiểu được ý nghĩ của tôi, Bác nói giọng trầm buồn:
- Bác chẳng có gì cho cháu cả! Bác chỉ có cái thước mà lúc còn trẻ bôn ba qua các nước, Bác có nhặt được mảnh gỗ, tự tay đẽo thành một cái thước kẻ để dùng, nay Bác cho cháu để làm kỷ niệm.
Tôi cầm cái thước mà rơm rớm nước mắt vì không ngờ Bác lại sống giản dị đến thế. Tôi phát hiện trên cái thước có ghi ba chữ cái: S - N - K (Suy nghĩ kỹ). Ðến uyên thâm và vĩ đại như Bác mà khi viết và nói gì cũng phải: "Suy nghĩ kỹ" (bài “Ðóa sen hồng”, báo Văn nghệ số 16, 17 ra ngày 28-4-1990).
Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do

26 tháng 2 2019

Câu 1 : "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 

              Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

- Nội dung: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

Câu 2 : 

- Luận điểm chính : là cái tựa đề " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

- Luận điểm1: "dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước"
- Lí lẽ: đó chính là truyền thống quí bau của nhân dân ta . 
- Dẫn chứng: "Từ xa xưa đến nay................cướp nước"
- Luận điểm chính : là cái tựa đề "  bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ""
- Luận điểm : "lịch sử ta....... nhân dân ta";)
- Dẫn chứng : Bà Trưng , Bà Triệu.....
- Luận điểm :" đồng bào ta ngày ......... ngày trước"
- Dẫn chứng được sắp xếp theo mô hình "từ........ đến"
\(\Rightarrow\) Bố cục mạch lạc

Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động.
- Cách luận chứng: phong phú, toàn diện, liên tục, rành mạch, vừa khái quát vừa cụ thể.
- Cách kết thúc vấn đề: tự nhiê, hợp lý, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giọng điệu rõ ràng, dứt khoát.

Câu 3 :                     Bài làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

           Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

28 tháng 2 2020

tự cảm nghĩ đi

28 tháng 2 2020

"Uống nước nhớ nguồn" là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"... Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất '' nguồn''

9 tháng 1 2020

Đói cho sạch, rách cho thơm: 

  Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:

Đói cho sạch, rách cho thơm

Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.

Trong cuộc sống nhiều khi người ta vịn vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.

Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.

Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.

Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: 

Từ xa xưa, tục ngữ ca dao đã là một kho tàng vô giá, là túi khôn của nhân loại. Riêng tục ngữ vốn là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết thành những lời súc tích nhằm khuyên bảo, rèn luyện cho ta những đức tính, tình cảm tốt đẹp trong quan hệ giữa người với người.

Nó không những góp phần hoàn thiện con người, cuộc sống hôm nay, mà còn nhắc chúng ta biết ơn, nhớ về quá khứ, nguồn gốc tổ tiên; răn dạy ta biết ơn đối với những người vun đắp cuộc sống cho chúng ta. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những câu tục ngữ biểu hiện rõ nét lời khuyên bảo ấy. Chúng ta nhận xét gì về câu nói ngắn gọn đó?
 
Với từ ngữ đơn giản, mộc mạc, câu tục ngữ đã cho ta dễ cảm nhận được nghĩa của nó. Kẻ ấy đã bỏ ra biết bao công lao và mồ hôi để chăm sóc cây từ nhỏ đến khi nó đơm bông kết trái. Có khi người trồng cây chưa được hưởng thành quả của chính mình. Câu tục ngữ không chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ hẹp ấy, ý nghĩa của nó còn rộng nhiều hơn. Câu tục ngữ mang ý nghĩa khuyên bảo sâu sắc, kín đáo: chúng ta sống phải biết ơn những người đã tạo nên của cải vật chất và tinh thần chúng ta đang hưởng thụ.

Tục ngữ như một chân lí, một lời nhắn gửi chân thành đối với những ai đang hưởng thụ. Mọi sự vật không tự nhiên hiện hữu trên cõi đời, chúng phát xuất từ đâu, do đâu mà có? Tấm áo ta mặc là “quả” của những người dệt vải, in bông; sách vở ta đang học là “quả” của người làm giấy, người in ấn, của những nhà khoa học... Ta làm sao kể cho hết những “quả” trên đời này do những bàn tay cần cù lao động tích cực. Không những về vật chất mà cả về của cải, tinh thần, ta đã phải chịu ơn của biết bao người. Một bộ phim ta xem là do công sức của những người đạo diễn, diễn viên, người quay phim... Những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc là kết quả lao động sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ với các khối óc tuôn đầy cảm hứng văn học, là sự hiểu biết cuộc sống một cách tinh tế. Nhưng hơn hết, người trồng cây ở đây là thế hệ những người đã từng đổ máu xương để mở mang, gìn giữ, xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp từ ngàn xưa đến ngàn sau. Chúng ta là một người dân Việt Nam rất đỗi tự hào. Công lao của tổ tiên ta, của lớp người đi trước cũng như hôm nay, ta làm sao quên được. Chúng ta phải ghi khắc trong lòng những chiến công hiển hách của ông cha ta, những tấm gương sáng của bao thế hệ anh hùng, chiến sĩ đã ngã xuống cho nhân dân Việt Nam được sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc; các cháu thiếu nhi vui tươi nhảy múa, hát ca dưới ánh trăng vàng.

  •  Bố của Xi-mông ( Mô-pa-xăng)
  •  Ôn tập về truyện

Những người đã tạo nên những thành quả cho chúng ta hưởng thụ, chẳng lẽ chúng ta lại quay mặt làm ngơ, phản bội: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy...” sống với thái độ “ăn cháo đá bát” ư? Không! Cuộc sống sẽ vô nghĩa và thiếu ý vị biết bao khi con người sống chỉ biết hưởng thụ chứ không biết nhớ ơn, chỉ biết có hiện tại mà không hề hoài niệm về quá khứ. Lòng biết ơn chính là một truyền thông, đạo lí dân tộc, là niềm tự hào kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam từ bao đời nay. Nguyễn Trãi - một đại công thần, một danh nhân nổi tiếng về nhiều phương diện, khi đi ngang sông Bạch Đằng bồi hồi nhớ đến những người đi trước lập những chiến công, ông đã thốt lên:
 
Việc cũ, ngoảnh đầu ôi đã vắng
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.

Đồng thời để thể hiện lòng biết ơn ấy, chúng ta cần sử dụng những thành quả một cách có ý thức, không phung phí. Ta bảo vệ, nâng niu, trân trọng chính là trân trọng sức lao động của những người đã tạo ra thành quả. Hơn nữa, ta không chỉ nâng niu, mà còn cần phải phát huy thành quả ấy, sự nghiệp ấy để làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, ngày càng ấm no, hanh phúc. Chúng ta lại tiếp tục “trồng cây” cho thế hệ đi sau bằng mọi sức lực và ý thức của ta.

Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có một ý nghĩa vô cùng rõ nét và phong phú. Nó có- tác dụng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nó thực sự là một chân lí có giá trị đạo đức hết sức to lớn, là lời khuyên bảo chí tình, chí nghĩa của ông cha ta đối với thế hệ hôm nay và mai sau. Nó chính là một cái nền vững chắc để mọi người cùng vươn lên, sống tốt đẹp hơn “Ăn khế trả vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Thế mà trong xã hội nào cũng vậy vẫn còn những tồn tại nhất định; có những kẻ vong ân bội nghĩa, những kẻ chỉ biết ăn chơi phung phí trên máu xương người khác mà không hề ân hận, một gã Lí Thông trong câu chuyện Thạch Sanh - Lí Thông là một tấm gương xấu điển hình mà mọi người đều phỉ nhổ lên án gắt gao.
 
Câu tục ngữ đã thấm sâu vào lòng người, để lại một ấn tượng và ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Câu tục ngữ hãy còn mãi mài ở bất cứ thời đại nào, con người vẫn cần phải ghi nhớ lời răn dạy ấy. Câu tục ngữ là hồi chuông cảnh tính những kẻ đang ngủ mê quên đi quá khứ. Nó giúp ta tự hoàn thiện nhân cách mình, đồng thời nó thể hiện một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

9 tháng 1 2020

Nguồn : INTERNET

Bạn tham khảo thôi nhé :

Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:

Đói cho sạch, rách cho thơm

Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.

Trong cuộc sống nhiều khi người ta vịn vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.

Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.

Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.

Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.

HỌC TỐT !