K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2022

Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm!

Cuộc chia tay của những con búp bê là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Khánh Hoài. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.

Truyện được sáng tác năm 1992. Sau đó, truyện được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ - văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen - Thụy Điển tổ chức vào năm 1992.

Nhân vật chính trong truyện hai anh em Thành và Thủy - đều hết mực yêu thương nhau. Nhưng vì bố mẹ ly hôn nên hai anh em không thể tiếp tục sống với nhau được nữa. Trước ngày chia tay, mẹ ra lệnh cho cả hai phải chia đồ chơi. Thành dành hầu hết số đồ chơi cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu và ngay cả hai con búp bê là Em Nhỏ và Vệ Sĩ. Ngày hôm sau, Thành đưa Thủy đến trường để chia tay cô giáo và bạn bè. Cô tặng cho Thủy một quyển sổ và một chiếc bút mực nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học nữa. Khi hai anh em về đến nhà thì đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.

 

Truyện được mở đầu với lời yêu cầu của người mẹ về việc hai anh em Thành và Thủy phải đem đồ chơi ra chia. Điều đó khiến cho hai anh em cảm thấy buồn bã, đớn nhận ra sự thật rằng cả hai sắp phải chia tay. Tác giả đã miêu tả vô cùng tinh tế những cử chỉ, hành động của hai nhân vật: “Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh; cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều, khóc cả đêm. Còn Thành nghe tiếng khóc tức tưởi của em, cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. Thành nhớ lại những kỉ niệm đã qua khi gia đình còn hạnh phúc, hai anh em rất yêu thương nhau. Hồi còn học lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng về bị xoạc một miếng áo to, vì sợ mẹ đánh mà không dám về nhà. Nghe lũ bạn mách, Thủy đã chạy ra sân vận động vá lại áo cho anh. Từ đó, chiều nào, Thành cũng đi đón em và giúp em học”. Đọc đến đây, người đọc chắc chắn vô cùng cảm động trước tình cảm sâu sắc của Thành và Thủy.

Tiếp đến, cảnh tượng chia đồ chơi mới thật sự cho chúng ta thấy hết được tình cảm anh em. Thành nhường hết toàn bộ độ chơi cho em dù chẳng có gì nhiều. Chỉ có duy nhất hai con Em Nhỏ và Vệ Sĩ là Thủy không muốn chia cắt chúng. Nhưng nếu như không có con Vệ Sĩ gác cho thì Thành sẽ không ngủ được. Điều đó khiến Thủy không khỏi băn khoăn. Hình ảnh hai con búp bê cũng chính là hình ảnh của gia đình sum họp, sự gắn bó của hai anh em. Thủy không muốn hai con búp bê phải xa nhau, cũng giống như Thủy và anh trai vậy.

Sakhi chia đồ chơi, Thành đưa Thủy đến trường chia tay thầy cô, bạn bè. Thủy đứng ngoài cửa thấy cô giáo đang say sưa giảng bài. Em cắn chặt môi im lặng, mắt đăm đăm nhìn khắp sân trường rồi bật khóc thút thít. Cô giáo nhận ra em và kêu em vào lớp học. Cô tặng cho em một cái bút máy nắp vàng và một quyển sổ. Nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học. Cô giáo và các bạn đều xót xa cho Thủy. Với một đứa trẻ, điều quan trọng nhất là được đến trường học tập, vui chơi. Nhưng Thủy lại không được tiếp tục đi học nữa. Với chi tiết này, tác giả muốn khẳng định tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi đứa trẻ.

 

Truyện kết thúc khi hai anh em trở về nhà, nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, mấy người hàng xóm đang giúp khuân đồ lên xe. Cuộc chia tay xảy ra thật đột ngột khiến cả hai đều bất ngờ. Thủy quyết định để con búp bê Vệ Sĩ lại cho anh. Tình yêu của cô bé dành cho anh trai thật cảm động. Bỗng nhiên Thủy chạy lại và đưa con Em Nhỏ cho anh, bắt anh phải hứa không bao giờ để chúng xa nhau. Hai con búp bê được ở bên cạnh cũng chính là mong ước của Thủy và Thành về cuộc sống hạnh phúc lúc trước.

Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã khiến cho bất cứ người đọc nào cũng cảm thấy xúc động. Nó khiến cho người đọc nhận ra: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mỗi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại những tình cảm tự nhiên, trong sáng.

Hok tốt nha bn

 

13 tháng 3 2022

câu bị động đâu bạn 

 

12 tháng 3 2022

tham khảo

Cuộc chia tay của những con búp bê là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Khánh Hoài. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.

Truyện được sáng tác năm 1992. Sau đó, truyện được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ - văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen - Thụy Điển tổ chức vào năm 1992.

Nhân vật chính trong truyện hai anh em Thành và Thủy - đều hết mực yêu thương nhau. Nhưng vì bố mẹ ly hôn nên hai anh em không thể tiếp tục sống với nhau được nữa. Trước ngày chia tay, mẹ ra lệnh cho cả hai phải chia đồ chơi. Thành dành hầu hết số đồ chơi cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu và ngay cả hai con búp bê là Em Nhỏ và Vệ Sĩ. Ngày hôm sau, Thành đưa Thủy đến trường để chia tay cô giáo và bạn bè. Cô tặng cho Thủy một quyển sổ và một chiếc bút mực nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học nữa. Khi hai anh em về đến nhà thì đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.

Truyện được mở đầu với lời yêu cầu của người mẹ về việc hai anh em Thành và Thủy phải đem đồ chơi ra chia. Điều đó khiến cho hai anh em cảm thấy buồn bã, đớn nhận ra sự thật rằng cả hai sắp phải chia tay. Tác giả đã miêu tả vô cùng tinh tế những cử chỉ, hành động của hai nhân vật: “Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh; cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều, khóc cả đêm. Còn Thành nghe tiếng khóc tức tưởi của em, cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. Thành nhớ lại những kỉ niệm đã qua khi gia đình còn hạnh phúc, hai anh em rất yêu thương nhau. Hồi còn học lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng về bị xoạc một miếng áo to, vì sợ mẹ đánh mà không dám về nhà. Nghe lũ bạn mách, Thủy đã chạy ra sân vận động vá lại áo cho anh. Từ đó, chiều nào, Thành cũng đi đón em và giúp em học”. Đọc đến đây, người đọc chắc chắn vô cùng cảm động trước tình cảm sâu sắc của Thành và Thủy.

Tiếp đến, cảnh tượng chia đồ chơi mới thật sự cho chúng ta thấy hết được tình cảm anh em. Thành nhường hết toàn bộ độ chơi cho em dù chẳng có gì nhiều. Chỉ có duy nhất hai con Em Nhỏ và Vệ Sĩ là Thủy không muốn chia cắt chúng. Nhưng nếu như không có con Vệ Sĩ gác cho thì Thành sẽ không ngủ được. Điều đó khiến Thủy không khỏi băn khoăn. Hình ảnh hai con búp bê cũng chính là hình ảnh của gia đình sum họp, sự gắn bó của hai anh em. Thủy không muốn hai con búp bê phải xa nhau, cũng giống như Thủy và anh trai vậy.

Sakhi chia đồ chơi, Thành đưa Thủy đến trường chia tay thầy cô, bạn bè. Thủy đứng ngoài cửa thấy cô giáo đang say sưa giảng bài. Em cắn chặt môi im lặng, mắt đăm đăm nhìn khắp sân trường rồi bật khóc thút thít. Cô giáo nhận ra em và kêu em vào lớp học. Cô tặng cho em một cái bút máy nắp vàng và một quyển sổ. Nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học. Cô giáo và các bạn đều xót xa cho Thủy. Với một đứa trẻ, điều quan trọng nhất là được đến trường học tập, vui chơi. Nhưng Thủy lại không được tiếp tục đi học nữa. Với chi tiết này, tác giả muốn khẳng định tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi đứa trẻ.

Truyện kết thúc khi hai anh em trở về nhà, nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, mấy người hàng xóm đang giúp khuân đồ lên xe. Cuộc chia tay xảy ra thật đột ngột khiến cả hai đều bất ngờ. Thủy quyết định để con búp bê Vệ Sĩ lại cho anh. Tình yêu của cô bé dành cho anh trai thật cảm động. Bỗng nhiên Thủy chạy lại và đưa con Em Nhỏ cho anh, bắt anh phải hứa không bao giờ để chúng xa nhau. Hai con búp bê được ở bên cạnh cũng chính là mong ước của Thủy và Thành về cuộc sống hạnh phúc lúc trước.

Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã khiến cho bất cứ người đọc nào cũng cảm thấy xúc động. Nó khiến cho người đọc nhận ra: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mỗi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại những tình cảm tự nhiên, trong sáng.

25 tháng 4 2021

 Qua tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn , dường như tác giả đã khắc họa thành công và rõ nét nhất bản chất xấu xa , bỉ ổi của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân hộ đê khốn khổ. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật , "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phụ mẫu "lòng lang dạ thú". Khi con dân mình đang "chân lấm tay bùn , trăm lo nghìn sợ , đem thân hèn yếu mà đối với sức nước" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Quan chễm chệ ngồi trong đình , đèn thắp sáng trưng , đình cao vững chãi , kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp. Bên cạnh quan , bát yến hấp đường phèn , hai bên nào đồng hồ vàng , nhiều vật quý sang trọng khác. Quan như không hề hay biết đến tình cảnh thảm thương của dân chúng. Xây dựng hình ảnh quan phụ mẫu , Phạm Duy Tốn muốn tố cáo bản chất ích kỉ , tàn nhẫn , không có trách nhiệm với nhân dân. Qua đây , ta thấy "Sống chết mặc bay" đã lên án thái độ vô trách nhiệm , bàn quan của tên quan phụ mẫu , đồng thời thấy được niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với người dân khốn khổ lúc bấy giờ. 

25 tháng 4 2021

cảm ơn bạn nhé!!!

25 tháng 11 2016

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

25 tháng 11 2016

Ai cũng có một quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, tiếng cựa mình thức giấc cảu chồi non, tiếng quê hương tôi đang dần thay da đổi thịt. Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sương, sớm tối cần mẫn trên cánh đồng.Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.Mai sau, dù có đi đâu xa tôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất này như nhớ tới người mẹ hiền luôn ôm ấp tôi vào lòng vậy. Mỗi người chúng ta dù già hay trẻ dù giàu sang hay nghèo đói tì vẫn có tình cảm đặc biệt với quê hương mình vì:

” Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

Từ trái nghĩa: Già – trẻ, giàu sang – nghèo đói.

Viết đoạn văn nêu cách hiểu của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu bị động (Gạch chân dưới câu bị động đó)

                                                                              Bài làm 

         Từ xưa tới nay  ta đã được ông bà , cha mẹ , thầy cô đã căn dặn chúng ta chỉ trong mọi hoàn cảnh nào cuộc sống nào thì ta cũng phải sống thật lương thiện , sống tốt đẹp , tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm chất của mình . Kinh nghiện này đã được nhân gian đúc kết thành câu tục ngữ " Đói cho sạch , rách cho thơm ". Vậy thường có rất nhiều người thường đặt ra câu hỏi :

đói , sạch , rách , thơm vì sao ? Vì ta thấy đói sạch ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người . Còn sạch là tình cảnh nghèo nàn , rách nát . Thơm có nghĩa là đẹp  đẽ , sạch sẽ . Câu tục ngữ đó đã  đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa , đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất , cao quý nhất của con người . Ta thấy đấy trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều người nghèo , hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nổ lực , chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận . Họ không hề nghĩ ăn cắp , ăn trộm , tài sản của bất kì ai đó để làm giàu cho bản thân . Thật đáng quý trọng , đáng trân trọng !Thật vậy nét đẹp tâm hồn là cái mà con người cần giữ gìn . Người có tâm hồn trong sáng sẽ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống .

                          Cậu tự tìm câu bị động nhé ( mình ngạy)

                                            Chúc cậu học tốt ( nhớ .k đúng cho mình)

1 tháng 4 2020

Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

#tham khảo #

chúc bạn học tốt

7 tháng 12 2021

giúp mình với,mình đang cần gấpkhocroi

7 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Trong số những tác phẩm văn học ,bài thơ "Tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình thương mến bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ. 

Từ đồng nghĩa ko hoàn toàn: In đậm nghiêng

21 tháng 2 2019

Một năm...Hai năm...Ba năm... đã lâu rồi tôi mới trở về quê hương và một ngày cuối năm. Mùa xuân! Bầu trời quê tôi như bớt đi những sắc mây u ám, ló rạng những tia nắng vàng ấm áp. Những chồi lá non đang dần hé nở trên cành cây sau một giấc ngủ đông dài. Cánh hoa xuân khẽ rung rinh trong làm gió nhẹ, khoe sắc hương đón chào mùa mới sang. Những chú chim non uống những giọt sương lên còn đọng lại trên là rồi líu lo cất tiếng hót vang xa. Quê hương ơi! xuân đã về trong náo nức của môn loài